Giải đáp thắc mắc: Ung thư dạ dày có lây không?

Bệnh ung thư dạ dày có lây không là thắc mắc của không ít người mắc bệnh này và cả những người đang chăm sóc bệnh nhân. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao nên cần có biện pháp phòng tránh từ sớm để ngăn ngừa được các hệ luỵ xấu có thể xảy ra. Sau đây GHV KSol sẽ giải đáp chi tiết về thắc mắc ung thư dạ dày có lây không trong bài viết này.

Xem thêm:

1. Một số điều về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào của dạ dày phát triển một cách mất kiểm soát, tạo thành các khối u tại dạ dày, có thể lan ra xung quanh và di căn đến các cơ quan xa hơn trong cơ thể. Căn bệnh này là một trong những bệnh ung thư phổ biến trên thế giới, có tỷ lệ đứng thứ 3 ở nam giới và đứng thứ 4 ở nữ giới. Tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi của nam giới gấp đôi nữ giới. 

Triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường mơ hồ, không rõ ràng, gần như không có triệu chứng cụ thể. Ở giai đoạn sau khi tế bào ung thư tiến triển, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: gầy yếu, sụt cân; ợ hơi, ợ chua; đau bụng; buồn nôn hoặc nôn; nôn ra máu; nuốt nghẹn…

ung-thu-da-day-co-lay-khong-2
Đau bụng trong thời gian dài là một trong những triệu chứng điển hình khi mắc ung thư dạ dày

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày, bao gồm: các tổn thương tiền ung thư, nhiễm vi khuẩn HP, béo phì, nhóm máu, có tiền sử phẫu thuật dạ dày, tuổi tác, chế độ ăn uống…

2. Ung thư dạ dày có lây không?

Bệnh ung thư dạ dày có lây không là băn khoăn của không ít bệnh nhân, người thân hoặc người chăm sóc bệnh nhân hàng ngày. Bởi cũng có không ít trường hợp có những người sống trong cùng một gia đình, sống gần nhau đều bị ung thư dạ dày dù không cùng huyết thống.

Ung thư dạ dày có lây không?

Để giải đáp được câu hỏi này, đầu tiên mọi người cần phải hiểu cơ chế bệnh sinh của ung thư dạ dày thường xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong dạ dày. Chính điều này đã làm mất đi sự cân bằng trong chu kỳ hoạt động của các tế bào, dẫn đến việc các tế bào sản sinh mất kiểm soát và tạo thành các khối u ác tính. 

Các chuyên gia khẳng định rằng, ung thư dạ dày không phải là một bệnh có thể lây nhiễm từ người qua người, chưa có bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều đó. Kể cả những khi chăm sóc những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối và kề cận hàng ngày cũng không thể xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Tuy nhiên, nhiều người đặt vấn đề bệnh ung thư dạ dày có lây không chính là do vi khuẩn HP. Thực tế cho thấy những người có vi khuẩn HP trong dạ dày thường có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn so với người bình thường. Bởi HP là yếu tố hàng đầu gây ra các bệnh lý ở dạ dày như đau thượng vị, viêm loét dạ dày… Vi khuẩn này có thể sinh sống và sản sinh nhanh chóng trong môi trường acid dạ dày, rất khó để loại bỏ hoàn toàn chúng nên thường dẫn đến các bệnh lý mãn tính, khiến dạ dày tổn thương nhiều hơn và có khả năng tiến tiến thành ung thư.

Có nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu chỉ nhiễm HP từ những bệnh nhân ung thư dạ dày vẫn không đủ để gây ung thư trên những người lành. Bởi ngoài yếu tố do vi khuẩn HP thì còn nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến bệnh như: chế độ ăn uống, tuổi tác, tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó, nhóm máu, môi trường sống… Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người qua người thông qua ăn uống như sử dụng chung thìa, bát đũa… do vậy nếu nghi ngờ bản thân hay người thân mắc vi khuẩn HP, bạn nên xem xét đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.

ung-thu-da-day-co-lay-khong
Ung thư dạ dày không lây khi chăm sóc người bệnh

Ung thư dạ dày có lây từ mẹ sang con trong quá trình mang thai không?

Cũng có nhiều người thắc mắc là ung thư dạ dày lây qua đường nào? Có Có rất ít trường hợp ghi nhận phụ nữ mang thai bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên nếu có mắc, tế bào ung thư có thể đi vào máu, theo dòng máu đến nhau thai nhưng thường rất hiếm khi xảy ra và đứa trẻ sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu người mẹ khi mang thai mắc ung thư dạ dày thì có một vấn đề nan giải đó là có nên điều trị ung thư dạ dày hay không. Bởi khi đó, người mẹ cần phải điều trị bằng các phương pháp như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị… các phương pháp hầu hết đều ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. 

Do vậy, một là bắt buộc phải đình chỉ thai trước khi điều trị, hai là chờ đến khi sinh con xong mới điều trị. Trong trường hợp sinh con xong vô hình chung sẽ làm trì hoãn thời gian điều trị, tạo cơ hội cho tế bào ung thư tiến triển đến giai đoạn muộn, gây ra những hậu quả nặng nề cho người mẹ. 

3. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày

Như đã đề cập ở phần trên, nguyên nhân gây ung thư dạ dày chưa được xác định rõ, nhưng có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Khi đã hiểu một cách rõ ràng ung thư dạ dày có lây không, bạn cũng nên biết cách để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

Một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng sẽ giúp bạn phòng ngừa được nhiều bệnh, đặc biệt là ung thư dạ dày:

  • Hạn chế ăn các món mặn, các món muối chua, thực phẩm hun khói, thức ăn nhanh, thịt cá ướp muối hay các chiên xào nhiều dầu mỡ.
  • Ăn uống lành mạnh bằng cách tăng cường các chất xơ, vitamin và khoáng chất từ rau xanh, củ quả có màu sắc sặc sỡ và ăn các món luộc hấp.
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi, ưu tiên lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn, tránh sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc.
  • Bổ sung ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, có thể sử dụng nước lọc hoặc các loại nước ép rau củ, nước ép trái cây và tránh nước ngọt có ga.
ung-thu-da-day-co-lay-khong-1
Để phòng ngừa ung thư dạ dày, bạn hãy tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ ăn uống, thực hiện thói quen sinh hoạt khoa học cũng là cách để bạn phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày hiệu quả:

  • Bạn nên trì thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Nên sử dụng vật dụng cá nhân riêng như bát đĩa, thìa muỗng, cốc chén, bàn chải đánh răng để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Tránh lạm dụng bia rượu, thuốc lá và các chết kích thích để tránh gây kích ứng lên dạ dày.
  • Duy trì thói quen tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

Điều trị sớm khi nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn này có liên quan đến dạ dày, nếu đã được chẩn đoán xác định là nhiễm HP thì bạn nên điều trị triệt để theo phác đồ do bác sĩ chỉ định. Đặc biệt nên có chế độ ăn tác riêng với những người thân trong gia đình và sau khi điều trị xong thì nên đi thăm khám định kỳ.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Qua bài viết trên, hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ bệnh ung thư dạ dày có lây không. Từ đó bạn sẽ có chủ động hơn trong việc điều trị, phòng ngừa cũng như giúp đỡ các bệnh nhân ung thư. Nếu cần hỗ trợ về sức khỏe ung bướu, bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1800 6808 để được các dược sĩ của GHV KSol tư vấn chi tiết.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL