Giải đáp từ chuyên gia: Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Ung thư dạ dày có nên mổ không là thắc mắc của không ít người khi phát hiện ra mình mắc căn bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến và vô cùng nguy hiểm này. Trong các phương pháp điều trị, mổ cắt dạ dày do ung thư được nhiều bác sĩ chỉ định thực hiện. GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày và giải đáp câu hỏi ung thư dạ dày có nên mổ không qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư dạ dày

Dạ dày là cơ quan tiêu hoá, nằm ở vị trí cầu nối giữa thực quản và ruột non. Thức ăn sau khi đi qua thực quản, sẽ đi xuống dạ dày và được nghiền nhỏ, sau đó đẩy xuống ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng. 

Ung thư dạ dày là tình trạng khi các tế bào cấu trúc bình thường trong dạ dày có hiện tượng tăng sinh một các không kiểm soát. Sự bất thường này sẽ tạo khối u ác tính trong dạ dày, nếu không phát hiện sớm chúng sẽ xâm lấn các cơ quan lân cận hoặc di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư dạ dày có thể tiến triển dọc theo thành dạ dày và đi tới thực quản, ruột non. Ngoài ra, khối u ác tính ở giai đoạn muộn có thể lan rộng qua thành dạ dày, xâm lấn sang hạch bạch huyết, gan, phổi, tuyến tụy, đại tràng, buồng trứng, các hạch thượng đòn…

ung-thu-da-day-co-nen-mo-khong
Ung thư dạ dày là căn bệnh ung thư đường tiêu hoá vô cùng nguy hiểm

Các dấu hiệu điển hình cảnh báo ung thư dạ dày, bao gồm:

  • Đau dạ dày thường xuyên: Cơn đau chủ yếu ở vùng thượng vị, các cơn đau ban đầu âm ỉ, sau dữ dội.
  • Ợ nóng: Xuất hiện triệu chứng ợ nóng kèm cảm giác nóng rát, buồn nôn và đau ngực. 
  • Sụt cân đột ngột: Khi khối u ác tính phát triển nhanh, sẽ khiến người mệt mệt mỏi, suy nhược cơ thể khiến người bệnh bị sụt cân đột ngột.
  • Chán ăn: Nếu một người đang ăn luôn ngon miệng, đột nhiên thấy chán ăn thì có thể là dấu hiệu có khối u trong dạ dày.
  • Khó nuốt: Khi nối u trong dạ dày xâm lấn thực quản, sẽ khiến cho người bệnh bị khó nuốt, cổ họng tắc nghẽn, cảm giác muốn ho sặc…
  • Nhanh no: Triệu chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của ung thư dạ dày, do khối u chèn ép khiến bụng bị chướng, gây cảm giác nhanh no.
  • Phân lẫn máu: Đây là dấu hiệu nhận thấy có hiện tượng sưng viêm từ khối u trong dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày

Theo các chuyên gian, nguyên nhân cụ thể gây bệnh ung thư dạ dày vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu và quan sát cộng động cho thấy, ung thư dạ dày có thể được gây ra bởi một số yếu tố có thể kể đến như: 

  • Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài mà không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo đó các biến đổi dị sản của tế bào, các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Tình trạng loạn sản nếu kéo dài cuối cùng cũng sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
  • Vi khuẩn HP: Đây là loại vi khuẩn được coi là nguyên nhân có thể gây ung thư dạ dày do chúng làm teo niêm mạc dạ dày mãn tính, gây ra các tổn thương tiền ung thư.
  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những người ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối như rau dưa muois, thịt cá ướp muối, thịt nướng, thịt hun khói… đều có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
  • Những người béo phì: Theo các chuyên gia những người có tỷ lệ vừa vặn sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hơn những người thừa cân béo phì.
  • Do di truyền: Bệnh ung thư dạ dày thì cũng có thể liên quan đến một số hội chứng di truyền. Do đó, nếu có người thân mắc bệnh này, bạn nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ.

2. Ung thư dạ dày có nên mổ không?

Khi nhận được kết quả chẩn đoán mắc ung thư dạ dày từ bác sĩ, không ít bệnh nhân hoang mang là lo lắng, trong đó ung thư dạ dày có nên mổ không được nhiều người bệnh quan tâm nhất. Theo các chuyên gia, phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng nhất trong điều trị ung thư, đặc biệt là khi còn ở giai đoạn sớm. Phẫu thuật có thể sẽ triệt căn loại bỏ hoàn toàn khối u khi chúng chưa xâm lấn, di căn.

ung-thu-da-day-co-nen-mo-khong-2
Ung thư dạ dày có nên mổ không là thắc mắc của không ít người bệnh mắc phải căn bệnh này

Nếu trong trường hợp ở giai đoạn bệnh không thể điều trị triệt căn, các bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật để loại bỏ phần lớn các tế bào ung thư ác tính, giúp giảm tình trạng khối u chèn ép, tăng thời gian sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. 

Đối với bệnh ung thư dạ dày, phương pháp điều trị bằng phẫu thuật gần như là được chỉ định bắt buộc ở mọi giai đoạn, chỉ khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân không cho phép thì sẽ có sự theo dõi thêm. Chính vì vậy, sau khi nhận được kết quả chẩn đoán, bệnh nhân cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, phẫu thuật càng sớm càng tốt. Bên cạnh phẫu thuật, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thêm phương pháp xạ trị, hoá trị hoặc kết hợp đồng thời các phương pháp với nhau để đưa ra phác đồ hiệu quả nhất. 

Ung thư dạ dày có nên mổ không – Các phương pháp phổ biến hiện nay

Phẫu thuật (mổ) là một phương pháp điều trị phổ biến và quan trọng trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày và tiến hành nạo vét hạch lân cận khu vực có khối u ung thư phát triển. 

Đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm và có đủ điều kiện sức khoẻ, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật kết hợp cùng các phương pháp điều trị khác như: hoá trị, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch… Phẫu thuật được xem là cơ hội duy nhất giúp người bệnh ung thư dạ dày được chữa khỏi hoặc kéo dài thời gian sống.

Tuỳ thuộc vào từng giai đoạn bệnh, tình hình sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật phẫu thuật khác nhau, cũng như các biện pháp điều trị bổ trợ khác nhau. Các kỹ thuật trong phẫu thuật ung thư dạ dày thường được chỉ định như:

Phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi cắt bỏ lớp niêm mạc hoặc dưới niêm mạc, chủ yếu được áp dụng với những ung thư dạ dày giai đoạn rất sớm. Theo đó, khối u ác tính sẽ được cắt bỏ thông qua ống nội soi được luồn qua cổ họng của bệnh nhân. Phẫu thuật nội soi cắt ung thư dạ dày là rất khó, đòi hỏi các bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao và kỹ thuật thành thạo. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít bệnh viện chuyên khoa làm được phẫu thuật này.

Phẫu thuật cắt một phần dạ dày

Dạng phẫu thuật này thường áp dụng với các bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn sớm, khi mà kích thước khối u còn nhỏ và chưa bị xâm lấn di căn. Các bác sĩ sẽ chỉ định cắt phần đoạn dạ dày có chữa khối u ác tính, có thể là cắt 2/3 dạ dày, cắt 3/4 dạ dày, cắt 4/5 dạ dày.

Ưu điểm của phẫu thuật cắt một phần dạ dày là sau khi phẫu thuật vẫn có thể thực hiện được các chức năng bình thường. Tuy nhiên, có nhược điểm là ung thư rất dễ tái phát sau mổ.

Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày

Những trường hợp bệnh nhân được chỉ định cắt toàn bộ dạ dày khi: 

  • Khối u ác tính đã di căn nhưng chưa xác định di căn đến cơ quan nào trong cơ thể.
  • Phát hiện bệnh ung thư dạ dày khi đã ở giai đoạn muộn và di căn đến các cơ quan xa.

Việc áp dụng cắt toàn bộ dạ dày trong điều trị có khả năng triệt căn rất tốt, tuy nhiên lại có nhược điểm lớn đó là gây tử vong cao và rối loạn dinh dưỡng sau mổ khá nặng nề. 

ung-thu-da-day-co-nen-mo-khong-3
Phẫu thuật cắt ung thư dạ dày kết hợp với các phương pháp điều trị khác có thể kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân

Quá trình chuẩn bị và thực hiện phẫu thuật ung thư dạ dày

Chuẩn bị trước phẫu thuật

  • Bệnh nhân sẽ thăm khám trước khi phẫu thuật vài ngày, thực hiện một số kỹ thuật thăm khám để đánh giá sức khỏe tổng quát tuỳ độ tuổi và bệnh lý kèm theo, đảm bảo đủ sức khoẻ khi phẫu thuật, xét nghiệm máu…
  • Bệnh nhân nên hoà dung dịch sát trùng Betadine vào nước để tắm vào đêm trước và sáng ngày tiến hành mổ.
  • Bệnh nhân phải nhịn ăn uống từ đêm trước ngày mổ, trừ các loại thuốc được bác sĩ cho phép sử dụng với ít nước vào sáng ngày tiến hành mổ. Đối với bệnh nhân bị hẹp môn vị (tắc đường ra của dạ dày) thì cần phải thêm bước rửa dạ dày.

Thực hiện phẫu thuật

  •  Cắt đoạn dạ dày:

+ Bác sĩ sẽ mổ cắt đi phần dưới của dạ dày và các hạch lân cận.

+ Khi đã cắt đi phần dưới dạ dày và tá tràng thì phần đầu ruột non sẽ được bộc lộ, khâu lại. Phần dạ dày còn lại sẽ được kéo xuống nối với ruột non.

  • Cắt toàn bộ dạ dày:

+ Bác sĩ sẽ cắt đi toàn bộ dạ dày.

+ Sau đó nối trực tiếp thực quản với ruột non.

Tái phát sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Tái phát tại phần dạ dày còn lại không cắt

Tái phát sớm: Là trường hợp tái phát sớm trong 1 – 2 năm đầu sau mổ, nguyên nhân do cắt không hết các tổ chức ung thư trong thành dạ dày. Để tránh tái phát sớm, bác sĩ thường xác định sẽ cắt trên và dưới khối ung thư chính xác khi phẫu thuật.

Tái phát muộn: Là ung thư phần dạ dày không cắt còn lại nhưng xuất hiện từ năm thứ 3 sau khi mổ. Trường hợp tái phát trong năm thứ 3 và năm thứ 4 sau mổ có thể do lần mổ trước chưa cắt hết, tế bào ung thư bị bỏ sót ở thành dạ dày hoặc do khối u mới hình thành ở phần dạ dày còn lại, chúng phát triển biệt lập với khối u ác tính đã được cắt bỏ. Nếu tái phát muộn hơn sau 5 năm mổ là do khối u mới hình thành, tức là tế bào ung thư trước đó đã được loại bỏ hết nhưng phần dạ dày còn lại vẫn còn mầm mống gây ung thư.

Tái phát ngoài phần dạ dày còn lại không cắt

Đây là tình trạng tái phát do tế bào ung di căn và xâm lấn sang các tổ chức ở thành dạ dày. Chúng di căn theo hệ hạch bạch huyết, sau đó di căn theo đường máu đến các cơ quan khác như gan, não, phổi… Chính vì vậy, khi mổ ung thư dạ dày, việc nạo vét hạch là vô cùng quan trọng. Các nhóm hạch cần nạo vét sạch gồm: nhóm hạch nách, nhóm hạch vành vị, nhóm hạch gan.

Ung thư dạ dày có nên mổ không – Mổ ung thư dạ dày ở đâu tốt nhất?

Để chữa trị ung thư dạ dày được tốt nhất, cơ sở y tế chuyên khoa cần đáp ứng được các tiêu chí như:

  • Quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bệnh ung thư dạ dày.
  • Có đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm.
  • Phác đồ điều trị chuyên biệt cho từng người bệnh, toàn diện và hiệu quả.
  • Trang thiết bị máy móc hiện đại giúp tối ưu hiệu quả điều trị.
  • Chế độ chăm sóc chu đáo, tận tình, mang đến cho bệnh nhân sự thoải mái nhất để nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

3. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư dạ dày

Bệnh nhân và người nhà nên lưu ý một số vấn đề chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày như sau:

Theo dõi biến chứng

Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như: xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng vết mổ, rò miệng nối thực quản, chướng bụng, đầy hơi… Khi có những dấu hiệu bất thường đó, bệnh nhân cũng như người nhà cần thông báo ngay cho các bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, cần lưu ý vệ sinh vết mổ thường xuyên để tránh tình trạng viêm nhiễm. 

Trước khi ra viên, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về quy trình chăm sóc bệnh nhân sau mổ, hướng dẫn cách sử dụng thuốc được bác sĩ kê đơn và xử lý các biến chứng có thể xảy ra. 

ung-thu-da-day-co-nen-mo-khong-1
Người bệnh sau mổ ung thư dạ dày nên ăn những thức ăn mềm như cháo, súp

Dinh dưỡng sau mổ ung thư dạ dày

Những ngày đầu sau mổ ung thư dạ dày, do chưa có nhu động ruột nên người bệnh sẽ được nuôi dưỡng bằng dịch truyền. Tuỳ vào tình trạng bệnh lý và dạng phẫu thuật mà các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh nên ăn uống như thế nào cho hợp lý và khi nào có thể ăn được. 

Trong những ngày đầu được ăn, nguyên tắc ăn uống dành cho bệnh nhân ung thư dạ dày sau mổ đó là: ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hoá như cháo, súp, canh… Sau đó, chuyển từ từ sang chế độ ăn có mức độ đặc dần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu gặp biểu hiện bất thường như ợ hơi, khó tiêu, chướng bụng… cần báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn biện pháp xử lý.

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt

Bệnh nhân sau khi mổ ung thư dạ dày cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi thích hợp, vận động nhẹ nhàng để tránh dịch tắc ruột, đồng thời tránh vận động mạnh và lao động quá sức. 

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức về vấn đề “ung thư dạ dày có nên mổ không?”. Hy vọng rằng, với những thông tin đó thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về sức khỏe ung bướu, bạn vui lòng liên hệ lên tổng đài miễn cước 1800 6808 để được các bác sĩ của GHV KSol tư vấn.

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư