[Gợi ý] Bệnh nhân ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Khi bị bệnh ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về chủ đề bệnh nhân ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì?

XEM THÊM:

1. Tổng quan về bệnh ung thư da

1.1. Ung thư da là gì?

Ung thư da là căn bệnh xảy ra khi các tế bào biểu bì ở trong cơ thể phát triển một cách lộn xộn không tuân theo trật tự vốn có, từ đó dẫn đến sự hình thành nên các khối u.

Hiện nay, có hai loại ung thư da thường gặp đó là:

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư da thường là những người sinh sống ở môi trường gần xích đạo, hoặc những nơi có các bức xạ và tia cực tím mạnh, gây ảnh hưởng trực tiếp lên da. Tỉ lệ mắc ung thư da có sự khác nhau giữa các chủng người, cao nhất là ở người da trắng, tiếp theo đó là những người da vàng và cuối cùng là đến người da đen.

1.2. Các giai đoạn phát triển của ung thư da

Ung thư da thường phát triển theo 4 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn 1: Tế bào ung thư chưa lan rộng ra lớp biểu bì hoặc lớp ngoài của da.
  • Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã bắt đầu lan sang các khu vực khác như lớp da dưới biểu bì và kích thước còn nhỏ dưới 2cm.
  • Giai đoạn 3: Kích thước tế bào ung thư ngày một tăng lên và lớn hơn 2cm nhưng chưa xâm lấn các mô khác.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư lớn và có kích thước trên 3cm, đã lan sang các phần khác trên cơ thể như là xương hay hạch bạch huyết.

1.3. Một số dấu hiệu của bệnh ung thư da

Khác với phần lớn những bệnh ung thư khác, một số triệu chứng ung thư da có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Cụ thể như là:

Da thô ráp, sờ cảm thấy sần sùi và đóng vảy

Nếu trên da xuất hiện những mảng thô ráp và đóng vảy, có màu nâu và dần chuyển sang hồng đậm thì nên thận trọng vì có nguy cơ bị ung thư da. Trong trường hợp những dấu hiệu này xuất hiện ở phần đầu, mặt, hai cánh tay thì tốt nhất nên đi khám sớm. Bởi đây có thể là một trong những triệu chứng của căn bệnh dày sừng, được biết đến như là một trong những tổn thương tiền ung thư da.

Da xuất hiện u tròn như ngọc, trong mờ giống sáp

Nếu phát hiện thấy nốt u tròn trên cơ thể với những đặc điểm sau thì cũng có nguy cơ cao bị ung thư da:

  • U hơi mềm, có hình dạng tròn như ngọc
  • Trong mờ và hơi có độ bóng giống sáp.
  • Dễ nhầm lẫn với mụn nhưng ở giữa lõm và không có nhân

Bên cạnh đó, vùng da bị tổn thương cũng dễ bị chảy máu hoặc nhìn thấy được các tia máu nhỏ gần trên bề mặt da.

Tổn thương màu đỏ, sờ thấy rắn chắc

Bệnh ung thư da cũng có thể được nhận biết thông qua những vùng tổn thương có màu đỏ, cứng và dễ lõm hoặc loét ở trung tâm và có xu hướng lan rộng ra các vùng xung quanh.

Đặc biệt, khu vực bị tổn thương còn có thể có những đặc điểm như:

  • Phát triển thêm một vòng mô khác nằm ở trong khu vực ban đầu.
  • Phát triển thành một mảng có tính rắn, giòn và có màu khác biệt.
  • Xuất hiện trong thời gian dài không lành lại.

Thông thường, hiện tượng này hay xảy ra ở vùng mặt, tai và cánh tay. Riêng với những người có da màu sẫm thì tổn thương có thể phát triển ở những vùng không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Xuất hiện các nốt ruồi có tính chất bất thường ở trên da

Bất cứ ai cũng có thể có nốt ruồi trên cơ thể. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các nốt ruồi này có những dấu hiệu bất thường như dưới đây thì có nguy cơ cao bị ung thư da:

  • Nốt ruồi phát triển dần dần thành các đốm nâu thẫm màu kèm theo các vệt lốm đốm sậm màu.
  • Nốt ruồi đột ngột thay đổi về kích thước hoặc màu sắc, có thể thấy nhói đau hoặc chảy máu khi chạm vào.

Lúc này, nên đến bệnh viện kiểm tra các chỉ số phát hiện ung thư, bao gồm các chỉ số sau:

  • A (Asymmetric): Nốt ruồi méo mó, không có tính đối xứng.
  • B (Border irregularity): Bờ nốt ruồi không đồng đều hoặc lan tràn.
  • C (Color variegation): Màu sắc của nốt ruồi không có sự đồng nhất.
  • D (Diameter): Đường kính lớn hơn 0,5 cm.
  • E (Enlargement/Evolution): Nốt ruồi có tính chất lan rộng hoặc tiến triển.

Các tổn thương trên da có màu sắc khác nhau (đỏ, trắng, xanh hoặc xanh đen) và không rõ viền

Nếu để ý thấy trên da đột nhiên xuất hiện những đốm tối màu nào bất thường, chạm vào có cảm giác đau thì cũng cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xác định chính xác tình trạng bệnh. Các vùng da nên được quan sát, kiểm tra thường xuyên bao gồm lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu các ngón tay, đầu các ngón chân, xung quanh âm đạo và hậu môn.

Mụn màu vàng, cứng

Một loại ung thư da hiếm gặp là ung thư biểu mô tuyến bã nhờn thường có dấu hiệu đặc trưng bởi các mụn cứng có màu vàng. Những nốt mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như là đầu, cổ, thân mình hoặc khu vực quanh bộ phận sinh dục.

U nhỏ có màu đỏ như thịt tươi hoặc tím bầm

Một khối u nhỏ có những đặc điểm sau rất có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh ung thư da:

  • Có màu đỏ thẫm, xanh, tím hoặc đỏ như là màu thịt tươi.
  • Nhìn giống như nốt nhọt nhỏ.
  • Lõm xuống ngay ở vị trí trung tâm.

Xuất hiện các mảng hoặc đốm lớn có màu đỏ và tím trên da

Các mảng hay đốm lớn có màu đỏ và tím nổi lên trên bề mặt da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư da Sarcoma Kaposi. Bệnh này rất hiếm gặp ở người bình thường và thường chỉ xảy ra ở những trường hợp có bệnh nền như bị HIV/AIDS hoặc đã từng trải qua ghép nội tạng.

Kaposi Sarcoma là loại ung thư da thường phát triển trong các mạch máu ở da, gây nên các tổn thương hoặc khối u không đau ở trên mặt hoặc chân.

ung-thu-da-nen-an-gi-va-kieng-an-gi
Ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Bệnh nhân ung thư da nên ăn gì?

2.1. Thực phẩm giàu Beta Caroten

Beta Caroten là chất dinh dưỡng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bằng cách chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Chế độ ăn có nhiều trái cây và rau quả giàu beta carotene có thể làm giảm được nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Beta carotene cũng có thể tăng cường khả năng chống lại nguy cơ mắc bệnh của hệ thống miễn dịch cơ thể.

Những loại thực phẩm có hàm lượng beta caroten phong phú như là các loại rau và trái cây có màu cam, bao gồm cà rốt, bí đỏ, khoai lang, dưa đỏ, mơ và xoài…

2.2. Bổ sung Lycopene tự nhiên

Lycopene có thể giúp bảo vệ làn da chống lại những tác hại của ánh nắng mặt trời. Một nghiên cứu vào năm 2010 tại Anh cho kết quả thấy những người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều lycopene sẽ ít bị cháy nắng hơn 40% so với người không sử dụng. Một số báo cáo nghiên cứu khác cũng đã cho kết quả về tương tự về mối liên hệ giữa sử dụng lycopene với việc giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau.

Có thể tìm thấy Lycopene có nhiều trong các thực phẩm như cà chua, dưa hấu, ổi, đu đủ, mơ, bưởi hồng, cam đỏ và nhiều loại thực phẩm khác.

2.3. Thực phẩm chứa Axit béo omega-3

Omega 3 là chất dinh dưỡng có khả năng ức chế COX-2 – một chất hóa học thúc đẩy quá trình viêm nhiễm của cơ thể cũng như sự tiến triển của ung thư da. Một số bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư da đã được chứng minh có mối liên hệ với các phản ứng viêm mãn tính của cơ thể. Do đó, bổ sung axit béo omega 3 sẽ giúp giảm phản ứng viêm cũng như nguy cơ ung thư da xuất hiện và tiến triển.

Các loại cá như cá hồi, cá mòi, cá thu, cá trích và cá ngừ albacore là những loại thực phẩm giàu omega-3. Bên cạnh đó, omega 3 còn có trong thành phần của một số loại hạt như quả óc chó và hạt lanh…

2.4. Polyphenol

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống trà xanh hoặc trà đen có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư da. Bởi vì các polyphenol trong trà có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và ức chế khối u một cách mạnh mẽ, đồng thời còn có khả năng sửa chữa ADN ở vùng da tiếp xúc với các tia cực tím, giảm bớt tổn thương tế bào. Một vài nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận rằng polyphenol trong trà có thể làm giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư da nếu uống khoảng bốn đến sáu cốc mới pha mỗi ngày.

2.5. Selen

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người sử dụng thường xuyên các thực phẩm có hàm lượng selen cao sẽ có nguy cơ bị ung thư thấp hơn 31% ở bất kỳ cơ quan nào và giảm 40% nguy cơ tử vong do ung thư so với những người không sử dụng. Do đó, người bệnh ung thư da nên sử dụng các thực phẩm giàu selen để giảm tốc độ tiến triển của bệnh.

Selen có nhiều trong các loại quả Brazil, thịt gà, trứng…

Vitamin C

Từ lâu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng một số đặc tính của vitamin C khiến nó trở nên độc hại đối với các tế bào ung thư. Mặc dù không ai đưa ra bằng chứng thuyết phục rằng nó ngăn ngừa ung thư da hoặc giảm tử vong do ung thư da, nhưng các nghiên cứu chung đã liên kết nồng độ vitamin trong máu cao hơn với nguy cơ tử vong do ung thư nói chung thấp hơn.

Tìm nó ở đâu : Nhận C của bạn từ cam, chanh, chanh, dâu tây, quả mâm xôi và một số loại rau, bao gồm rau xanh, bông cải xanh và ớt chuông.

2.6. Vitamin D

Bổ sung vitamin D cùng với canxi có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư da cũng như một số bệnh khác như ung thư vú, ruột kết và trực tràng. Người bệnh nên sử dụng vitamin D3, là dạng vitamin đem lại hiệu quả nhất.

Vitamin D có trong nhiều trong dầu có tuyết. Bên cạnh đó, vitamin D cũng có lượng nhỏ trong lòng đỏ trứng, gan bò và pho mát.

2.7. Vitamin E

Trong chế độ ăn uống, nếu bổ sung thêm loại vitamin này sẽ đem lại nhiều khả năng ngăn ngừa ung thư da đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị một cách hiệu quả. Vitamin E là chất chống oxy hóa có tác dụng giúp ngăn ngừa tác hại từ các gốc tự do, hấp thụ năng lượng có lợi từ tia UV, chống viêm mạnh và cải thiện chức năng hoạt động của da và tĩnh mạch như hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, nên bổ sung vitamin E từ tự nhiên và với lượng vừa đủ. Để tránh tình trạng dư thừa có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như bầm tím, chảy máu…

Các nguồn thực phẩm giàu vitamin E bao gồm một số loại hạt khác như là hạnh nhân, hướng dương và các loại rau bina, đậu nành và mầm lúa mì.

2.8. Kẽm

Kẽm là một vi chất giúp cho hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả để chống lại các tế bào ung thư và một số bệnh khác. Chất này giúp tăng cường khả năng chống oxy . Đồng thời kẽm cũng tăng cường lượng protein tham gia vào quá trình sửa chữa ADN và giảm các tổn thương có thể dẫn đến ung thư.

Hàm lượng kẽm cao có trong thịt bò và thịt cừu, các loại đậu như hummus, đậu gà, đậu lăng và đậu đen…

Sau khi đã biết được một số loại thực phẩm mà người bệnh ung thư da nên ăn thì hãy cùng tìm hiểu thêm về những loại thực phẩm nên kiêng.

3. Bệnh nhân ung thư da nên kiêng ăn gì?

3.1. Thực phẩm sống, chưa được nấu chín

Đối với người khỏe mạnh bình thường thì các loại đồ ăn sống hoặc chưa được nấu chín như gỏi cá, tiết canh, thịt tái… luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe như làm rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường ruột hay thậm chí dẫn tới nhiều bệnh ở những cơ quan khác nhau trong cơ thể như: mắt, não, tủy sống…

Còn đối với những người bệnh ung thư nói chung và ung thư da nói riêng thì khi mà ăn những loại thực phẩm tái, sống này thì đặc biệt có hại cho sức khỏe. Đó là do người bệnh ung thư thường có sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch suy giảm hơn nhiều so với bình thường.

3.2. Đồ ăn lên men

Một số thực phẩm lên men như là: dưa muối, cà muối, bắp cải hay su hào muối thường được nhiều người ưa thích vì chúng đem lại ngon miệng, dễ ăn.

Tuy nhiên, người bệnh ung nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm đã lên men được vì chúng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức, có thể khiến sức khỏe tổng thể của cơ thể ngày càng yếu đi.

Sử dụng nhiều đồ ăn lên men có vị rất chua hay nồng độ axit quá cao có thể dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, đồng thời tăng nguy cơ bị loãng xương và có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào ung thư.

3.3. Thực phẩm bị nấm mốc

Nhiều loại thực phẩm rất dễ bị phân hủy và bị mốc nếu như không được bảo quản đúng cách, ví dụ là: lạc mốc, gạo mốc, các loại hạt đỗ, các loại bánh…

Những loại thực phẩm bị mốc này sẽ có độc tính cao nếu như đi vào cơ thể con người. Một trong những độc tố nguy hiểm đó là Aflatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong các loại thực phẩm bị mốc.

Khi Aflatoxin đi vào cơ thể có thể gây rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, hình thành các khối u mới, gây rối loạn chức năng sinh dục… Do vậy, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm bị nấm mốc. Nếu phát hiện ra thực phẩm mà bạn đang sử dụng đang bị mốc thì hãy dừng sử dụng ngay lập tức.

3.4. Thực phẩm không đảm bảo chất lượng

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ số lượng lớn các loại thực phẩm từ nguyên liệu tươi sống cho đến các món ăn đã chế biến sẵn, nhiều người kinh doanh đã không ngần ngại sử dụng những loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm bẩn để thu được lợi nhuận cao trong kinh doanh.

Có thể thống kê danh sách hàng loạt các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng đang hàng ngày, hàng giờ gây hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, trong đó có bệnh nhân ung thư da như là:

  • Các loại rau, củ, hoa quả còn dư lượng cao các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng…
  • Thịt, cá ươn nhưng được tẩm ướp hóa chất để khử mùi hôi thối và tăng thời gian bảo quản.
  • Các món ăn được tẩm ướp nhiều loại hóa chất bảo quản để kéo dài thời gian phân hủy như: xúc xích, pate, lạp xưởng…

4. Các phương pháp phòng ngừa ung thư da

ung-thu-da-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-1
Bôi kem chống năng đúng cách để phòng ngừa ung thư da

Để ngăn ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc phải ung thư da, thì nên lưu ý một số biện pháp sau:

  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
  • Sử dụng các loại quần áo dài tay, mũ hoặc kính râm để bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tia cực tím gây hại từ ánh nắng mặt trời.
  • Dùng đúng loại kem chống nắng để ngăn chặn sự tác hại của tia cực tím đối với da, đồng thời giảm nguy cơ bị tổn thương da do tác động ánh nắng mặt trời.
  • Thận trọng khi sử dụng một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho da, luôn tham khảo thật kỹ ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Đi khám chuyên khoa da liễu định kỳ hoặc khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bị ung thư da.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về thắc mắc ung thư da nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe. Hy vọng bài viết đã đem lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn đọc.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7