Mắc bệnh ung thư đại tràng có bị đau lưng không? Giải mã cùng chuyên gia
Nội dung bài viết
Khi bị ung thư đại tràng có bị đau lưng không là câu hỏi nhận được sự quan tâm. Ung thư đại tràng ngày càng trở nên phổ biến. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem ung thư đại tràng có bị đau lưng không trong bài viết này nhé!
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Tư vấn: Ung thư đại tràng có ăn được thịt bò không?
- Mách bạn: Ung thư đại tràng có ăn được sữa chua không?
1. Khi mắc bệnh ung thư đại tràng có bị đau lưng không?
Biểu hiện đau ở vùng thắt lưng có thể liên quan đến một số bệnh ung thư như là bệnh ung thư cột sống, ung thư đại trực tràng hoặc ung thư buồng trứng. Bởi vậy, có rất nhiều người thắc mắc liệu có phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại tràng đều có triệu chứng đau lưng hay không?
Theo kết quả một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, ước tính có khoảng 80% người dân ở Hoa Kỳ đã phải đối phó với chứng đau thắt lưng trong cuộc đời của họ. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng phổ biến thường gặp đó là:
- Chấn thương do nâng vác vật nặng.
- Các thay đổi ở phần cột sống do tuổi tác và một số chấn thương như ngã hoặc tai nạn xe cộ.
Trong khi đó, các bệnh ung thư là một nguyên nhân hiếm gặp nhưng có thể gây ra tình trạng đau thắt lưng ở một số trường hợp. Cảm giác đau ở lưng dưới mà có liên quan đến ung thư thì có nhiều khả năng liên quan đến một khối u ở khu vực xung quanh, ví dụ như là ung thư ruột kết hơn là bệnh ung thư ở vùng lưng.
Như vậy, người bệnh ung thư đại tràng hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng đau lưng. Tuy nhiên, đau lưng không phải dấu hiệu đặc trưng của bệnh ung thư đại tràng.
2. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư đại tràng
Khi mắc bệnh ung thư đại tràng có thể gặp phải một số triệu chứng như sau:
2.1. Đau bụng
Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh ung thư đại tràng. Các cơn đau thường xảy ra một cách không rõ ràng, có khi thì dữ dội, có lúc lại âm ỉ, gần như tương tự với biểu hiện của bệnh viêm đại tràng.
2.2. Rối loạn tiêu hóa kéo dài
Bệnh ung thư đại tràng có thể hiện ra các triệu chứng ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa thường gặp ở người bệnh ung thư đại tràng như là : ợ chua, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ăn không ngon miệng… Tình trạng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi, sụt cân.
2.3. Đại tiện ra máu
Đi ngoài ra phân lẫn máu triệu chứng phổ biến ở người bị ung thư đại tràng. Tuy nhiên, không ít người nhầm lẫn triệu chứng này với các bệnh khác như trĩ. Điều này khiến cho việc phát hiện ra bệnh muộn, dẫn đến bệnh ngày càng nghiêm trọng.
2.4. Thay đổi thói quen đi đại tiện
Sau khi khối u ở đại tràng phát triển lớn dần, thì sẽ sinh ra các chất tiết dịch (chất thải) liên tục gây kích thích đường ruột. Phản ứng này sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác buồn đi đại tiện nhiều hơn.
Khi tình trạng bệnh càng nghiêm trọng thì số lần đi đại tiện trong ngày càng nhiều. Từ đó làm cho người bệnh thay đổi thói quen đi ngoài hằng ngày.
2.5. Đi đại tiện ra phân nhỏ
Nếu khi đi đại tiện thấy hiện tượng ra nhiều phân nhỏ thì có thể đó là một trong những triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng. Triệu chứng này xuất hiện là do một vài vật cản trong quá trình bài tiết làm cho hình dạng của chất thải trong cơ thể bị biến đổi. Những vật cản này có thể là các khối u sưng hình thành ở phần cuối của ruột già.
2.6. Giảm cân một cách bất thường
Nếu không phải do tập luyện thể dục hay ăn kiêng mà cơ thể đột ngột sút cân thì cần nên thận trọng, không nên coi thường. Rất có thể đây chính là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan tới đường tiêu hóa.
2.7. Mệt mỏi và suy nhược cơ thể
Mệt mỏi do ung thư đại tràng gây ra thường có mối liên quan đến tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi nhiều. Từ đó, dẫn tới tình trạng cơ thể suy nhược một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
2.8. Đau hậu môn và không kiểm soát được các cơn co thắt
Khi khối u phát triển với kích thước lớn sẽ khiến cho hậu môn gặp phải tình trạng “căng thẳng” do phải giữ sự co thắt thường xuyên. Lúc này, cơ vòng hậu môn sẽ bị quá tải và yếu đi dần dần, dẫn đến mất sự kiểm soát. Đến giai đoạn này, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu nhiều hơn và bệnh cũng tiến triển ở các mức độ nghiêm trọng hơn.
3. Nên làm gì để phòng ngừa ung thư đại tràng?
Tầm soát ung thư đại trực tràng chủ động và thường xuyên sẽ là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư.
Polyp đại tràng tiền ung thư thường không có các biểu hiện cụ thể, có thể được tìm thấy bằng phương pháp nội soi đại tràng trong một thời gian trước khi tiến triển thành ung thư. Kiểm tra sàng lọc cũng có thể tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi tiến triển trở thành ung thư. Đây được xem là một trong những phương pháp phòng bệnh cụ thể nhất.
Bên cạnh đó, ung thư đại tràng có thể phòng tránh được bằng cách hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Để ngừa ngừa được ung thư đại tràng có thể sử dụng các biện pháp như:
- Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ: Theo cách nghiên cứu, nếu ăn khoảng 160g thịt đỏ trong một ngày hoặc có chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần thì sẽ có nguy cơ cao gấp 3 lần mắc căn bệnh ung thư đại tràng.
- Các món ăn được chế biến với các phương thức chiên, nướng hoặc các thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm có thể sẽ làm tăng các yếu tố sinh ung thư. Bên cạnh đó, mỡi thì sẽ bị chuyển hóa bởi các vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản sinh những tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành bệnh ung thư.
- Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm mà lại ăn ít chất xơ rất dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ra bệnh ung thư đại tràng. Nếu có thói quen này, thì cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.
- Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (như là rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ bị ung thư đại tràng. Bởi vì chất xơ giúp gia tăng sự tiêu thụ acid folic, đồng thời sự kết hợp chất xơ với các yếu tố nguy cơ của ung thư sẽ giúp lại bỏ những yếu tố này ra khỏi lòng ruột sớm. Lý giải là vì giảm thời gian ứ đọng phân.
- Ngoài ra, chất xơ cũng sẽ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng cường sản xuất các chuỗi acid béo chuỗi ngắn và các yếu tố vi lượng, để chống lại hiện tượng oxy hóa.
Các loại thức uống chứa cồn cũng làm tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng. Bên cạnh đó, thuốc lá được biết đến như là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư, đặc biệt là ung thư đại tràng ở cả hai giới, nhất là khi kết hợp sử dụng với rượu bia. Chính vì vậy, hãy tránh xa các loại thực phẩm này.
Bên cạnh đó, người bệnh nên có thói quen hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và tầm soát ung thư đại tràng trung bình 6 tháng/lần sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.
4. Các phương pháp xét nghiệm sàng lọc ung thư đại tràng
Một số phương pháp xét nghiệm có thể được dùng trong sàng lọc bệnh ung thư đại tràng đó là:
- Xét nghiệm máu ẩn bên trong phân (FOBT): Tình trạng lẫn máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như là polyp, ung thư, viêm loét đại trực tràng, trĩ… Vậy nên, nếu xét nghiệm ra dương tính thì cần thực hiện nội soi đại trực tràng bằng ống mềm để kiểm tra một cách chuyên sâu hơn.
- Nội soi đại tràng: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được đánh giá toàn bộ khung đại tràng và trực tràng. Phương pháp này có thể giúp phát hiện các khối u ở kích thước khoảng vài milimet hoặc các điểm bất thường khác của đại tràng như là polyp đại tràng, túi thừa, một số tổn thương loét, viêm do nhiễm khuẩn…
- Xét nghiệm các dấu ấn ung thư: Bao gồm các dấu ấn như CEA, CA 19-9 thường được sử dụng trong kỹ thuật chẩn đoán ung thư đại tràng.
5. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư đại tràng
Phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên các giai đoạn của bệnh ung thư đại tràng. Các phương pháp phổ biến được chỉ định trong điều trị ung thư đại tràng như là phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Cụ thể có thể như sau:
- Giai đoạn từ I đến III: Thông thường với các trường hợp này có thể được điều trị bằng cách phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau đó là đến điều trị bằng hóa, xạ trị.
- Giai đoạn IIIb hoặc IIIc: Hóa trị có thể được dùng kèm theo phẫu thuật để ngăn ngừa các tế bào ung thư tấn công, di căn các cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Hóa trị kết hợp chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp hiệu quả để điều trị ung thư.
Hy vọng qua bài viết này đã giúp bạn đọc tìm được câu trả lời cho thắc mắc người bệnh ung thư đại tràng có bị đau lưng không? Đây là một trong những dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng nhưng không phải là dấu hiệu đặc trưng.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng