[Xem ngay] Bị ung thư đại tràng có mổ được không và những thông tin cần biết

Khi bị ung thư đại tràng có mổ được không là câu hỏi thường gặp ở những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Đáp án cho câu hỏi này sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng đến ung thư đại tràng có mổ được không nhé!

XEM THÊM:

1. Ung thư đại trực tràng – Căn bệnh nguy hiểm

Ung thư đại trực tràng còn được gọi là bệnh ung thư ruột già hoặc ruột kết. Đây là căn bệnh gây ra tỷ lệ tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong số các loại ung thư. Vị trí xảy ra ung thư nằm ở đoạn cuối của ruột. Tỉ lệ ung thư đại trực tràng xuất hiện trên polyp cao hơn, vào khoảng 10% số ca bệnh ung thư này do biến loạn gen.

Trước đây, bệnh ung thư đại trực tràng thường gặp ở những đối tượng trên 50 tuổi. Nhưng hiện nay, bệnh ngày càng trẻ hóa và rất nhiều bệnh nhân phát hiện ra mắc ung thư đại trực tràng khi chỉ mới ngoài 20, 30 tuổi. Chế độ ăn uống không lành mạnh cũng như thói quen sinh hoạt không khoa học chính là những nguyên nhân khiến cho những người trẻ tuổi mắc phải căn bệnh này.

Bệnh ung thư đại trực tràng nói riêng và các bệnh ung thư đường tiêu hóa nói chung hoàn toàn có thể dự phòng sớm được nhờ vào các phương pháp tầm soát. Phương pháp sàng lọc đơn giản và hiệu quả cao nhất đó là nội soi định kỳ. Bệnh ung thư đại tràng nếu được phát hiện sớm có cơ hội điều trị khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì tỷ lệ mắc căn bệnh này vẫn không ngừng gia tăng. Có đến gần 80% ca bệnh phát hiện đều đã ở các giai đoạn 3 và 4. Hiệu quả điều trị khi phát hiện ra bệnh ở giai đoạn muộn sẽ gặp rất nhiều hạn chế.

ung-thu-dai-trang-co-mo-duoc-khong
Phẫu thuật ung thư đại tràng là gì?

2. Mổ ung thư đại tràng là phương pháp gì?

Mổ ung thư đại tràng là một trong những phương pháp điều trị căn bệnh này. Đây là phương pháp cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng, phần mà có chứa khối u. Trong đó, phạm vi cắt bỏ sẽ phụ thuộc vào vùng phát triển của khối u tại đại tràng.

Trường hợp khối u chỉ khu trú ở một phần của đại tràng thì người bệnh có thể chỉ cần thực hiện cắt bỏ một phần đại tràng với biên độ phù hợp. Đối với những bệnh nhân ở mức độ tiền ung thư hoặc khối u có kích thước rất nhỏ thì có thể tiến hành loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi.

Bên cạnh mức độ phát triển của khối u nguyên phát thì việc lựa chọn phương pháp mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như là: Giai đoạn của bệnh ung thư đại tràng, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, mức độ xâm lấn, di căn của khối u, cũng như mức độ đáp ứng với các phương pháp điều trị của người bệnh.

Để quá trình mổ ung thư đại tràng đạt được hiệu quả cao nhất, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát để từ đó đưa ra được sự đánh giá cũng như xác định khả năng phẫu thuật, bao gồm:

  • Tiến hành làm xét nghiệm máu và khám sức khỏe tổng quát để đảm bảo được bệnh nhân có đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật.
  • Nội soi đại trực tràng để đánh giá mức độ phát triển, xác định được chính xác vị trí của khối u, cũng như tình hình xâm lấn, di căn của khối u.
  • Một số yếu tố khác như là tuổi tác, trọng lượng cơ thể, siêu âm gan, chụp X – quang tim phổi cũng được thực hiện với mục đích đánh giá được chính xác các tình trạng di căn cũng như mức độ phù hợp để phẫu thuật của bệnh nhân ung thư đại tràng.

3. Vậy bị ung thư đại tràng có mổ được không?

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị căn bệnh ung thư đại trực tràng. Ở giai đoạn đầu của bệnh, phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích loại bỏ khối u triệt để. Ở các giai đoạn muộn của bệnh, phẫu thuật chủ yếu là để cắt giảm kích thước của khối u để tạo điều kiện cho hóa xạ trị, phẫu thuật mở thông đại tràng qua da…

Căn cứ vào giai đoạn phát hiện của bệnh, kích thước của khối u, vị trí khối u mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phương pháp phẫu thuật cho phù hợp.

4. Có những phương pháp mổ ung thư đại tràng nào?

Hiện nay có hay phương pháp mổ được sử dụng phổ biến đó là phẫu thuật ung thư đại trực tràng nội soi và phẫu thuật ung thư đại tràng qua đường mổ hở, dài ở bụng. Với trình độ tiến bộ của y học hiện nay, phương pháp phẫu thuật nội soi đang được thay thế phương pháp mổ hở truyền thống trong điều trị bệnh

Dựa vào những đánh giá tổng quát, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp nhất đối với người bệnh.

4.1. Phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng nội soi

Nội soi là phương pháp được sử dụng trong trường hợp bị ung thư đại tràng ở giai đoạn sớm. Đó là khi khối u còn có kích thước còn nhỏ, chỉ nằm tại lớp niêm mạc của đại tràng và chưa xuất hiện tình trạng di căn.

Phương pháp mổ nội soi có ưu điểm đó là phẫu tích rõ nét, có thể nạo vét một cách tỉ mỉ, giảm nguy cơ xảy ra biến chứng, giảm bớt tình trạng chảy máu, thời gian phục hồi sau mổ nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện…

Phương pháp mổ này được tiến hành qua các bước như sau:

  • Bác sĩ sẽ rạch những đường mổ nhỏ trên vùng bụng của người bệnh.
  • Sau đó, bác sĩ dùng một ống soi mềm có gắn camera và nguồn sáng để có thể quan sát khu vực phẫu thuật. Các dụng cụ mổ sẽ được đưa qua đường mổ đã tạo và các lỗ khác.
  • Sau đó, các khối u sẽ được loại bỏ ở bên trong cơ thể.

4.2. Phương pháp phẫu thuật mổ mở đại tràng

Đối với những bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật nội soi vì các nguyên nhân như khối u có kích thước quá lớn, bệnh nhân bị béo phì, chảy máu nhiều trước khi mổ, không thể xác định được chính xác vị trí của khối u, bệnh nhân có tiền sử mổ ổ bụng và có dính nhiều bên trong trước đây… Với những trường hợp này thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật mổ mở.

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật mở ổ bụng bằng một vết rạch khoảng 15cm đến 20cm ở phần bụng dưới. Một phần hoặc toàn bộ đại tràng sẽ được loại bỏ, đồng thời các hạch bạch huyết ở vùng lân cận. Đồng thời một số mô, cơ quan trong ổ bụng cũng sẽ được kiểm tra và tiến hành loại bỏ nếu cần thiết.

Tùy thuộc vào vị trí cần cắt bỏ, bác sĩ có thể áp dụng các kỹ thuật mổ mở như:

  • Cắt đại tràng bên phải và cắt đại tràng trái.
  • Mổ cắt đại tràng ngang.
  • Cắt đại tràng chậu hông.
  • Cắt toàn bộ đại tràng.
  • Phẫu thuật Miles.

Trong những trường hợp cắt một phần đại tràng, phần đại tràng bị ung thư sẽ được bác sĩ cắt bỏ cùng với một phần nhỏ của đại tràng bình thường ở hai bên. Sau đó những phần còn lại của đại tràng sẽ được bác sĩ nối lại với nhau.

Nếu phần đại tràng còn lại không đủ khỏe mạnh hoặc xảy ra hiện tượng thủng đại tràng thì bác sĩ sẽ đặt một ống thông xuyên qua da bụng của người bệnh nhằm mục đích thông đại tràng và giảm tắc nghẽn. Khi đó, đại tràng sẽ được gắn vào thành bụng của người nhân. Các chất thải lúc này sẽ đi qua ống thông vào một túi thoát được đặt ở bên ngoài cơ thể bệnh nhân (có tên gọi là hậu môn nhân tạo). Tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà việc đặt hậu môn nhân tạo này có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn.

5. Một số biến chứng có thể xảy ra khi mổ ung thư đại tràng?

Mặc dù phẫu thuật là phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị ung thư đại tràng. Nhưng phương pháp này cũng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng. Những biến chứng trong quá trình phẫu thuật ung thư đại tràng có thể dẫn đến thất bại trong quá trình điều trị bệnh, thậm chí là có thể tử vong.

Một vài biến chứng có thể gặp phải trong phẫu thuật ung thư đại tràng như là:

  • Tổn thương các vùng cấu trúc, cơ quan lân cận như là ruột, bàng quang, niệu quản, mạch máu.
  • Chảy máu ở vùng ổ bụng.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Áp xe (ổ tụ mủ) ở ổ bụng.
  • Viêm phúc mạc (nhiễm trùng ở màng bụng).
  • Hẹp miệng nối.
  • Thoát vị tại vị trí vết mổ cũ.
  • Tắc ruột do tạo mô sẹo.

Ngoài ra, những bệnh nhân lớn tuổi còn có nguy cơ gặp phải các biến chứng về tim mạch, hô hấp.

6. Gợi ý cách chăm sóc sau khi mổ ung thư đại tràng

Đối với bất kỳ người bệnh nào thì quá trình chăm sóc sau khi thực hiện phẫu thuật đều đóng vai trò rất quan trọng. Tình trạng sức khỏe cũng như khả năng sinh hoạt của bệnh nhân ở trong giai đoạn này thường rất yếu. Do đó, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc, sinh hoạt thích hợp để có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng và tốt nhất. Từ đó, giúp cho người bệnh có thẻ sớm quay trở lại cuộc sống bình thường cũng như ngăn ngừa nguy cơ xảy ra các biến chứng cũng như nguy cơ tái phát ung thư.

6.1. Đối với chế độ dinh dưỡng sau khi mổ ung thư đại tràng

Sau khi phẫu thuật ung thư đại tràng thì bệnh nhân cần chú ý một số điều sau về chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  • Trong trường hợp bệnh nhân chưa thể tự ăn lại được, thì nên bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân thông qua đường tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sau phẫu thuật, nên cho bệnh nhân ăn những loại thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa để giúp cho bệnh nhân có thể dễ nuốt và hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất.
  • Tăng cường bổ sung các loại thức ăn nhiều chất xơ, rau củ quả tươi nhằm làm giảm tình trạng táo bón, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa của người bệnh nhanh hồi phục.
  • Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng để giúp tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ tái phát ung thư.
  • Nên sử dụng các loại dầu thực vật như là dầu oliu, dầu lạc,… thay cho các chất béo động vật.
  • Tránh sử dụng bia, rượu và các thực phẩm có chứa chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà,…
ung-thu-dai-trang-co-mo-duoc-khong-1
Cần đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật

6.2. Đối với chế độ sinh hoạt của bệnh nhân sau khi mổ ung thư đại tràng

Sau khi mổ đại tràng, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng đau với nhiều mức độ khác nhau, đồng thời ở thời điểm này sức khỏe bệnh nhân cũng thường còn yếu. Tuy vậy, người nhà nên giúp đỡ và động viên bệnh nhân thực hiện các động tác nhẹ nhàng như là tập ngồi, tập hít thở và sau đó tăng dần dần lên những bài tập vận động vừa với sức khỏe.

Những bài tập này sẽ giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, giúp máu lưu thông một cách dễ dàng và kích thích nhu động ruột, giảm tình trạng nhức mỏi tay chân do nằm quá lâu ở một chỗ, đồng thời giúp cho vết mổ mau chóng hồi phục hơn

6.3. Đối với những bệnh nhân có đặt hậu môn nhân tạo

Với những bệnh nhân khi phẫu thuật ung thư đại tràng phải đặt hậu môn nhân tạo ( có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn) thì việc chăm sóc hậu môn nhân tạo sẽ có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bên cạnh đó, việc đặt hậu môn nhân tạo thường khiến cho người bệnh cảm thấy mất tự tin, không muốn giao tiếp, nói chuyện. Do đó gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh về sau. Vậy nên, để hạn chế các tình trạng này thì bệnh nhân và người nhà cần chú ý các vấn đề sau:

  • Giúp cho bệnh nhân làm quen dần với hậu môn nhân tạo, cách sử dụng và cách bảo quản túi chứa.
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng, cách tắm rửa và các giữ vệ sinh bộ phận sinh dục. 
  • Người bệnh cần tập đi lại sớm, ăn nhiều chất xơ hơn và tránh ăn các loại thực phẩm tạo ra mùi gây thoát hơi nhiều.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân và người nhà cần có sự theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời các biến chứng có thể xảy ra.

6.4. Theo dõi sức khỏe chặt chẽ sau mổ

Do bệnh ung thư đại tràng là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao, nên sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ nhằm phát hiện sớm nguy cơ ung thư tái phát trở lại.

Theo khuyến cáo, trong ba năm đầu tiên, bệnh nhân nên đi khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần, hai năm tiếp theo là 6 tháng/lần và sau đó là mỗi năm một lần. Ngoài ra, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm CEA, nội soi đại – trực tràng từ 3 đến 6 tháng một lần trong ba năm đầu sau khi phẫu thuật và chụp CT hàng năm để phát hiện sớm bệnh ung thư đại tràng tái phát.

7. Giải đáp một số câu hỏi khác về phẫu thuật ung thư đại tràng

Bên cạnh câu hỏi ung thư đại tràng có mổ được không, thì một số thắc mắc khác thường gặp đối với phương pháp điều trị này đó là:

7.1. Sau khi mổ ung thư đại tràng có tái phát trở lại không?

Ngay cả khi đã được kết luận là đã điều trị khỏi bệnh hoàn toàn bằng phẫu thuật, thì trong vòng 2-3 năm đầu bệnh nhân vẫn có nguy cơ tái phát bệnh rất cao. Do đó, người bệnh cần có một chế độ ăn uống hàng ngày bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện một cách khoa học để giảm được nguy cơ tái phát bệnh ung thư đại tràng một cách tối đa nhất có thể.

Bên cạnh đó, người bệnh cần đi tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để có thể phát hiện ra kịp thời ung thư đại tràng có tái phát hay không.

7.2. Nên thực hiện mổ ung thư đại tràng ở đâu? 

Việc phẫu thuật ung thư đại tràng sẽ đòi hỏi những trang thiết bị phù hợp cùng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Những điều kiện này sẽ giúp gia tăng khả năng điều trị triệt để bệnh ung thư, giảm thiểu tỷ lệ xảy ra biến chứng và nguy cơ bệnh tái phát có thể xảy ra.

Do đó, bệnh nhân nên đến những bệnh viện, cơ sở y tế có uy tín cao về phẫu thuật ung thư đại tràng như là: Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Bệnh viện K,..

7.3. Mổ ung thư đại tràng hết bao nhiêu tiền?

Chi phí mổ ung thư đại tràng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như là: Tình trạng sức khỏe và mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị của người bệnh, mức độ phức tạp của ung thư, cơ sở vật chất và các chính sách hỗ trợ tại nơi điều trị. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở những giai đoạn sớm thì chi phí phẫu thuật sẽ thấp hơn so với việc điều trị bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bên cạnh chi phí phẫu thuật, thì có thể phát sinh một số chi phí như chi phí đi lại, ăn ở của người bệnh cũng như người nhà, chi phí thuốc men trước và sau khi phẫu thuật.

Trên đây là bài viết với chủ đề ung thư đại tràng có mổ được không. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số thông tin về quá trình trước và sau khi phẫu thuật.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7