Ung thư đại tràng giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư đại tràng đã trở thành một trong số bệnh ung thư phổ biến ở nước ta. Ở giai đoạn cuối, mức độ đã diễn biến nhanh và nặng hơn, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Vậy ung thư đại tràng giai đoạn cuối có chữa được không? Có những phương pháp nào để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của GHV KSOL để có câu trả lời bạn nhé.

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Ung thư đại tràng được đánh giá là đã vào giai đoạn cuối nếu các kiểm tra cuối cùng sau phẫu thuật cắt bỏ khối u cho thấy khối u đã lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể như gan, phổi, xương… Ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối có thể được chia làm 2 nhóm: ung thư di căn tới một cơ quan duy nhất và ung thư di căn lan rộng tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Một số dấu hiệu thường thấy khi đã ở giai đoạn cuối của ung thư đại tràng đó là:

  • Khó thở: là một dấu hiệu cho thấy ung thư đại tràng đã di căn đến phổi, ngoài ra có thể kèm theo đau ngực, ho và ho có đờm hoặc máu.
  • Đau xương: là khi các tế bào ung thư đại tràng đã di căn đến xương, người bệnh sẽ thấy đau nhức có thể ở lưng, sườn… Một vài trường hợp nặng hơn có thể gây gãy xương. Nếu ung thư di căn đến não, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, mờ mắt, chóng mặt, rối loạn và mất phương hướng. Ngoài ra vàng da, sốt, chán ăn, sưng chân… có thể là ung thư đại tràng đã di căn đến gan.
  • Giảm cân nhanh, nước tiểu có bong bóng hay nổi bọt: dấu hiệu này cho thấy ung thư đại tràng đã di căn đến bàng quang.
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối đa di căn đến các cơ quan trong cơ thể
Ung thư đại tràng giai đoạn cuối đa di căn đến các cơ quan trong cơ thể

Ở giai đoạn cuối, người bệnh có thể có những triệu chứng khác như chảy máu trực tràng, táo bón, mệt mỏi, thiếu máu, tiêu chảy… những triệu chứng này khá phổ biến, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên tiếp tục kéo dài thì cần đến bệnh viện để thăm khám giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

2. Ung thư đại tràng giai đoạn cuối có chữa được không?

Nếu chỉ có một cơ quan bị di căn và ung thư giới hạn trong một khu vực nhất định thì điều trị tại chỗ sẽ mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật, hoặc hóa trị trước phẫu thuật để thu nhỏ kích thước khối u, thuận lợi hơn cho việc phẫu thuật.

Nếu ung thư đại tràng chỉ di căn đến hạch thì tỷ lệ sống trên 5 năm là khoảng 50%, nếu chưa di căn và các tế bào ung thư chỉ xuất hiện ở gần đại tràng thì tỷ lệ sống là 60%.

Thường hầu hết bệnh nhân ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối sẽ có di căn tới nhiều bộ phận khác, lúc này mục tiêu điều trị chủ yếu là kiểm soát bệnh, giảm bớt triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Khả năng sống trên 5 năm của người bệnh ở giai đoạn này không quá 20%. Phương pháp điều trị chính cho trường hợp này là hóa trị. Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ khối u cũng được cân nhắc phụ thuộc vào vị trí khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan xung quanh, tinh thần, thể trạng của người bệnh để quyết định có nên phẫu thuật hay không. Bởi phẫu thuật ở giai đoạn đã di căn nhiều cơ quan, bộ phận là điều vô cùng khó khăn, đây là biện pháp tạm thời nhằm giải quyết các biến chứng của bệnh.

Một số yếu tố góp phần đánh giá xem ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối có thể sống bao lâu đó là:

  • Độ tuổi của người bệnh: ung thư đại tràng có thể gặp ở cả đối tượng người trẻ hay người già, tuy nhiên người lớn tuổi dễ gặp ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối hơn. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì tiên lượng bệnh ở người trẻ sẽ cao hơn, thời gian sống sẽ dài hơn do sức đề kháng, khả năng đáp ứng của người trẻ tốt hơn so với người già.
  • Tình trạng bệnh: nếu ung thư xâm lấn đến các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể càng nhiều thì điều trị càng khó khăn và tiên lượng sẽ càng xấu.
  • Mức độ biệt hóa của tế bào: những tế bào có khả năng biệt hóa cao sẽ có tiên lượng tốt hơn các tế bào biệt hóa kém.

3. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, phương pháp được sử dụng chủ yếu là hóa trị nhằm tiêu diệt và kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Ngoài ra, phẫu thuật cũng được xem xét để điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u cũng như thể chất, tinh thần của người bệnh.

3.1. Phương pháp hóa trị

Đa phần ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định hóa trị cho người bệnh nhằm làm suy yếu, phá hủy tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Đôi khi, bác sĩ có thể kết hợp hóa trị cùng với liệu pháp sinh học, liệu pháp miễn dịch nhằm thúc đẩy hệ miễn dịch chống lại tế bào ung thư. Nhìn chung hóa trị được ưu tiên lựa chọn khi ung thư đã phát triển rộng, di căn đến các cơ quan trong cơ thể.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối là:

  • Fluorouracil: tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm với acid folinic
  • Irinotecan kết hợp fluorouracil và acid folinic
  • Oxaliplatin và capecitabine.

3.2. Phương pháp phẫu thuật

Sử dụng phương pháp phẫu thuật ở giai đoạn cuối đã di căn là điều vô cùng khó khăn và ít được lựa chọn để điều trị, nhưng trong một số trường hợp thì bác sĩ vẫn chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các khối u gây biến chứng tắc ruột hoặc loại bỏ khối u ở cơ quan thứ cấp.

3.3. Phương pháp xạ trị

Trường hợp ung thư đại tràng đã di căn, đôi khi bác sĩ lựa chọn sử dụng tia xạ để thu nhỏ kích thước khối u hoặc làm giảm triệu chứng đau đớn cho người bệnh.

4. Những lưu ý cho người bệnh ung thư đại tràng giai đoạn cuối

4.1. Ăn uống đầy đủ chất, không kiêng khem quá mức

Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư đại tràng
Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm để cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho người ung thư đại tràng

Có rất nhiều bệnh nhân và người nhà nhầm tưởng rằng chế độ ăn cho người ung thư phải khắt khe, kiêng khem rất nhiều, đặc biệt là chỉ ăn rau, không ăn thịt để cắt đứt nguồn nuôi dưỡng khối u. Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm, người bệnh cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như người bình thường ( chất đạm, tinh bột, vitamin…), chỉ 1 số loại thực phẩm cần hạn chế như đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn lên men lâu ngày, chất kích thích như rượu, bia… là lưu ý không nên sử dụng.

4.2. Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, phù hợp

Thường ở giai đoạn cuối thì sức khỏe người bệnh đã giảm sút và suy yếu đi nhiều, nhất là khi còn đang điều trị hóa, xạ trị, vì vậy người bệnh cần được nghỉ ngơi, không làm việc nặng, hạn chế căng thẳng là điều cần thiết giúp bệnh nhân ung thư đại tràng ở giai đoạn cuối có sức khỏe tốt hơn.

Động viên chia sẻ để người bệnh ung thư đại tràng có tinh thần thoải mái lạc quan chiến đấu bệnh tật
Động viên chia sẻ để người bệnh ung thư đại tràng có tinh thần thoải mái lạc quan chiến đấu bệnh tật

Nhìn chung, khi ung thư đại tràng giai đoạn cuối chỉ di căn đến một cơ quan đơn độc thì việc điều trị sẽ khả quan hơn, thời gian sống của người bệnh cũng sẽ dài hơn. Tuy nhiên, khi ung thư đã di căn đến nhiều cơ quan thì việc điều trị rất khó khăn và thời gian sống của người bệnh cũng sẽ rút ngắn lại. Tâm lý cũng đóng vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị, giúp người bệnh có thể có được kết quả khả quan hơn. Người bệnh cần được động viên, chia sẻ, trò chuyện với người thân, bạn bè , giữ được tinh thần chiến đấu đến cùng với bệnh tật. Và mỗi chúng ta hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của mình bằng chế độ ăn uống khoa học, vui chơi, vận động phù hợp và thăm khám sức khỏe định kỳ để mọi việc không trở nên quá muộn bạn nhé.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: Những người chiến đấu và chiến thắng ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7