Ung thư đại trực tràng – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị
Nội dung bài viết
Sàng lọc có thể phát hiện dấu hiệu sớm của ung thư đại trực tràng khi chúng chưa có những biểu hiện đặc hiệu. Phát hiện sớm là rất quan trọng vì điều trị có nhiều khả năng thành công và cơ hội sống sót tốt hơn nhiều. Chính vì vậy sàng lọc, phát hiện ung thư sớm đại trực tràng là rất quan trọng đối với những người có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Trong bài viết sau đây, GHV KSOL sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư đại trực tràng này.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Chế độ ăn cho người ung thư đại tràng
- Chữa ung thư đại tràng bằng thuốc nam như thế nào?
1. Đại cương ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là ung thư phát triển từ ruột kết hoặc trực tràng (là những phần của ruột già) gây nên bởi sự phát triển bất thường của các tế bào có khả năng xâm lấn hoặc lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể
Trên thế giới thì tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng đứng thứ 3, đối với nguyên nhân gây tử vong do ung thư thì đứng thứ hai. So với nước phát triển thì bệnh hay gặp hơn so với nước đang phát triển. Tại Việt Nam thì loại ung thư này đang có chiều hướng tăng. Bệnh nếu được phát hiện sớm sẽ hoàn toàn có khả năng chữa khỏi. Ung thư đại trực tràng có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng và mắc polyp đại trực tràng. Nếu trong gia đình có người mắc polyp thì những thành viên ruột thịt còn lại có nguy cơ mắc cao hơn nhóm khác trên 10 lần.
Việc phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm có vai trò cực kỳ quan quan đối với việc tiên lượng và điều trị cho bệnh nhân. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và áp dụng phương pháp điều trị ngày thì tiên lượng sống sau năm của bạn sẽ là 60 – 80%.
2. Một số yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng
2.1. Các yếu tố có thể phòng ngừa
- Chế độ ăn thiếu khoa học
Ăn uống có liên quan tới các bệnh ung thư đường tiêu hóa, trong đó việc ăn nhiều thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn ít chất xơ, ít rau xanh… làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Thường xuyên hút thuốc lá, rượu bia
Theo nghiên cứu, những người hút thuốc có nguy cơ ung thư đại tràng cao hơn 20% so với người không hút thuốc. Uống quá nhiều rượu bia cũng làm tăng nguy cơ phát triển u đại tràng.
- Béo phì
Thừa cân hoặc béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, trong đó có ung thư đại tràng.
- Lười vận động.
Ung thư đại trực tràng cũng hay gặp ở nhóm người thiếu vận động như nhân viên văn phòng, người lái xe, người thích xem tivi, ngồi chơi game… Theo nghiên cứu, người thiếu tập thể dục tạo ra nguy cơ ung thư đại trực tràng cao từ 2-5 lần so với người thường xuyên vận động.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng nêu trên có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe và duy trì cân nặng hợp lý.
2.2. Các yếu tố không thể phòng ngừa
- Tuổi tác
Tuổi càng cao thì khả năng mắc ung thư càng lớn, trong đó có bệnh ung thư đại trực tràng. Phần lớn người bị ung thư đại tràng là từ 50 tuổi trở lên. Tuy nhiên hiện nay, bệnh cũng đang có xu hướng trẻ hóa, 40 tuổi cũng có thể mắc bệnh.
- Có tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng
Những người có người thân trong gia đình mắc ung thư đại trực tràng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn người bình thường.
- Mắc polyp, viêm loét đại trực tràng
Polyp đại trực tràng thường là lành tính nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển ung thư. Tương tự ở người bệnh viêm loét đại trực tràng mạn tính cũng có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
3. Các biểu hiện của bệnh ung thư đại trực tràng
3.1. Triệu chứng tại chỗ
- Thay đổi thói quen đại tiện: Phân lúc lỏng, lúc táo bón mà không rõ nguyên nhân, đi ngoài không hết, khuôn phân thu nhỏ, thay đổi hình dạng khuôn phân.
- Chảy máu đường tiêu hoá dưới: Đi ngoài phân nhày lẫn máu, hoặc đi ngoài phân đen nếu u ở đoạn đầu của đại tràng.
- Khối u lớn có thể lấp kín lòng đại tràng, trực tràng gây tắc ruột với các biểu hiện: Táo bón, đau bụng, đầy bụng và nôn, nên rất dễ bị người bệnh coi nhẹ. Khi khối u phát triển có thể dẫn đến thủng ruột gây viêm phúc mạc.
- Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u qua thành bụng hoặc hậu môn.
3.2. Triệu chứng toàn thân
- Đi ngoài phân máu lâu ngày dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, người mệt mỏi, xanh xao.
- Gầy sút cân, ăn kém, sốt không rõ nguyên nhân.
3.3. Triệu chứng khi di căn
Ung thư đại trực tràng phần lớn di căn gan, hầu như ít có triệu chứng, nếu di căn nhiều có thể gây vàng da, đau bụng do u xâm lấn bao gan, đường mật.
4. Sàng lọc phát hiện ung thư sớm đại trực tràng
Sàng lọc phát hiện ung thư đại trực tràng ở giai đoạn sớm có thể giúp điều trị khỏi ung thư và giảm gánh nặng chí phí điều trị cho bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư đại trực tràng:
4.1. Xét nghiệm máu
Bác sĩ của bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm máu để có ý tưởng tốt hơn về những gì gây ra các triệu chứng của bạn. Mặc dù không có xét nghiệm máu kiểm tra cụ thể ung thư đại trực tràng, xét nghiệm chức năng gan và xét nghiệm công thức máu hoàn chỉnh có thể loại trừ các bệnh và rối loạn khác
4.2. Xét nghiệm tìm máu trong phân
Những người có xét nghiệm máu ẩn trong phân dương tính sẽ có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng và cần được soi toàn bộ đại tràng.
Từ 50 tuổi trở lên cần làm xét nghiệm máu ẩn trong phân mỗi năm một lần.
Những người có nguy cơ cao như tiền sử bản thân hoặc gia đình bị u tuyến, các hội chứng đa pôlyp hoặc ung thư đại trực tràng, các bệnh viêm ruột… nên được làm xét nghiệm máu ẩn trong phân cùng các biện pháp khác ở độ tuổi sớm hơn theo lời khuyên của bác sĩ.
4.3. Soi toàn bộ đại tràng
Soi toàn bộ đại tràng là phương pháp tốt nhất hiện nay trong sàng lọc ung thư đại trực tràng. Dùng ống soi mềm có đầu soi để quan sát được toàn bộ đại tràng. Trong khi soi, nếu phát hiện các tổn thương nghi ngờ ung thư hoặc tiền ung thư, sẽ tiến hành sinh thiết hoặc lấy bỏ các tổn thương này để chẩn đoán và điều trị. Soi toàn bộ đại tràng cũng nên được bắt đầu ở độ tuổi 50, cùng với làm xét nghiệm máu ẩn trong phân. Tùy thuộc vào tổn thương được phát hiện khi soi mà khoảng cách các lần soi sau có thể từ 3-10 năm một lần.
4.4. Khám trực tràng bằng tay
Trước đây, phương pháp này được đề xuất trong sàng lọc ung thư đại trực tràng là khám bằng tay. Nếu chỉ dùng đơn thuần phương pháp này sẽ bỏ sót các bất thường trong đại trực tràng, bao gồm cả ung thư. Vì vậy, hiện nay đã có nhiều phương pháp xét nghiệm hiện đại có độ chính xác cao hơn.
4.5. Tia X
Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang bằng dung dịch tương phản phóng xạ có chứa nguyên tố kim loại barium. Bác sĩ sẽ chèn chất lỏng này vào ruột của bạn thông qua việc sử dụng thuốc xổ. Khi đã vào vị trí, dung dịch bari bao phủ lớp lót của đại tràng. Điều này giúp cải thiện chất lượng của hình ảnh X quang.
4.6. Chụp CT
Quét CT cung cấp cho bác sĩ của bạn một hình ảnh chi tiết của đại tràng của bạn.
5. Phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng
5.1. Phẫu thuật điều trị ung thư đại trực tràng
Nguyên tắc cắt bỏ, loại bỏ toàn bộ khối u và hạch trong đại trực tràng thường được đặt ra khi tiến hành phẫu thuật. Các vấn đề được các bác sỹ quan tâm khi tiến hành phẫu thuật:
- Giới hạn cắt: phía trên cách bờ trên khối u >15cm, phía dưới cách bờ dưới u >2,5cm
- Lấy hết hệ thống bạch huyết theo đường trĩ trên.
- Cắt bỏ rộng rãi các tổ chức xung quanh trực tràng ở phía sau đến tận cân trước xương cùng, hai bên lấy hết tổ chức tế bào của khoang chậu trực tràng với 2 cánh giữa (cuống động mạch trực tràng giữa) phía trước ở phụ nữ đến thành sau âm đạo, ở nam giới đến sát bàng quang và túi tinh. Nếu trường hợp cắt cụt trực tràng phải lấy cơ nâng hậu môn 2 bên và cuống động mạch trực tràng dưới tổ chức mỡ ở hố ngồi trực tràng
- Phòng ngừa tế bào ung thư gieo rắc đi xa bằng cách mổ nhẹ nhàng, tránh sờ mó hoặc bóp mạnh vào khối u trong lúc mổ, không được làm thủng, vỡ khối u, thắt buộc động tĩnh mạch ở cuống trước khi cắt mạc treo và đại tràng.
Nguyên tắc, chỉ định phương pháp điều trị phẫu thuật:
- Đối với khối u có bờ dưới cách mép hậu môn > 12cm, thăm trực tràng không sờ thấy u, áp dụng phẫu thuật cắt đoạn trực tràng qua đường bụng trước, nối đại tràng với trực tràng còn lại
- Khối u có bờ dưới cách mép hậu môn < 8cm, áp dụng phẫu thuật cắt cụt trực tràng qua đường bụng tầng sinh môn làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn ở đại tràng sigma.
- Bờ dưới u ở khoảng cách từ 8-12cm hoặc áp dụng phẫu thuật cắt bỏ trực tràng cùng với khối u và nối đại tràng với cơ thắt hậu môn đã bóc hết niêm mạc
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng
5.2. Điều trị tạm thời (Palliative treatment)
- Chỉ định: Áp dụng trong những trường hợp ung thư phát hiện muộn, thể trạng yếu, đã di căn nhiều cơ quan lân cận hoặc di căn xa
- Phương pháp: Làm hậu môn nhân tạo ở trên khối u
5.3. Vai trò của hoá chất và tia xạ trong điều trị kết hợp
- Hóa chất: Đối với giai sớm của ung thư đại trực tràng, việc truyền hóa chất giữ vai trò khá khiêm tốn với mục đích hạn chế di căn hạch hoặc có di căn xa hiệu quả không rõ rệt. Vì vậy các bác sỹ thường ít khi chỉ định phương pháp này cho người bệnh ở giai đoạn sớm.
- Tia xạ: Là việc áp dụng các tia phóng xạ có năng lượng cao để tiêu diệt khối u và tế bào ung thư. Tia xạ thường dùng cho K trực tràng thấp phần dưới phúc mạc có xâm lấn hạch khu trú trong vùng tia tiền phẫu khi khối u không to.
5.4. Các phương pháp điều trị khác
- Thuốc nhắm mục tiêu:Tế bào ung thư thường bị thay đổi về gen hoặc Protein. Các thuốc nhắm mục tiêu sẽ nhằm vào những sự thay đổi đó của tế bào. Do vậỵ, thuốc nhắm mục tiêu làm giảm thiểu các tác dụng phụ và nâng cao hiệu quả điều trị
- Vắc-xin ung thư: Các chuyên gia đang nghiên cứu một số vắc-xin để điều trị ung thư đại trực tràng hoặc giữ cho nó không tái phát sau khi điều trị. Không giống như các loại vắc-xin ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm, các vắc-xin này có ý nghĩa thúc đẩy hệ thống miễn dịch của con người để tìm và chống lại các tế bào ung thư đại trực tràng tốt hơn.
4. Dự phòng bệnh ung thư đại trực tràng như thế nào?
4.1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nữ giới và thứ ba ở nam giới Việt Nam. Bên cạnh duy trì lối sống khoa học bằng cách tích cực luyện tập thể thao, duy trì cân nặng hợp lý thì lựa chọn chế độ ăn cũng có vai trò quan trọng trong giảm nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là những loại thực phẩm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng bạn không nên bỏ qua.
4.1.1. Các sản phẩm sữa
Sữa chua, sữa tươi đều được biết đến với tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Sữa giúp bổ sung vitamin D cần thiết cho cơ thể, tạo điều kiện cho hệ miễn dịch hoạt động bình thường, giảm nguy cơ béo phì… Điều đặc biệt là nhiều nghiên cứu còn chỉ ra sữa còn có tác dụng giảm nguy cơ hình thành polyp u tuyến, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
4.1.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn thực phẩm chứa nhiều magie, chất xơ tốt cho người dùng. Bột yến mạch, bánh mì, gạo lứt… là những thực phẩm bạn nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
4.1.3. Các loại hạt đậu
Đậu nành, đậu lăng, đậu đỏ… cung cấp chất xơ, protein, vitamin B và E cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, các loại thực phẩm này còn chứa hợp chất flavonoid có tác dụng chống lại sự hình thành khối u, tác dụng như chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
4.1.4. Các loại ra quả nhiều màu
Đây là những loại thực phẩm có chứa chất tự nhiên chống lại tình trạng viêm, ngăn chặn sự phát triển ung thư. Một số loại rau, trái cây tốt cho sức khỏe được thừa nhận là bắp cải, bông cải xanh, cam, dâu tây…
4.1.5. Cá hồi
Cá hồi giàu axit béo Omega 3, tốt cho sức khỏe tim mạch và làm chậm quá trình phát triển tế bào ung thư.
4.2. Duy trì các thói quen tốt
- Nếu bạn hút thuốc là thì nên dừng ngay. Những người hút thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Nếu bạn muốn bỏ hãy liên hệ với các bác sỹ để họ có những tư vấn để hỗ trợ bạn
- Không sử dụng nước uống có cồn: Việc bạn sử dụng rượu, bia hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của bạn. Nhưng tiêu thụ ở một lượng vừa đủ sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
- Nếu bạn thừa cân hoặc không tham gia nhiều hoạt động mỗi ngày, khả năng bạn bị ung thư cao hơn nhiều so với những người hoạt động. Nếu bạn có thể thực hiện 20 phút tập thể dục trung bình hàng ngày, bạn có thể giảm thiểu rủi ro từ 25 đến 50%. Đi bộ nhanh, đi xe đạp chậm và làm vườn tất cả các tính.
4.3. Tầm soát ung thư đại trực tràng định kì
Ung thư đại trực tràng không xuất hiện đột ngột. Nó bắt đầu như một sự tăng trưởng nhỏ trên đại tràng của bạn được gọi là polyp hiếm khi gây ra các triệu chứng. Nếu để một mình trong nhiều năm, polyp có thể phát triển thành ung thư. Cách duy nhất để biết đó là bạn hãy đi tầm soát ung thư. Trong quá trình tầm soát nếu một polyp được phát hiện trong khi nội soi, nó thường có thể được loại bỏ. Khi nó được gỡ bỏ, nó không thể làm tổn thương bạn nữa và nguy cơ ung thư của bạn sẽ giảm.
Trên đây là những thông tin cơ bản về ung thư đại trực tràng. Để được tư vấn cụ thể hơn nữa, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng