Ung thư đại trực tràng và những điều cần biết
Nội dung bài viết
Ung thư đại trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nữ giới và thứ ba ở nam giới Việt Nam. Cùng tình hiểu về ung thư đại trực tràng qua bài viết dưới đây của GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì để hỗ trợ điều trị?
- Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng ở các giai đoạn
1. Ung thư đại trực tràng là gì?
Ung thư đại tràng bắt nguồn từ các mô đại tràng (phần dài nhất của ruột già) hoặc trực tràng (vài cm cuối cùng của ruột già trước hậu môn). Hầu hết các ung thư đại trực tràng là các khối u ác tính bắt nguồn từ mô tuyến (ung thư bắt đầu trong các tế bào có chức năng tạo và giải phóng chất nhầy và các chất dịch khác).
Ung thư đại trực tràng là bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Ung thư đại trực tràng là bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm, ngay từ giai đoạn khởi phát bệnh, cơ hội sống sau 5 năm có thể đạt 90%.
2. Nguyên nhân nào gây ung thư đại trực tràng?
Nguyên nhân chính xác gây ung thư đại trực tràng vẫn chưa được kết luận cụ thể, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ gây bênh:
- Độ tuổi trên 40: Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng càng lớn. Tuy nhiên thực tế căn bệnh này đang có xu hướng gặp phải ở cả người trẻ tuổi.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn uống không đúng cách, thường xuyên ăn thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, thực phẩm cay nóng, thực phẩm sống… làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
- Nghiện rượu bia: Đây là loại đồ uống không tốt cho sức khỏe, đặc biệt nó làm gia tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa nói chung và ung thư đại trực tràng nói riêng.
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh ở đại tràng như bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng mạn tính, polyp đại trực tràng
- Tiền sử gia đình có người nhà mắc ung thư đại trực tràng
3. Cách nhận biết ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở đại tràng (phần dài nhất của ruột già) hay trực tràng (vài cm cuối của ruôt, trước hậu môn). So với nhiều bệnh ung thư khác, ung thư đại trực tràng không quá khó để có thể phát hiện sớm.
Nhận biết qua các triệu chứng
Một trong những cách nhận biết bệnh ung thư đại trực tràng là không bỏ qua bất kì triệu chứng nào. Bao gồm:
- Rối loạn đại tiện: ở giai đoạn sớm, người bị ung thư đại tràng thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như việc đi táo, đi lỏng thất thường, có hôm táo có hôm lỏng hoặc có thời gian đi lỏng kéo dài, có thời gian táo bón kéo dài.
- Đi ngoài ra máu: là một trong những biểu hiện điển hình ở bệnh nhận ung thư đại trực tràng. Khác với bệnh trĩ đi ngoài ra máu tươi, bệnh nhân ung thư đại trực tràng có biểu hiện đi ngoài trong phân lẫn chất nhầy
- Đâu quặn bụng: khi khối u phát triển ở đại trực tràng
- Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân…
Nhận biết qua các xét nghiệm chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư đại trực tràng chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán phù hợp. Một số phương pháp chẩn đoán bệnh thường gặp là:
- Nội soi đại trực tràng: là một trong những phương pháp cơ bản quan trọng hàng đầu trong chẩn đoán ung thư đại trực tràng. Soi trực tràng cho phép phát hiện các tổn thương của trực tràng và cả đoạn đại tràng xích ma. Qua soi bấm sinh thiết để có chẩn đoán mô bệnh học. Soi trực tràng còn cho biết tính chất khối u như hình dạng, kích thước, vị trí khối u so với rìa hậu môn… Soi đại tràng với ống soi mềm thăm dò được cả khung đại tràng, soi đại tràng bổ sung cho soi trực tràng để phát hiện thêm những tổn thương như ung thư nhiều ổ, polyp đại tràng…
- Chụp khung đại tràng có thể phát hiện những tổn thương nhỏ như polyp
- Siêu âm: thực hiện siêu âm ổ bụng để phát hiện u đại tràng di căn qua hạch ổ bụng. Siêu âm qua nội soi, siêu âm nội trực tràng với đầu dò có dải tần cao cho phép đánh giá mức xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung
- CT, MRI: đánh giá khá đầy đủ đại tràng…
4. Phương pháp điều trị
Để điều trị ung thư đại trực tràng cần căn cứ vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người. Người bệnh có thể được chỉ định tiến hành các phương pháp điều trị riêng lẻ hoặc kết hợp.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ các khối u và một số mô lành xung quanh.
- Xạ trị: Phương pháp này có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u. Trường hợp sử dụng xạ trị sau phẫu thuật sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn khối u còn sót lại bên trong đại trực tràng.
- Hóa trị: Phương pháp này được sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư, bằng cách ngăn chặn khả năng tăng trưởng và phân chia tế bào ung thư. Hóa trị có thể sử dụng kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ trị để tăng hiệu quả điều trị ung thư đại trực tràng.
- Liệu pháp nhắm mục tiêu: Phương pháp này nhắm tới gen cụ thể của tế bào ung thư hoặc protein… nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư trong khi không gây thiệt hại cho tế bào khỏe mạnh.
5. Các cách phòng ngừa ung thư đại trực tràng
Duy trì cân nặng hợp lý
Các nghiên cứu đã chỉ ra, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn những người bình thường, đặc biệt là ở những người béo bụng. Nguyên nhân được giải thích là do béo phì làm tăng nồng độ insulin trong máu và tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh ung thư khác. Vì vậy, duy trì cân nặng hợp lý là cách phòng ngừa ung thư đại tràng được đánh giá cao.
Tích cực luyện tập thể dục thể thao, ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Tích cực luyện tập thể dục thể thao có thể giảm đáng kể lượng mỡ thừa tích lũy trong cơ thể – yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn mà thay thế bằng thịt gia cầm, cá, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả tươi không những tốt cho sức khỏe mà còn góp phần giảm được nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Không hút thuốc lá, không uống rượu bia
Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi và nhiều bệnh ung thư khác, trong đó có cả ung thư đại trực tràng. Nhiều nghiên cứu cho biết, khói thuốc lá có chứa tới 7000 chất hóa học và gần 70 chất có khả năng gây bệnh ung thư. Không hút thuốc lá có thể giảm tới 30 – 40% nguy cơ mắc bệnh.
Không chỉ có khói thuốc lá, rượu cũng là một tác nhân thúc đẩy ung thư đại trực tràng phát triển khi chúng có khả năng kết hợp với enzyme thúc đẩy cơ thể sinh ra các phân tử hoạt tính cao gây tổn hại đến tế bào…
Khám sức khỏe, sàng lọc ung thư sớm
Thực tế, có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng mà bạn không thể kiểm soát được như tuổi tác, mang gen hội chứng di truyền có khả năng gây ung thư cao, mắc bệnh tiểu đường tuýp 2… nên khám sức khỏe và sàng lọc ung thư sớm là cách phòng bệnh được đánh giá cao khi có thể phát hiện những bất thường ở đại trực tràng, khi ung thư chưa tiến triển.
Khám sàng lọc ung thư đại trực tràng có thể bao gồm nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh như xét nghiệm máu, nội soi đại trực tràng, sinh thiết nếu nghi ngờ ung thư…
Để được tư vấn thêm về ung thư đại tràng, bạn đọc có thể liên hệ chuyên gia tư vấn qua tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phóng sự về bệnh nhân Ung thư đại tràng
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng