[Giải đáp]: Ung thư gan có nên ăn trứng không?

Ung thư gan có nên ăn trứng không là thắc mắc của không ít bệnh nhân và người nhà. Có nhiều bệnh nhân mách nhau bí quyết chữa bệnh ung thư bằng cách kiêng triệt để các thực phẩm giàu protein. Vậy thực hư việc người bệnh ung thư gan có nên ăn trứng không? Chuyên gia tư vấn của GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây. 

XEM THÊM:

1. Lợi ích của trứng đối với sức khỏe con người

Trứng là nguồn thực phẩm quen thuộc cung cấp protein và dinh dưỡng cho con người, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về nó. Dưới đây là những lợi ích của trứng với sức khỏe con người:

Làm chậm quá trình lão hóa

Điều này đã được các nhà khoa học Hà Lan nghiên cứu, theo kết quả có đến 87% phụ nữ từ 35-40 tuổi đã hoàn toàn biến mất những vết nám, tàn nhang trên da. Còn đối với nam giới, các nếp nhăn xung quanh mắt cũng giảm đi rõ rệt nhờ việc ăn trứng gà. 

Giảm cân

Các nhà khoa học của Mỹ đã kết luận rằng, nếu bạn kết hợp chế độ ăn kiêng với việc ăn trứng gà vào bữa ăn sáng thì sẽ giúp đẩy nhanh gấp đôi tốc độ giảm cân. Một bữa sáng với trứng như vậy cũng sẽ giúp bạn giảm bớt lượng thực phẩm tiêu thụ trong một ngày.

Giảm nguy cơ mắc ung thư

Choline là một dưỡng chất vô cùng quan trọng với não bộ, đồng thời còn giúp làm giảm nguy cơ ung thư. Có nghiên cứu đã chứng minh, nữ giới ở lứa tuổi thanh thiếu niên nếu ăn kiêng có trứng gà hàng ngày sẽ giảm 18% nguy cơ mắc ung thư vú.

ung-thu-gan-co-nen-an-trung
Trứng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người

Cung cấp vitamin B giúp bảo vệ da, tóc và gan

Biotin, vitamin B12 và lượng protein được hấp thu từ trứng gà giúp tăng cường sức khỏe cho da và tóc. Phospholipid trong trứng gà thúc đẩy khả năng loại bỏ độc tố khỏi gan. 

Tăng cường thị lực

Nghiên cứu mới đây cho thấy, trứng gà rất giàu Lutein – chất có vai trò tăng cường thị lực, giúp bạn có được cái nhìn sắc nét hơn. Nếu thiếu hụt của lượng chất này sẽ phá hoại mô tích tụ trong mắt, khiến đôi mắt không thể đảo ngược linh hoạt, gây suy yếu thị lực. Nhưng nếu ăn 2 quả trứng gà mỗi ngày sẽ giúp bạn khắc phục được tình trạng này.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cholesterol từ trứng cân bằng với phosphatides nên không gây hại cho sức khoẻ của chúng ta và giúp ức chế sự sản xuất cholesterol của cơ thể. Ngoài ra, trứng còn chứa axit omega-3 làm giảm mức triglyceride, từ đó làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. 

Giúp hấp thụ canxi tốt hơn

Vitamin D trong trứng gà giúp cơ thể người hấp thu và củng cố sức khỏe của xương, răng.

Món ăn dinh dưỡng cho trẻ em

Acid folic còn có tên gọi khác là vitamin B9 có vai trò giúp hình thành tế bào hồng cầu và ống dẫn dây thần kinh, giảm nguy cơ chậm phát triển ở trẻ nhỏ. Đây là lý do vì sao vitamin B9 rất cần thiết cho phụ nữ trong quá trình mang thai. Trong 1 quả trứng gà chứa 7,0 mcg vitamin B9 nên bạn bỏ qua nguồn thực phẩm tuyệt vời này.

2. Bệnh ung thư gan có nên ăn trứng không?

Tế bào ung thư là tế bào đột biến, những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể vẫn cần phát triển bình thường nên vấn đề dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh ung thư gan có đủ sức khỏe để chống chọi với bệnh tật, đáp ứng được các phương thức điều trị ung thư đặc hiệu như: phẫu thuật, hóa xạ trị…

Quan niệm theo dân gian và hiện nay vẫn còn phổ biến ở nước ta là người mắc bệnh ung thư gan phải hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đạm, protein có nguồn gốc động vật để giảm tốc độ phát triển của tế bào ung thư, tuy nhiên đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Hàm lượng protein trong trứng cao. Mà protein là chất cơ bản giúp cơ thể người bị ung thư gan làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị. Đồng thời, cũng là nguyên liệu hồi phục lại khối nạc của cơ thể đã mất do tăng quá trình dị hóa của cơ thể. Ngoài ra, còn giúp tăng cường khả năng ngon miệng trong khi người bệnh ung thư luôn chán ăn, ăn uống kém. 

Trứng là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng và dễ hấp thu, giúp nâng cao thể trạng cho bệnh nhân, nhất là phòng chống suy dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư rất tốt. Điều quan trọng là phải lựa chọn sữa cho phù hợp và liều lượng vừa phải. 

ung-thu-gan-co-nen-an-trung-2
Ung thư gan có nên ăn trứng là thắc mắc của không ít người

Các món ăn từ trứng được khuyến nghị sử dụng cho người bệnh ung thư gan như: trứng chần, trứng luộc, trứng ốp lết chín kỹ, trứng tráng. Với các loại trứng chế biến khác như: trứng muối, trứng bắc thảo thì ăn với liều lượng vừa phải và trứng sống, trứng chưa chín kỹ thì tuyệt đối không cho bệnh nhân ung thư gan ăn.

Như vậy, trứng là một trong những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trứng không phải là thủ phạm gây bệnh nếu ăn ở mức độ vừa phải. Trứng gà có vị thơm ngon hơn và có nồng độ ít chất béo hơn trứng vịt, có lượng đạm cao. Chất lecithin trong trứng là lipit rất tốt, do đó, bệnh nhân ung thư gan nên ăn đều đặn 1 – 2 quả trứng mỗi ngày.

3. Cách ăn trứng cho bệnh nhân ung thư gan

Dưới đây là một số cách ăn trứng mà bệnh nhân ung thư gan cần lưu ý:

  • Không nên cho mì chính vào trứng.
  • Không nên kết hợp đường với trứng vì sẽ làm cản trở sự hấp thu các dưỡng chất vào cơ thể.
  • Không ăn trứng  cùng với sữa đậu nành vì làm giảm sự hấp thụ protein
  • Không ăn các món ăn từ trứng đã được chế biến và để qua đêm
  • Không uống trà đặc sau khi ăn trứng vì như thế  sẽ gây táo bón
  • Không nên ăn trứng với hồng vì sẽ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn
  • Không ăn trứng đồng thời với thịt ngỗng hay thịt thỏ vì có thể bị tiêu chảy.
  • Không nên ăn trứng sống hoặc chưa được nấu chín kĩ.

4. Chế độ ăn dành cho bệnh nhân ung thư gan

Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh ung thư gan nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để có sức khoẻ trong quá trình điều trị.

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư gan

  • Trái cây và rau quả tươi: Trong những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, trái cây và rau quả tươi còn giàu chất chống oxy hóa giúp chống lại bệnh tật rất tốt. 
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Bao gồm: bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose – nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào khoẻ lạnh. 
  • Thực phẩm ít chất béo: Thực phẩm ít chất béo như các loại hạt, dầu oliu, dầu hạt cải… giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.
  • Thịt trắng: Các loại thịt trắng như thịt gà, vịt, ngan sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Nên chế biến dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa và hạn chế lượng dầu mỡ.
  • Sữa và sữa chua: Uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi cho cơ thể.
ung-thu-gan-co-nen-an-trung-1
Người bệnh ung thư gan nên tránh xa những thực phẩm chứa hàm lượng muối cao

Thực phẩm không tốt cho người bệnh ung thư gan

  • Các món ăn chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ.
  • Không nên ăn nhiều các loại thịt màu đỏ, các loại đồ ăn được đóng hộp và chế biến sẵn.
  • Tránh xa những thực phẩm mặn, thực phẩm có hàm lượng muối cao.
  • Không ăn nội tạng động vật do chúng chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể người bệnh ung thư gan.
  • Rượu và đồ uống có cồn, có ga: Khi mắc ung thư gan, các loại đồ uống này cần được loại bỏ khỏi thực đơn bởi những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan cũng đang bị bệnh cần được nghỉ ngơi.

Bên cạnh chế độ ăn uống điều độ, bệnh nhân ung thư gan nên thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn nâng cao đề kháng và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, người bệnh ung thư gan nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên GHV KSol đã giải đáp được thắc mắc “người bệnh ung thư gan có nên ăn trứng không” của bạn. Nếu cần hỗ trợ về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tổng đài 18006808 để được các Dược sĩ tư vấn miễn phí.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN