Ung thư gan có nên phẫu thuật không? Khi nào nên phẫu thuật

Ung thư gan có nên phẫu thuật không là câu hỏi chung của nhiều người bệnh. Do đó, GHV KSol thực hiện bài viết này để cung cấp các thông tin giải đáp cho câu hỏi ung thư gan có nên phẫu thuật không?

XEM THÊM:

1. Ung thư gan có nên phẫu thuật không?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị quan trọng trong điều trị ung thư. Đặc biệt là với các bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn đầu, việc thực hiện phẫu thuật sẽ giúp loại các bỏ tế bào ác tính. Còn ở các giai đoạn sau, phẫu thuật giúp giảm bớt triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho người bệnh.

Với ung thư gan, việc chỉ định phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khỏe của gan và thể trạng của người bệnh..

  • Thông thường với các bệnh nhân mắc ung thư gan phát hiện ở thời kỳ sớm và phần gan lành còn hoạt động tốt thì có thể phẫu thuật được và đáp ứng điều trị tốt, cho hiệu quả tích cực.
  • Còn đối với những người bị xơ gan thì không nên phẫu thuật. Vì phần gan bị xơ không thể đảm nhiệm chức năng bình thường sau phẫu thuật.
  • Nếu tế bào ung thư gan đã lan rộng trên gan hay bệnh nhân bị ung thư tế bào nội mạc mạch gan, ung thư tế bào biểu mô dạng sợi và các khối ung thư tế bào gan có kích thước nhỏ hơn 5cm thì cần thực hiện cắt bỏ toàn bộ lá gan và làm phẫu thuật cấy ghép gan khi có nguồn gan thích hợp được hiến.

Vì vậy, nếu được chỉ định phẫu thuật , người bệnh ung thư gan nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Việc thực hiện phẫu thuật có thể để lại rủi ro trong quá trình thực hiện. Người bệnh chỉ nên tiến hành mổ ung thư gan khi người thực hiện là các bác sĩ có tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm, tại cơ sở có uy tín.

ung-thu-gan-co-nen-phau-thuat
Ung thư gan có nên phẫu thuật không?

2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư gan

Có 3 phương pháp phẫu thuật điều trị ung thư gan hiện này đó là:

2.1. Phẫu thuật cắt gan

Nếu bệnh nhân không có tiền sử xơ gan, bác sĩ sẽ thường chỉ định phẫu thuật cắt gan. Bởi vì đây là phương pháp điều trị có tỷ lệ tử vong khá thấp và khả năng sống lâu sau mổ đạt 50 – 60%.

Còn đối với những trường hợp có tiền sử xơ gan, trước hết bác sĩ sẽ cần phải xác định tới những yếu tố bệnh để giảm thiểu nguy cơ suy giảm chức năng gan. Sau đó mới quyết định có nên phẫu thuật cắt gan hay không. Thường thì cắt thùy phải sẽ có nguy cơ suy chức năng gan cao hơn so với cắt thùy trái của gan.

Có 2 phương pháp cắt gan đó là cắt gan không có kế hoạch (không tính toán đến giải phẫu của gan) và cắt gan có kế hoạch. Trong đó, cắt gan có kế hoạch được phân chia thành các loại sau:

  • Phương pháp Lortat – Jacob: Với phương pháp này tách các mạch máu cuống gan và trên gan rồi thực hiện cắt gan. Nhược điểm của phương pháp này là khó thực hiện, mất thời gian và gây mất nhiều máu.
  • Phương pháp Tôn Thất Tùng: Sau khi bóp nhu mô gan bằng tay, cắt gan bằng cầm máu và thắt đường mật trong nhu mô gan. Cuống gan được cầm máu tạm thời trong khi cắt.
  • Phương pháp Bismuth: Là kết hợp ưu điểm của hai phương pháp trên, đó là phẫu thuật tách các thành phần của cuống Glisson ngoài gan như phương pháp Lortat – Jacob nhưng không thắt trước mà chỉ cặp lại để kiểm soát tình trạng chảy máu. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện cắt nhu mô gan và kiểm soát cuống Glisson, tĩnh mạch gan trong nhu mô gan tương tự như kỹ thuật Tôn Thất Tùng.

Trong phẫu thuật cắt gan có thể sử dụng dao siêu âm. Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm như giảm tình trạng mất máu trong phẫu thuật, ít tổn thương các mô lành hơn so với phương pháp bóp nhu mô gan bằng tay. Bên cạnh đó còn có thể loại bỏ các khối u xâm lấn vào phúc mạc bằng cách phá vỡ và hút ra ngoài. Vậy nên giúp bảo tồn tối đa phần gan lành, giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong sau phẫu thuật.

Hiện nay, phương pháp cắt gan nội soi cũng đã được áp dụng trong trường hợp khối u gan đáp ứng các điều kiện thực hiện kỹ thuật này.

2.2. Phương pháp thắt động mạch gan

Là phương pháp điều trị có tính chất tạm thời, được chỉ định cho các trường hợp không thể thực hiện cắt gan. Khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tiến hành thắt riêng động mạch gan hoặc thắt toàn bộ các mạch máu tới gan nhằm mục đích giảm lượng máu nuôi dưỡng các tế bào ung thư gan. Phương pháp điều trị này sẽ gây hoại tử ở vùng trung tâm khối u, giúp giảm đau và thu nhỏ khối u. Tỷ lệ sống trên 6 tháng ở bệnh nhân ung thư gan sau khi thực hiện phẫu thuật này là khoảng 28%.

2.3. Ghép gan

Ghép gan là phương pháp sử dụng gan khỏe mạnh được hiến để ghép cho bệnh nhân ung thư gan. Đây được coi là lựa chọn tốt nhất trong điều trị ung thư gan nguyên phát và có xơ gan mất bù

Phương pháp ghép gan được chỉ định cho bệnh nhân ung thư gan có khối u dưới 5cm và số lượng khối u trên 3cm không quá 3 và khối u chưa xâm lấn mạch máu. Sau khi ghép gan, thời gian sống thêm của bệnh nhân là trên 4 năm và tỷ lệ sống thêm mà bệnh không tái phát đạt tới 85 – 92%. Tuy nhiên, ghép gan là một đại phẫu có tồn tại nhiều rủi ro.

3. Phương pháp điều trị ung thư gan không phẫu thuật

Đối với các trường hợp các trường hợp không thể thực hiện điều trị bằng phẫu thuật thì sẽ được chỉ định một hoặc một số phương pháp sau:

3.1. Xạ trị ung thư gan

Bao gồm các phương pháp xạ trị:

  • Xạ trị từ bên ngoài: Chiếu Coban 60 nhưng hiệu quả tương đối thấp.
  • Xạ trị tại chỗ: Kết hợp xạ trị với phương pháp gây tắc mạch. Cách này cho kết quả tương đối khả quan, giảm bớt đau đớn và kích thước khối u cho bệnh nhân.
ung-thu-gan-co-nen-phau-thuat-1
Xạ trị ung thư gan

3.2. Phá hủy u gan dưới sự hướng dẫn của siêu âm

Cách này thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn đầu hoặc giữa không thích hợp với phẫu thuật. Bệnh nhân có ít hơn 3 khối u ở gan với kích thước từ 3-4 cm và có thể tiếp cận được dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Các bước thực hiện bao gồm:

  • Tiêm hóa chất vào trong khối u: Cồn hay hóa chất khác được tiêm như acid axetic, có tác dụng tốt với những khối u nhỏ. Đối với khối u nhỏ hơn 2cm, tiêm cồn có thể giúp tiêu hủy 90 – 100% tế bào ung thư. Tỷ lệ này giảm xuống 70% đối với các khối u kích thước 2 – 3 cm và 50% ở trường hợp khối u gan kích thước 3 – 5 cm. Nhược điểm của tiêm cồn là người bệnh cần được tiêm liên tục trong nhiều ngày và khó tiêu huỷ hết hoàn toàn khối u ác tính có kích thước trên 3cm do cồn không thể vào hết toàn bộ khối u.
  • Đốt u gan bằng liệu pháp nhiệt lạnh, vi sóng, sóng cao tần, tia laser… Các phương pháp này có hiệu quả tốt đối với trường hợp có khối u dưới 3cm, không thể phẫu thuật do vị trí khối u, mang nhiều khối u hoặc bị xơ gan. Ưu điểm của kỹ thuật này là tỷ lệ thành công cao, ít gây xâm lấn hơn so với phẫu thuật, và khả năng sống còn sau 5 năm tương đương phẫu thuật.

3.3. Các phương pháp khác

  • Nút mạch hóa chất qua đường động mạch TACE hoặc TOCE: Đây là kỹ thuật thay thế cho các bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật, có nhiều khối u, khối u lớn hoặc có nhiều khối u nhỏ không cắt bỏ được. Nguyên tắc điều trị là sử dụng hóa chất chọn lọc, ví dụ như doxorubicin, cisplatin, mitomycin C, hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để truyền vào khối u qua các nhánh động mạch đồng thời nút tắc động mạch nuôi bằng các vật liệu gây tắc mạch. Do thuốc hóa trị và thiếu nguồn cung cấp dưỡng chất nên khối u sẽ bị tiêu diệt. Ưu điểm của phương pháp này là là ít xâm lấn, hiệu quả điều trị và tính chọn lọc cao, ít ảnh hưởng đến thể trạng của người bệnh. Đồng thời có thể thực hiện lặp lại nhiều lần để kiểm soát khối u cũng như điều trị u tái phát. Tuy nhiên đây không phải là kỹ thuật điều trị triệt căn và có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, nôn ói, gây loãng xương, rụng tóc, và thoái hoá chức năng thận.
  • Nút mạch bằng hạt vi cầu phóng xạ (TARE hoặc SIRT): Có nguyên lý tương tự như TACE nhưng kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn, phải làm nhiều hơn vì các đồng vị phóng xạ Y-90 sẽ được bơm vào khối u qua đường động mạch và tạo ra tác dụng xạ trị tiêu diệt khối u tại chỗ, ít ảnh hưởng đến các phần còn lại của cơ thể.
  • Hóa trị: Sử dụng các thuốc chống phân bào, chống chuyển hóa 5 – Fluorouracil, Vincristin… Hiện nay, mới chỉ có sorafenib đã được chứng minh là có hiệu quả kéo dài sự sống đối với bệnh nhân ung thư gan.
  • Liệu pháp miễn dịch: Là phương pháp tiêm BCG vào trong khối u hoặc tiêm trong da, LH1, Levamisole…

Như vậy, ung thư gan có nên phẫu thuật hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Phẫu thuật được thực hiện giai đoạn sớm sẽ càng có hiệu quả và giảm bớt mức độ phức tạp. Do đó, nên đi khám và điều trị ngay khi có các dấu hiệu của ung thư gan.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7