[Giải đáp] Ung thư gan có uống được sữa đậu nành không?
Nội dung bài viết
Ung thư gan có uống được sữa đậu nành không là thắc mắc của không ít người, bởi chế độ ăn uống của người bệnh cũng rất quan trọng đối với quá trình điều trị bệnh. Hơn nữa, sữa đậu nành là thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Vậy với câu hỏi ung thư gan có uống được sữa đậu nành không? GHV KSol sẽ giải đáp giúp bạn qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Người bệnh ung thư gan nên ăn quả gì để tốt cho sức khỏe?
- Tìm hiểu phương pháp đốt sóng cao tần điều trị ung thư gan
- Thực đơn cho người ung thư gan
1. Giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành đối với người bệnh ung thư
Trong hạt đậu nành có chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm, 15-25% glucose với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucine, lysin, metionin, tryptophan, valin, phenylalanine) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, P, K, Na, Mg, S các vitamin A, B1, B2, D, E, F cùng các enzyme, sáp, cellulose, nhựa.
Trong thực phẩm này có nhiều chất đạm nên đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Châu Á. Đậu nành được xem là nguồn cung cấp đạm rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì chứa ít mỡ và cholesterol. Theo các chuyên gia, đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều canxi hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Thêm vào đó là các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành.
Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành có nhiều điểm tương đồng với sữa bò, cụ thể sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhiều canxi hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose và có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do dị ứng lactose. Lượng chất béo bão hòa trong sữa đậu nành cũng ít hơn sữa bò, do đó có lợi cho tim mạch hơn.
Đậu nành cũng là một loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên người dùng cần tuân thủ nguyên tắc vàng “đa dạng thực phẩm” để đạt hiệu quả tối ưu với sức khỏe. Bệnh nhân điều trị ung thư nên có chế độ ăn theo sở thích của mình, tuy nhiên cần đảm bảo tính cân đối của bữa ăn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng.
2. Người bệnh ung thư gan có uống được sữa đậu nành không?
Theo bác sĩ chuyên khoa ung bướu, đậu nành (còn gọi là đậu tương) là một thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cho tới hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn đậu nành gây ung thư hoặc ăn đậu nành giúp tránh ung thư. Do đó, người bệnh ung thư gan hoàn toàn có thể uống được sữa đậu nành.
Đối với người bị ung thư gan, uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp tăng sức đề kháng và giảm mệt mỏi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải bệnh nhân nào cũng có thể uống được sữa đậu nành, bởi sữa đậu nành là thực phẩm có tính hàn, chưa một lượng oligosaccharide nhất định, khi uống nhiều sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, chướng bụng và tiêu chảy…
Nếu hệ tiêu hoá của người bệnh bị yếu thì nên chú ý trong việc uống sữa đậu nành, tránh gây ra các biến chứng không tốt. Người bệnh ung thư gan nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn cho mình, từ đó sẽ có một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp phục hồi sức khoẻ cho từng bệnh nhân.
3. Những lưu ý khi uống sữa đậu nành
Mặc dù là thực phẩm lành tính, nhưng khi sử dụng sữa đậu nành cần lưu ý một số điều dưới đây để bảo đảm hàm lượng dinh dưỡng và tránh một số tác hại không mong muốn:
Không dùng sữa đậu nành chưa được đun sôi kỹ
Đó là vì trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác. Do đó nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ thì sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc…
Không pha sữa đậu nành với đường đỏ
Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ như axit lactic, axit axetic… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính. Theo đó làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm tinh bột
Chỉ uống sữa đậu nành không sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng. Chính vì vậy, khi uống sữa đậu nành bạn nên ăn thêm một chút điểm tâm khác như bánh mì, bánh ngọt, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm từ tinh bột. Bởi tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra hơn khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thụ hoàn toàn.
Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng
Uống sữa đậu nành cùng với ăn trứng là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Tuy nhiên, sữa đậu nành giàu protein thực vật, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình sẽ có hiệu ứng bổ dưỡng cao hơn, nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt. Hơn nữa, trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin – khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng của loại thực phẩm này.
Tránh uống quá nhiều
Khi uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thụ hết, gây ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa. Đối với người lớn, không nên uống quá 500ml sữa đậu nành mỗi ngày.
Không đựng sữa đậu nành trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người dùng phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành, vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ.
Không uống sữa đậu nành cùng thuốc kháng sinh
Một số loại thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycin có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Vì vậy, nên tránh uống kháng sinh cùng lúc với sữa đậu nành, tốt nhất là nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để đảm bảo không có tương tác thuốc có thể xảy ra.
Hy vọng rằng qua bài viết trên bạn đọc đã phần nào giải đáp được về thắc mắc “Ung thư gan có uống được sữa đậu nành không?”. Như vậy, sữa đậu nành tốt cho bệnh nhân ung thư gan nên trong chế độ ăn uống hằng ngày, người bệnh nên sử dụng nhóm thực phẩm này với liều lượng phù hợp nhé.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: VTV2 HTCB – TÂM SỰ CỦA NGƯỜI TÀI XẾ THOÁT ÁN TỬ UNG THƯ GAN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng