Tìm hiểu người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì
Nội dung bài viết
Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì là câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Câu trả lời đó là người bệnh cần nắm được những thông tin thiết yếu về ung thư gan ở giai đoạn này. Bài viết sau của GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để giúp cho bệnh nhân biết được ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì?
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- Tìm hiểu về phương pháp điều trị ung thư gan bằng đốt sóng cao tần
- Ung thư gan có uống được nấm linh chi không? Chuyên gia chia sẻ
- Ung thư gan không nên ăn gì tốt cho sức khỏe
1. Thế nào là ung thư gan giai đoạn cuối?
Tính theo hệ thống phân loại giai đoạn ung thư gan TNM thì ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan ở giai đoạn 4A và 4B:
Các đặc điểm của ung thư gan giai đoạn 4 này đó là
- Các tế bào ung thư chưa xảy ra di căn xa (4A) hoặc đã có di căn xa và thường xảy ra ở xương và phổi. Hoặc các khối u có thể qua bao gan và tới cổ hoành. .
- Có di căn đến vào vùng hạch. Một số trường hợp di căn đến vùng hạch không thể đánh giá được như hạch nằm dọc theo tĩnh mạch chủ dưới động mạch gan, tĩnh mạch cửa và hạch rốn gan.
- Có nhiều khối u ở nhiều thùy hoặc các khối u xâm lấn vào các nhánh chính của tĩnh mạch gan, xâm lấn tới các cơ quan liên quan.
Còn theo hệ thống phân loại ung thư gan BCLC thì ung thư gan giai đoạn cuối được hiểu là ung thư gan giai đoạn D với các đặc điểm:
- Đặc điểm khối u: Có thể ở bất cứ trạng thái nào.
- Chức năng gan Child C: ở khoảng 10-15 điểm.
- Thể trạng sức khỏe: Người bệnh cần phải có sự trợ giúp của người khác trong quá trình chăm sóc bản thân. Phải nằm hoặc ngồi nghỉ tại giường hoặc ghế hơn 50% thời gian thức tỉnh. Hoặc có thể người bệnh bị hạn chế hoàn toàn, không thể tự chăm sóc được bản thân. Phải nằm hay ngồi nghỉ tại giường/ghế trong toàn bộ thời gian thức.
2. Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì – Nắm được các biểu hiện của bệnh
Các biểu hiện của ung thư gan giai đoạn cuối thường rất rõ và có thể dễ dàng nhận ra. Cụ thể đó là:
Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm bất kì việc nặng nào. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi và có thể mất đi khả năng lao động.
Bên cạnh đó, sự suy nhược của cơ thể cũng khiến người bệnh sụt cân nhanh chóng. Thường thì khoảng 5 – 6 kg/tháng và có trường hợp còn sụt nhanh hơn.
Rối loạn tiêu hóa
Khi chức năng gan bị suy giảm thì đồng thời hệ tiêu hóa cũng sẽ suy giảm chức năng. Dẫn đến hệ tiêu hóa sẽ thường xuyên bị rối loạn và người bệnh cũng sẽ thường xuyên mắc các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy, đau bụng dữ dội.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối cũng luôn có cảm giác đầy bụng, đầy hơi dù không ăn gì và thường đi đại tiện nhiều lần trong một ngày. Phân nát và có nhiều chất nhầy.
Đau tức liên tục
Đối với ung thư gan thời kỳ cuối, những cơn đau là điều gần như không thể tránh khỏi. Những cơn đau quặn thắt ở gan và dạ dày đột ngột, rất khó chịu là các dấu hiệu của ung thư gan.
Gan to
Ở giai đoạn này, người bệnh có thể sờ thấy những khối u ở phần gan trên cơ thể. Đây là dấu hiệu quan trọng cho việc gan đã bị hư hỏng nghiêm trọng. Các khối u sờ được có thể ở nhiều dạng to nhỏ khác nhau trên bụng trên.
Bị xuất huyết tiêu hóa
Do gan và dạ dày có mối liên quan mật thiết nên khi chức năng gan suy giảm cũng sẽ làm dạ dày có những biểu hiện kèm theo. Và xuất huyết tiêu hóa là một trong những biểu hiện nghiêm trọng ở giai đoạn cuối của ung thư gan.
Vàng da
Vàng da là biểu hiện đặc trưng ở bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Khi bước sang giai đoạn cuối thì các khối u gan lớn dần, chèn ép làm cho tắc nghẽn giữa gan và ống mật gia tăng. Từ đó dẫn đến sự hình thành triệu chứng vàng da hoặc vàng mắt.
Triệu chứng vàng da xuất hiện ở khoảng 85% trường hợp bệnh nhân ung thư gan có khối u đường mật, ung thư gan giai đoạn cuối. Đó là do quá trình chuyển hóa các chất, chuyển hóa mật bị giảm, nồng độ bilirubin tăng cao nên gây ra các triệu chứng vàng mắt, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ngứa trên da.
Cổ trướng
Ở giai đoạn cuối, bệnh nhân ung thư gan có thể bị phù ở chi dưới, bụng phình lớn và thường có màu vàng cỏ úa hoặc màu đỏ (do máu).
3. Ung thư gan giai đoạn cuối có thể lây không?
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được khả năng lây lan của ung thư gan ở các giai đoạn nói chung và ở giai đoạn cuối nói riêng có thể lây nhiễm qua việc ăn uống chung, tiếp xúc gần gũi, sống chung, ôm hôn hay thậm chí là quan hệ tình dục.
Chính vì thế, gia đình và những người xung quanh hoàn toàn có thể yên tâm để sống chung và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối.
4. Ung thư gan giai đoạn cuối có chữa được không?
Khi đến giai đoạn cuối thì ung thư gan đã không còn khả năng chữa khỏi. Lúc này gan và chức năng của nó đã bị phá hủy nghiêm trọng, kèm theo sự di căn rộng của tế bào ung thư.
Phương pháp hóa trị và xạ trị là chỉ định điều trị hàng đầu trong giai đoạn này của ung thư gan. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh lúc này chỉ nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và kéo dài thêm thời gian sống cho người bệnh.
Vậy bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối có nên dùng thuốc nam không? Việc điều trị ung thư gan bằng thuốc nam về cơ bản là giúp bồi bổ thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch. Việc sử dụng thuốc nam không thể chữa tận gốc ung thư gan nhưng vẫn có thể mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh khi phối hợp với các biện pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị… Đồng thời sử dụng thuốc nam còn là giải pháp giúp giảm bớt những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
4. Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì – Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối. Do đó, người bệnh nên nắm được những thực phẩm nên ăn và không nên ăn. Từ đấy, xây dựng được chế độ ăn lành mạnh, hợp lý và đa dạng.
Các thực phẩm người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối nên ăn
Thực phẩm giàu protein:
- Nên có chế độ dinh dưỡng giàu protein, với khoảng 1,2g protein/kg thể trọng/ngày.
- Tốt nhất nên sử dụng protein có nguồn gốc thực vật để hạn chế cơ thể hấp thu chất béo và cholesterol từ động vật.
- Một số loại thực vật chứa nhiều protein gồm có: Súp lơ xanh, ngô ngọt, măng tây, đậu hà lan, khoai tây, đậu lăng, củ cải trắng, đậu bắp, đặc biệt là các loại nấm.
Thực phẩm giàu axit amin
- Axit amin sẽ giúp khôi phục khối lượng nạc của cơ thể người bệnh, cải tạo quá trình trao đổi chất và kích thích quá trình tái tạo gan.
- Các loại thực phẩm giàu axit amin đó là: Ngũ cốc, sữa, trứng, cá, các loại đậu, các loại hạt, các loại tảo biển…
Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất:
- Vitamin A, B, C và E là các loại vitamin người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường bị thiếu hụt.
- Các loại thực phẩm có hàm lượng các vitamin kể trên cao như: Cà rốt, khoai tây, trái cây và các loại hạt.
Thực phẩm chứa Magie và Tryptophan:
- Đây là các chất giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. Nhờ đó hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của người bệnh.
- Một số thực phẩm giàu Magie đó là: Hoa quả khô, gạo lứt, vừng, hẹ, rong biển lúa mì, …
- Một số thực phẩm giàu tryptophan bao gồm: Thịt gà, sữa, thịt bò, chuối tiêu….
Ung thư gan giai đoạn cuối không nên ăn gì?
- Không nên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ động vật,nên thay thế bằng dầu thực vật trong việc nấu nướng.
- Hạn chế những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như nội tạng động vật, đồ hộp…
- Kiêng thực phẩm giàu chất béo như: Khoai tây rán, thức ăn nhanh vì sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Không ăn những thực phẩm có hàm lượng muối cao vì sẽ làm nặng thêm các triệu chứng của ung thư gan và gây tích tụ dịch trong gan.
- Tuyệt đối không sử dụng các thức uống có cồn vì sẽ khiến gan phải làm việc rất căng thẳng.
5. Ung thư gan giai đoạn cuối có đau hay không?
Bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối không chỉ phải đối mặt với các cơn đau đớn từ khối u gan gây ra mà còn có thể là do tác dụng phụ của các biện pháp điều trị được chỉ định.
Trong quá trình điều trị, rất nhiều trường hợp người bệnh ngã gục sau các ca phẫu thuật, các đợt hóa trị hay xạ trị bởi quá nhiều tác dụng phụ. Khiến cho cơ thể suy nhược bị nghiêm trọng, không thể đảm bảo sức khỏe để tiếp tục nhận các đợt hóa trị, xạ trị, hay tham gia ca phẫu thuật tiếp theo.
Và đã có người bệnh tử vong sớm hơn bởi quá nhiều tác dụng phụ do phương pháp điều trị gây ra đã khiến cơ thể người bệnh suy nhược trầm trọng.
Vì vậy việc chú ý nâng cao thể trạng, sức đề kháng kết hợp với các biện pháp giảm đau đớn, tác dụng phụ của phương pháp điều trị đối với bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối là rất quan trọng.
6. Thời gian sống của bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối là bao lâu?
Theo số liệu thống kê cho đến hiện nay thì tỷ lệ sống của người bệnh ung thư gan ở giai đoạn cuối rất thấp. Phần lớn người bệnh chỉ có thể sống được nhiều nhất là 6 tháng kể từ khi phát hiện bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh không chữa trị kịp thời, kết hợp với tâm lý bi quan thì có người tử vong sau đó 1 tháng hoặc sớm hơn rất nhiều.
Mặc dù, các bác sĩ luôn cố gắng đưa ra các phương pháp chữa trị để giúp người bệnh kéo dài thời gian sống. Nhưng vì gan là một cơ quan có kích thước lớn và giữ nhiều chức năng quan trọng của cơ thể nên khi lá gan bị phá hủy hoàn toàn thì các chức năng sẽ bị ngưng trệ. Thêm vào đó là những lo lắng về bệnh đã khiến cho sức khỏe của người bệnh giảm sút nghiêm trọng. Kết hợp những điều này chính là lý do khiến thời gian sống của ung thư gan ở giai đoạn cuối khá thấp.
7. Ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì – Biết được cách hỗ trợ, kiểm soát bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống
Để hỗ trợ điều trị, kiểm soát các triệu chứng đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và thời gian sống cho người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thì bệnh nhân cũng như người nhà cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ các điều sau:
- Tuân thủ phương pháp điều trị được chỉ định.
- Thăm khám, tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
- Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh và có thể khiến tế bào ung thư phát triển mạnh
- Kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp với tập các bộ môn thể dục như yoga, đi bộ, … ở mức độ vừa với sức của mình.
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, nuôi dưỡng ý chí chiến thắng bệnh tật mạnh mẽ.
Ngoài ra để hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của phương pháp điều trị người bệnh được khuyên nên sử dụng thực phẩm chức năng fucoidan trước, trong và sau quá trình điều trị.
Như vậy, bệnh nhân ung thư gan giai đoạn cuối nên làm gì đã được giải đáp ở bài viết trên. Ung thư gan giai đoạn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi và tránh được những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên chú ý sức khỏe và tiến hành điều trị trước khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng