Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư hạch bạch huyết là căn bệnh có triệu chứng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Vì thế, nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh khi ung thư đã ở giai đoạn muộn. Lúc này, “ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối có chữa được không” là mối quan tâm, lo lắng của cả bệnh nhân lẫn người nhà. Trong bài viết hôm nay, GHV KSOL sẽ giải đáp vấn đề này.

XEM THÊM:

1. Ung thư hạch bạch huyết là gì?

Ung thư hạch bạch huyết là dạng ung thư có liên quan đến tế bào lympho – tế bào có vai trò quan trọng trong đề kháng của cơ thể. Bệnh phổ biến ở cả nam giới và nữ giới, trong đó có cả những người trẻ tuổi.

Ung thư hạch bạch huyết được chia làm 2 loại chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Trong đó, tỷ lệ mắc u lympho không Hodgkin phổ biến hơn rất nhiều. Trong hai loại ung thư hạch bạch huyết này thì tỷ lệ chữa khỏi của u lympho Hodgkin cao hơn.

Ung thư hạch bạch huyết có thể chữa được nếu phát hiện bệnh sớm
Ung thư hạch bạch huyết có thể chữa được nếu phát hiện bệnh sớm

2. Nguyên nhân gây ung thư hạch bạch huyết

Nguyên nhân gây ung thư hạch chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ung thư hạch bạch huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, kể cả trẻ em cũng có nguy cơ mắc căn bệnh ác tính này.

Một số yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc ung thư hạch bạch huyết là:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: những người mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch, phải dùng thuốc để kiểm soát hệ miễn dịch, những người ghép tạng… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.
  • Béo phì.
  • Chế độ ăn nhiều thịt, chất béo ít rau xanh và hoa quả tươi.
  • Phơi nhiễm phóng xạ: nhiều nghiên cứu chỉ ra, những nạn nhân của các vụ tai nạn lò phản ứng hạt nhân có nguy cơ phát triển u lympho không Hodgkin. Một số bệnh nhân điều trị bằng phương pháp xạ trị, ví dụ như u lympho Hodgkin cũng có nguy cơ tiến triển thành u lympho không Hodgkin giai đoạn sau, đặc biệt là ở những người kết hợp điều trị với hóa chất.
  • Tiếp xúc với chất độc hại qua thuốc trừ sâu, diệt cỏ.
  • Những người da trắng như Mỹ và một số nước châu Âu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người da màu.
  • Nhiễm vi rút EBV, một số vi khuẩn HP, vi rút viêm gan C cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư hạch ở một số vị trí nhất định trên cơ thể.
  • Tiền sử gia đình có anh chị em mắc ung thư hạch thì nguy cơ mắc của bạn sẽ cao hơn nhiều lần, đặc biệt là ở những cặp sinh đôi.

3. Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối có chữa được không?

Ung thư hạch bạch huyết có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, quan trọng nhất là loại ung thư và giai đoạn bệnh. Nhìn chung, ung thư hạch bạch huyết có tiên lượng sống tốt ở những giai đoạn đầu của bệnh.

Bác sĩ đưa ra tiên lượng sống 5 năm, tỷ lệ phần trăm bệnh nhân sống ít nhất sau 5 năm được chẩn đoán bệnh để dự đoán cơ hội sống cho người bệnh.

Đối với bệnh nhân u lympho Hodgkin:

  • Ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 bệnh nhân có khoảng 90% cơ hội sống.
  • Giai đoạn 3 bệnh nhân có khoảng 80% cơ hội sống.
  • Ở giai đoạn 4 bệnh nhân có khoảng 65% cơ hội sống.

Đối với bệnh nhân mắc u lympho không Hodgkin, tiên lượng sống trung bình trong 5 năm cho bệnh nhân khoảng 70% và tỷ lệ sống trung bình sâu 10 năm khoảng 60%.

Đối với bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là giai đoạn nguy hiểm, lúc này các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác như gan, tủy xương, phổi… Sức khỏe của người bệnh ở giai đoạn này đi xuống rất nhiều. Để có thể kéo dài nhất thời gian sống của bệnh nhân ung thư hạch, người bệnh cần kết hợp sử dụng song song nhiều biện pháp điều trị.

4. Các biện pháp điều trị ung thư hạch bạch huyết

4.1. Hóa trị

Đây là phương pháp sử dụng thuốc, hóa chất tiêm qua tĩnh mạch để tiêu diệt, loại bỏ các tế bào ung thư. Tuy đã được các bác sĩ tính toán kĩ lưỡng nhưng những tác dụng phụ do quá trình điều trị bệnh gây ra là không thể tránh khỏi ví dụ như thiếu máu, nhiễm trùng, rụng tóc,…

Ung thư hạch bạch huyết có thể chữa được nếu phát hiện bệnh sớm
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị cho người bị ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối.

4.2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt, ức chế các khối u. Tùy vào mức độ lây lan mà bác sĩ sẽ chỉ định bức xạ ngoài hoặc bức xạ trong.

4.3. Cấy ghép tế bào gốc

Đây là phương pháp mới trong điều trị u lympho Hodgkin. Sau khi kết thúc đợt hóa trị hoặc xạ trị, những tế bào gốc mới cần được đưa vào tĩnh mạch bệnh nhân, tương tự như truyền máu để thay thế số lượng tế bào đã bị phá hủy. Theo thời gian, các tế bào gốc truyền vào này dần ổn định trong tủy xương và bắt đầu phát triển, sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh bình thường.

4.4. Liệu pháp sinh học

Liệu pháp sinh học thường được chỉ định cho điều trị u lympho không Hodgkin.

Bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh nhân cần được quan tâm, chăm sóc tốt: tinh thần lạc quan và chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý.

5. Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối nên ăn gì?

Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe. Người bệnh nên:

5.1. Ngũ cốc

Gạo lứt, yến mạch là những loại ngũ cốc tốt cho bệnh nhân ung thư hạch

Ngũ cốc là loại thực phẩm vô cùng tốt cho bệnh nhân ung thư, trong đó có ung thư hạch. Đây là loại thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp, giàu chất xơ và rất có lợi cho hệ tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư nói chung đều gặp khó khăn về ăn uống, đặc biệt là chứng chán ăn nên những loại thực phẩm giàu năng lượng như ngũ cốc rất phù hợp.

Không chỉ giàu chất xơ, ngũ cốc còn có lượng sắt dồi dào, lượng muối thấp nên rất phù hợp với những người có thể trạng yếu.

Bệnh nhân ung thư hạch có thể bổ sung một số loại ngũ cốc như gạo lứt, yến mạch, ngô, hạt đậu,… vào trong chế độ ăn hàng ngày của mình để cải thiện tình trạng sức khỏe.

5.2. Thực phẩm giàu chất đạm

Sữa, trứng là những thực phẩm giàu protein rất tốt cho cơ thể người bệnh.

Thực phẩm giàu chất đạm sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bệnh nhân ung thư hạch cần bổ sung đầy đủ chất đạm để đảm bảo các mô trong cơ thể khỏe mạnh, không bị tiêu hao, nhiễm trùng sau mổ.

5.3. Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể và chống lại các chất oxy hóa. Bệnh nhân ung thư hạch nên ăn nhiều các loại rau, củ, quả tươi như súp lơ xanh, bắp cải, táo…

Rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể giúp người bệnh ung thư hạch bạch huyết phục hồi.
Rau xanh cung cấp chất xơ, vitamin cho cơ thể giúp người bệnh ung thư hạch bạch huyết phục hồi.

Tuy vitamin và khoáng chất rất tốt cho bệnh nhân ung thư hạch nhưng không nghĩa là tất cả chúng đều tốt cho bệnh nhân. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân ung thư hạch chỉ nên sử dụng các loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên, tránh sử dụng những loại thuốc vitamin tổng hợp vì chúng có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị bệnh hoặc nếu muốn sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và quá trình hồi phục bệnh như:

  • Hạn chế các thức ăn cay, mặn.
  • Hạn chế những thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đậu nấu tái, quá nhiều rau bắp cải, gia vị cay như ớt, hạt tiêu…
  • Hạn chế các đồ uống có cồn như rượu bia, cà phê và thuốc lá.

Hy vọng bài viết “Ung thư hạch bạch huyết giai đoạn cuối có chữa được không” đã giúp bệnh nhân và người nhà có thêm thông tin hữu ích.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng: 

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng 
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7