Ung thư khoang miệng – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đa số chúng ta khi bị nổi mẩn đỏ trong miệng hoặc có vết loét thì thường nghĩ rằng đây là triệu chứng của bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, với trường hợp các vết mẩn đỏ này kéo dài, không có dấu hiệu khỏi thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh ung thư khoang miệng. Vậy ung thư khoang miệng là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này nhé.

Ung thư khoang miệng và thông tin tổng quan

Trên thực tế thì bệnh ung thư khoang miệng là một trong 10 ung thư phổ biến nhất trên thế giới và vô cùng nguy hiểm khi nó gây ra nhiều biến chứng và đe dọa tới tính mạng người bệnh. Do đó, các bạn cần nắm được những thông tin cơ bản về căn bệnh này để có cách phòng tránh tốt nhất.

Ung thư khoang miệng là bệnh gì?

Ung thư khoang miệng là bệnh lý phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khu vực khoang miệng. Ung thư khoang miệng thường được chia thành các loại như: ung thư môi, ung thư lợi, ung thư lưỡi, ung thư hàm… Bệnh ung thư khoang miệng thường gặp ở nhiều đối tượng, trong đó những người ở độ tuổi từ 50 đến 70 tuổi là có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

ung-thu-khoang-mieng_17
Những người trên 50 có nguy cơ cao mắc ung thư khoang miệng

Các giai đoạn phát triển của ung thư khoang miệng

Các giai đoạn của bệnh ung thư miệng được chia thành 5 giai đoạn với các mức độ tiến triển cụ thể như sau: 

  • Giai đoạn 0: là giai đoạn mà các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc của miệng hoặc hầu và chưa ăn sâu vào lớp niêm mạc hay lan rộng sang các mô xung quanh.
  • Giai đoạn I: là giai đoạn mà các tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển, xâm lấn và ăn sâu hơn vào các mô bên dưới. Lúc này, khối u có kích thước nhỏ hơn 2 cm và không lan sang các mô lân cận, hạch bạch huyết hay các cơ quan khác.
  • Giai đoạn II: là giai đoạn khối u đang phân chia và phát triển kích thước lớn hơn 2cm nhưng vẫn nhỏ hơn 4cm. Tuy nhiên, nó vẫn chưa có dấu hiệu xâm lấn hoặc lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hoặc các cơ quan khác.
  • Giai đoạn III: trong giai đoạn này, khối u đã phát triển lớn hơn 4cm nhưng không lan sang bất kỳ hạch bạch huyết hay bất kỳ bộ phận khác của cơ thể. Hoặc cũng có thể khối u có kích thước bất kỳ nhưng đã lan tới một hạch bạch huyết ở các mô xung quanh.
  • Giai đoạn IV: là giai đoạn bệnh bắt đầu phát triển mạnh mẽ và rất khó kiểm soát vì các tế bào ung thư đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như phổi hoặc xương.
ung-thu-khoang-mieng_12
Các tế bào ung thư ăn sâu vào các mô trên miệng

Nguyên nhân gây ung thư khoang miệng

Cho tới nay thì các bác sĩ vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh ung thư khoang miệng là gì nhưng họ đã xác định được nhiều yếu tố có thể là tác nhân gây bệnh gồm:

  • Thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia: đây được xem là yếu tố gây bệnh ung thư khoang miệng cao nhất hiện nay. 
  • Nhai trầu: theo một số nghiên cứu thì nhai trầu có liên quan tới bạch sản, là một tổn thương tiền ung thư. Vậy nên những người nhai trầu sẽ có nguy cơ ung thư khoang miệng cao hơn những người không có thói quen này. 
  • Virus HPV: loại virus này cũng được biết đến là một trong những tác nhân gây ra bệnh ung thư khoang miệng.
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Nếu như chế độ ăn của bạn thiếu những dưỡng chất như vitamin, kẽm, sắt… thì có thể dẫn đến bệnh ung thư khoang miệng.
  • Tiếp xúc với chất độc hại, bức xạ tia UV: nếu bạn thường xuyên phải làm việc trong môi trường có chất độc hại thì cũng sẽ tăng nguy cơ bị ung thư khoang miệng.
  • Tiền sử bệnh lý: với những người đã từng xạ trị để chữa ung thư thì khả năng mắc ung thư khoang miệng khác cao vì tia xạ sẽ gây biến đổi gen đột biến tế bào.

ung-thu-khoang-mieng_16

Các triệu chứng của ung thư khoang miệng

Bệnh ung thư khoang miệng thường không có dấu hiệu rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng của nhiệt miệng nên khi phát hiện thì đã muộn. Vậy nên các bạn cần phải nắm được những thông tin sau đây để có thể phân biệt được 2 loại bệnh này. 

Các dấu hiệu thường gặp khi bị ung thư khoang miệng

Khi bị mắc bệnh ung thư khoang miệng thì người bệnh thường sẽ xuất hiện những triệu chứng như sau:

  • Viêm loét miệng: Trong miệng xuất hiện vết loét và gây cảm giác đau rát, càng ngày thì vết loét sẽ càng lan rộng ra và cơn đau có thể lên đến trong tai và khoang mũi họng. Nếu hơn 2 tuần mà vết loét không khỏi thì rất có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng.
  • Màu da thay đổi: Nếu niêm mạc khoang miệng có sự như thay đổi màu sắc, màu nhợt hoặc màu đen lại hoặc xuất hiện niêm mạc miệng trắng bợt hay ban đỏ và chuyển thô, dày hơn thì rất có thể là biến chứng của ung thư.
  • Nổi u ở cổ: các cục u xuất hiện ở cổ không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của ung thư khoang miệng.
  • Chảy máu bên trong khoang miệng: nếu bạn ho khạc ra máu thì đây là một triệu chứng của nguy hiểm của bệnh ung thư khoang miệng. Vì khối u phát triển trong khoang miệng khi tiếp xúc nhẹ cũng sẽ gây chảy máu.
  • Cơ miệng không còn linh hoạt: vì khối u xâm lấn sẽ khiến cho việc vận động đóng mở của cơ miệng gặp khó khăn không còn dễ dàng như trước.
  • Xương hàm bị sưng, răng bị lung lay: Nếu bạn cảm thấy xương hàm sưng to ở một vị trí nào đó và răng bị lung lay, rụng, gặp khó khăn khi nhai đồ ăn khó khăn, vùng khoang mũi họng tê, đau thì nguy cơ cao là bệnh ung thư khoang miệng.
  • Ngoài ra bệnh nhân ung thư khoang miệng còn xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như tê miệng, hôi miệng, chán ăn, sút cân đột ngột, chảy máu mũi không rõ nguyên nhân…
ung-thu-khoang-mieng_13
Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau vùng khoang miệng

Những triệu chứng trên tuy rằng là những dấu hiệu thường thấy ở ung thư khoang miệng nhưng cũng không thể chỉ dựa vào đó mà phán đoán chắc chắn là bệnh ung thư. Vậy nên nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện này thì tốt nhất là nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Phân biệt nhiệt miệng và ung thư khoang miệng

Dưới đây là các lưu ý giúp cho bạn có thể phân biệt được dấu hiệu ung thư khoang miệng và nhiệt miệng thông thường:

Đối với bệnh nhiệt miệng:

  • Trước khi các nốt nhiệt miệng xuất hiện thì chúng thường sẽ gây rát và nóng hoặc gây ngứa. Tuy rằng vết loét do nhiệt miệng gây ra rất đau, xót nhưng chúng lành tính. Khác với ung thư khoang miệng ở chỗ là ung thư hiếm khi gây ra đau đớn vào giai đoạn sớm.
  • Vết loét do nhiệt miệng gây ra sẽ có vết lõm ở giữa, màu xám, vàng hoặc trắng còn phần rìa xung quanh có màu đỏ và nó sẽ tự khỏi trong vòng khoảng 2 tuần.

ung-thu-khoang-mieng_15

Với ung thư khoang miệng:

  • Trước khi có dấu hiệu viêm ở giai đoạn sớm thì ung thư khoang miệng sẽ không gây đau đớn. 
  • Vết viêm loét sưng đỏ có hình dạng bằng phẳng và vết loét này sẽ kéo dài sau 2 tuần mà vẫn không có dấu hiệu khỏi hẳn.

Chẩn đoán và điều trị ung thư khoang miệng

Nếu bạn nghi ngờ và không chắc chắn mình có bị bệnh ung thư khoang miệng hay không thì hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị tốt nhất.

Phương pháp chẩn đoán ung thư khoang miệng

Để chẩn đoán ung thư khoang miệng thì bệnh nhân sẽ được khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm sau:

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ kiểm tra khoang miệng của bạn để tìm sự bất thường, có thể là vết loét hoặc các đốm trắng trong miệng. Đồng thời còn quan sát, sờ nắn các khu vực như cổ, hàm dưới, cằm mang tai để kiểm tra các khối hạch bất thường.
  • Sinh thiết: là phương pháp lấy mẫu tế bào để quan sát dưới kính hiển vi nhằm xác định có phải tế bào ung thư hay không. 
  • Chụp X – quang: là phương pháp giúp phát hiện các tổn thương có xâm lấn vào xương hay không.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: có tác dụng phát hiện tổn thương xâm lấn những vị trí không thể kiểm tra bằng biện pháp lâm sàng.
ung-thu-khoang-mieng_1
Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng sau đó cho làm các xét nghiệm

Phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Hiện nay, các bệnh nhân ung thư khoang miệng có thể điều trị bệnh bằng 3 biện pháp phổ biến nhất là: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. 

  • Phẫu thuật: là phương pháp cắt bỏ khối u hoàn toàn. Tùy theo tiến triển của khối u mà bệnh nhân sẽ áp dụng mức độ điều trị phẫu thuật khác nhau như cắt bỏ khối u đơn thuần, cắt u và nạo vét hạch cổ kèm phẫu thuật tái tạo. 
  • Xạ trị: là phương pháp thường được áp dụng với bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật được. Hoặc bổ trợ sau phẫu thuật giúp hạn chế bệnh tái phát. 
  • Hóa trị liệu: là phương pháp dùng thuốc trước khi phẫu thuật giúp giảm kích thước khối u và hạch cổ. Ngoài ra, nó còn và có thể phối hợp với xạ trị để làm tăng tác dụng của xạ trị.
ung-thu-khoang-mieng_14
Bệnh ung thư miệng

Những việc cần làm khi bị ung thư khoang miệng

Nhằm giúp tăng hiệu quả cho việc điều trị thành công hơn thì người bệnh ung thư khoang miệng cần chú ý một số điều sau:

  • Nếu như bệnh nhân có thói quen hút thuốc uống rượu thì hãy cai ngay để tránh làm cho các phương pháp điều trị trở nên kém hiệu quả.
  • Cố gắng tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng, vừa với sức của mình để tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể dẻo dai hơn. 
  • Khi bị ung thư khoang miệng thì người bệnh sẽ gặp vấn đề khó khăn trong ăn uống nên cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa và chọn những thực phẩm nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả sẽ rất tốt cho cơ thể.
  • Tinh thần ổn định là liều thuốc tốt nhất cho mọi loại bệnh. Chính vì vậy mà bệnh nhân ung thư khoang miệng cần phải lạc quan, thư giãn để ổn định tâm lý, 
  • Chú ý thời gian đi tái khám đúng lịch trình để bác sĩ có thể nắm được tiến triển của việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng tái phát của bệnh.

Bệnh ung thư khoang miệng có tính chất tiến triển rất nhanh và diễn biến phức tạp nên chúng ta không nên chủ quan, xem nhẹ căn bệnh này. Do đó mà các bạn cần phải chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh ung thư miệng và thường xuyên thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe của mình một cách tối ưu nhất.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7