Ung thư lưỡi có lây không? Biện pháp phòng ngừa thế nào?
Nội dung bài viết
Ung thư lưỡi là căn bệnh ác tính nên nhiều người thắc mắc ung thư lưỡi có lây không? Biện pháp phòng ngừa như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây của GHV KSol sẽ lý giải rõ hơn từng câu hỏi này, mời các bạn cùng tìm hiểu.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Sự khác biệt giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng
- Khám ung thư lưỡi ở đâu tốt tại Hà Nội và TPHCM?
1. Đôi nét về bệnh ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi là một loại ung thư miệng. Bệnh thường khởi phát trên bề mặt của lưỡi từ các tế bào vảy.
Ung thư lưỡi là căn bệnh có diễn biến âm thanh với triệu chứng ở giai đoạn đầu thường nhầm lẫn với nhiệt miệng. Vì thế, nhiều người chủ quan và điều trị sai cách khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn với sự phát triển khối u ngày càng lớn.
Khi bệnh chuyển nặng, các dấu hiệu rõ rệt hơn với nhiều vết loét ở lưỡi, việc nhai và nuốt thức ăn trở nên khó khăn hơn. Tình trạng mệt mỏi gia tăng, sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm, thậm chí là dẫn đến tử vong.
Đến nay, chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ung thư lưỡi. Thế nhưng, có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Chế độ ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.
- Người nghiện rượu bia, thuốc lá.
- Vấn đề vệ sinh răng miệng không đúng cách, không đảm bảo sạch sẽ.
- Nhiễm virus HPV.
- Thường xuyên làm việc, tiếp xúc với phóng xạ.
2. Ung thư lưỡi có lây không?
Ung thư lưỡi là căn bệnh không thể xem nhẹ. Do đó, bên cạnh việc tìm hiểu về triệu chứng để phát hiện bệnh và cách điều trị, nhiều người còn thắc mắc ung thư lưỡi có lây không. Theo như các chuyên gia, ung thư lưỡi là căn bệnh không lây nhiễm. Vì thế, ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay khi bạn mắc các bệnh về hệ hô hấp cũng không bị lây nhiễm ung thư lưỡi từ bệnh nhân.
Mặc dù ung thư lưỡi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng theo như nhận định của các chuyên gia, bệnh có tính di truyền. Theo đó, nếu người thân trong gia đình bạn như bố mẹ, ông bà, anh chị em ruột mắc căn bệnh này thì khả năng bạn bị nhiễm gen bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Các gen bệnh này khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự hoạt động, phát triển mạnh mẽ của các tế bào ác tính. Kết quả là lưỡi xuất hiện các khối u và dần dần các triệu chứng càng rõ hơn ở miệng, lưỡi, vòm họng.
3. Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm bởi các biểu hiện lúc này không rõ ràng và thường nhầm lẫn với các bệnh lý về khoang miệng khác. Do đó, để sớm phát hiện bệnh ung thư lưỡi, chúng ta cần nhanh chóng đi thăm khám chuyên khoa khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau:
- Lưỡi có cảm giác khó chịu, đau rát. Khả năng vận động của lưỡi khó khăn hơn bình thường.
- Lưỡi xuất hiện tình trạng bị sưng và có nhiều nốt trắng. Các vết loét trên lưỡi nhưng lâu lành.
- Người bệnh khi nhai và nuốt gặp tình trạng đau rát. Màu sắc của lưỡi khác lạ so với bình thường.
Khi bệnh đã chuyển biến nặng, đặc biệt là di căn, các triệu chứng lúc này sẽ nghiêm trọng và nặng nề hơn. Kèm theo đó là các dấu hiệu toàn thân khác như:
- Người bệnh sụt cân nhanh và không rõ nguyên nhân.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải.
- Hệ tiêu hóa bị rối loạn.
- Người bệnh có dấu hiệu đau, mỏi cơ và sốt cao.
- Đặc biệt, khối u di căn đến đâu, người bệnh sẽ kèm theo những triệu chứng tại cơ quan tương ứng đến đó.
Khi xác định được giải đoạn và sự tiến triển của bệnh ung thư lưỡi cũng như tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương án điều trị phù hợp. Nếu phát hiện bệnh càng sớm, cơ hội chữa khỏi càng cao và tiên lượng sống của người bệnh càng kéo dài.
4. Phòng ngừa ung thư lưỡi như thế nào?
Bệnh ung thư mặc dù không lây nhiễm nhưng diễn biến âm thầm và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Vì thế, việc chủ động phòng tránh căn bệnh này bằng các biện pháp thiết thực dưới đây luôn được các chuyên gia khuyến cáo:
4.1. Răng miệng cần vệ sinh đúng cách
Vệ sinh răng miệng phù hợp và đúng cách là giải pháp thiết thực để hạn chế các bệnh về răng miệng, trong đó có ung thư lưỡi. Theo đó, các bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Lựa chọn loại bàn chải phù hợp, mềm mại và cần phải thay mới 3 tháng/lần để tránh gây hại cho răng miệng.
- Không dùng tăm để xỉa răng mà chỉ sử dụng chỉ nha khoa để lấy các mảng bám thức ăn thừa trên răng.
4.2. Không hút thuốc lá
Miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp khi chúng ta hút thuốc lá. Vì thế, việc hút thuốc lá sẽ làm gia tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Do đó, để phòng căn bệnh này và nhiều căn bệnh khác, giúp hơi thở thơm tho thì chúng ta cần nói không với hút thuốc lá.
4.3. Hạn chế rượu bia
Sử dụng rượu bia thường xuyên cũng gây hại đối với nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có ung thư lưỡi. Do đó, hạn chế sử dụng rượu bia và nếu được tốt nhất tránh xa các đồ uống có cồn để bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết.
4.4. Luyện tập mỗi ngày
Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút là giải pháp để thúc đẩy cơ thể trao đổi chất tốt hơn. Đây là thói quen tốt cần phải duy trì sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch. Nhờ đó, phòng ngừa được nhiều bệnh tật, bao gồm cả ung thư lưỡi.
4.5. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo đầy đủ các chất thiết yếu sẽ giúp cơ thể được bổ sung nguồn năng lượng dồi dào. Bạn nên lựa chọn khẩu phần ăn với nhiều rau xanh, trái cây tươi và các thực phẩm phòng ngừa ung thư. Đồng thời, hạn chế gia vị, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ nướng…
4.6. Thăm khám răng miệng định kỳ
Mỗi năm nên thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để sớm phát hiện ra triệu chứng bất thường. Như vậy, bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao và tránh các bệnh lý nguy hiểm về khoang miệng, trong đó có ung thư lưỡi.
Kết luận
Nội dung bài viết đã giải đáp thắc mắc ung thư lưỡi có lây không, cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Việc thăm khám sức khỏe định kỳ là vô cùng quan trọng để sớm phát hiện triệu chứng bất thường nhằm xử lý kịp thời, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng