Ung thư mắt – Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị

Thường thì khi nhắc đến các căn bệnh của mắt thì hầu hết chúng ta chỉ nghĩ đến những căn bệnh phổ biến như cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ… mà không biết rằng còn có bệnh ung thư mắt. Để biết được bệnh ung thư mắt là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị như thế nào thì các bạn hãy tìm hiểu những thông tin sau đây cùng GHV KSol.

XEM THÊM:

Ung thư mắt và thông tin tổng quan

Ung thư mắt là một dạng ung thư rất hiếm gặp có ảnh hưởng rất lớn đến thị lực của người bệnh. Nếu như phát hiện muộn thì người bệnh sẽ khó mà có thể giữ được khả năng nhìn cho đôi mắt của mình.

Ung thư mắt là bệnh gì?

Về cơ bản thì ung thư mắt là một loại u ác tính hiếm gặp phát triển ở mắt có thể gặp ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau. Ung thư mắt thường xảy ra ở một bên mắt trước, sau đó mới di căn sang mắt còn lại.

ung-thu-mat_1
Ung thư mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi

Hiện nay, các bác sĩ đã phân loại bệnh ung thư mắt thành các loại sau: u hắc bào mắt, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư hạch, ung thư võng mạc (là loại ung thư bẩm sinh).

Các giai đoạn phát triển của ung thư mắt

Bệnh ung thư mắt thường được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1: lúc này khối u chỉ mới hình thành và có kích thước rất nhỏ, nó chỉ phát triển khu trú chứ không lây lan đến các khu vực khác trong mắt nên bệnh nhân rất khó phát hiện.
  • Giai đoạn 2: trong giai đoạn này thì khối u sẽ lớn dần lên và vẫn phát triển khu trú, không lây lan đến các khu vực khác trong mắt. Tuy nhiên, lúc này người bệnh sẽ xuất hiện một số vấn đề về thị lực.
  • Giai đoạn 3: lúc này khối u đã lây lan sang các mô khác xung quanh mắt nhưng chưa xâm nhập và hệ bạch huyết và dấu hiệu của bệnh cũng trở nên rõ ràng hơn.
  • Giai đoạn 4: đây là giai đoạn nguy hiểm khi tế bào ung thư đã xâm lấn hệ bạch huyết xung quanh mắt và di căn đến các bộ phận khác trên cơ thể.
ung-thu-mat_16
Ở những giai đoạn tiến triển, khối u lan sang các vị trí xung quanh mắt

Nguyên nhân gây ung thư mắt

Cho đến nay, các bác sĩ, nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây ra bệnh ung thư mắt cụ thể, rõ ràng mà chỉ nắm được một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây:

  • Tuổi tác: những người có độ tuổi khoảng 50 – 70 sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư mắt cao nhất.
  • Sắc tộc: người da đen và da vàng sẽ có nguy cơ mắc ung thư mắt thấp hơn so với người da trắng.
  • Màu sắc tròng mắt: những người có màu mắt sáng thì sẽ có nguy cơ mắc ung thư mắt cao hơn so với người có tròng mắt màu tối.
  • Tiền sử bệnh lý: nếu như bạn từng mắc các bệnh lý về mắt thì sẽ có khả năng mắc ung thư mắt rất cao.
  • Di truyền: Tuy rất hiếm gặp, nhưng căn bệnh ung thư mắt cũng có thể mắc phải do gen BAP1 bị đột biến và di truyền trong gia đình.
  • Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, các chất độc hại trong môi trường cũng là yếu tố gây nên bệnh ung thư mắt.
ung-thu-mat_15
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời có nguy cơ cao gây ung thư mắt

Các triệu chứng của ung thư mắt

Cũng giống như các bệnh ung thư khác thì các triệu chứng của ung thư mắt trong giai đoạn đầu không được rõ rệt nên sẽ rất khó để bệnh nhân nhận biết được. Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư mắt mà người bệnh có thể gặp phải:

  • Giảm thị lực: Người bệnh sẽ có cảm giác mắt dần mờ đi, hình ảnh nhìn được không rõ ràng, tầm nhìn bị giới hạn và mắt sẽ thấy đốm đen hoặc chớp sáng.
  • Đồng tử xuất hiện biểu hiện lạ khi chiếu đèn flash vào mắt: Thay vì đồng tử có màu đỏ khi đèn flash chiếu vào thì mà đồng tử có màu vàng hoặc trắng thì khả năng bị ung thư là rất cao.
  • Hai mắt không đồng đều: Khi bị ung thư thì 1 bên mắt sẽ xuất hiện khối u và nó sẽ phát triển khiến mắt bị to lên, lồi ra hoặc làm sụp mí mắt. Điều này sẽ khiến người bệnh bị hạn chế về tầm nhìn hoặc xuất hiện tình trạng nhìn nghiêng hoặc nhìn lệch.
  • Mắt bị tổn thương: Các tế bào ung thư mắt sẽ tấn công và làm cho mắt của người bệnh dễ bị viêm nhiễm, đỏ mắt, sưng mắt và có cảm giác cộm lên ở vùng mí mắt.
  • Đau vùng xung quanh và bên trong mắt: Khi khối u phát triển ngày càng lớn hơn thì nó sẽ gây ra áp lực lên mắt và khiến cho vùng xung quanh và bên trong mắt bị đau.
  • Mắt lồi ra ngoài: Khi khối u ngày càng lớn mà không được điều trị thì nó sẽ gây nên các áp lực ở vùng mắt, đồng thời đẩy tròng mắt ra ngoài khiến mắt bị lồi ra dần theo thời gian.
ung-thu-mat_12
Khi bị ung thư mắt sẽ khiến giảm hiệu lực

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư mắt nhưng cũng có thể là một bệnh lý về mắt thông thường khác. Vậy nên để biết chính xác tình trạng bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư mắt

Để biết được xem bệnh nhân có bị ung thư mắt hay không và đưa ra phương án điều trị phù hợp tốt nhất thì bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp y tế sau đây.

Phương pháp chẩn đoán ung thư mắt

Bước đầu tiên để chẩn đoán bệnh ung thư mắt là bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng toàn bộ vùng xung quanh mắt, giác mạc và đồng tử mắt. Nếu nhận thấy dấu hiệu bất thường thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như:

  • Siêu âm: là phương pháp dùng sóng siêu âm giúp bác sĩ có thể phát hiện, xác định được vị trí, kích thước khối u hay tổn thương bên trong mắt.
  • Sinh thiết: dùng kim y khoa để lấy tế bào và mang đi quan sát dưới kính hiển vi để giúp chẩn đoán khối u ác tính chuẩn xác hơn.
  • Chụp mạch huỳnh quang: là phương pháp dùng các chất màu huỳnh quang được đưa vào trong mạch máu của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ chụp lại hình ảnh huỳnh quang của các mạch máu mắt để chẩn đoán ung thư và các bệnh lý khác.
  • Các xét nghiệm đánh giá tiến triển bệnh: Các xét nghiệm này bao gồm chụp X-quang, CT, MRI để đánh giá sự di căn của tế bào ung thư để qua đó lựa chọn biện pháp điều trị.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT, chụp cộng hưởng từ MRI: giúp xác định vị trí. Kích thước của khối u và tình trạng di căn của tế bào ung thư.
ung-thu-mat_17
Các bác sĩ sẽ khám và thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán ung thư mắt

Phương pháp điều trị ung thư mắt

Sau khi đã xác định được tình trạng bệnh và ý kiến của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ lựa chọn một trong các phương án điều trị bệnh ung thư mắt sau đây:

  • Phẫu thuật: là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất cho bệnh ung thư mắt nói chung và các bệnh ung thư khác nói chung. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ cắt bỏ vùng màng mắt bị ung thư, toàn bộ viền mí mắt, vùng da tiếp giáp xung quanh hoặc toàn bộ các bộ phận bên trong hốc mắt.
  • Xạ trị: là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt ung thư. Phương pháp này có thể gây các tác dụng phụ như đục thủy tinh thể, mắt khô, rụng tóc, tổn thương võng mạc…
  • Hóa trị: là phương pháp dùng thuốc chống ung thư để điều trị ung thư mắt. 
  • Liệu pháp Laser: là phương pháp sử dụng chùm tia laser để thu nhỏ khối u có kích thước nhỏ hơn.
ung-thu-mat_14
Sử dụng tia laser điều trị ung thư mắt

Những việc cần làm khi bị ung thư mắt

Ung thư mắt là bệnh ung thư ác tính vô cùng nguy hiểm và khó phát hiện ở giai đoạn đầu nên việc điều trị sẽ rất khó khăn. Do đó người bệnh cần chú ý một số điều sau đây để giúp bệnh có tiến triển tích cực hơn.

  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan: Việc người bệnh bị căng thẳng tâm lý, buồn bã, bi quan sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và lan truyền của khối u càng mạnh hơn. Vì vậy, bạn nên học cách điều chỉnh tâm trạng sao cho thoải mái, vui vẻ để hỗ trợ cho việc điều trị hiệu quả hơn.
  • Chăm sóc sức khỏe: Khi bị ung thư mắt thì người bệnh nên chú ý thực hiện chế độ ăn uống điều độ và bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt hằng ngày. Đồng thời xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, vận động cơ thể thường xuyên để tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư mắt khi ra ngoài thì cần có biện pháp bảo vệ mắt khỏi tia UV, khói bụi như đeo kính râm.
  • Tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ: Trong quá trình điều trị thì bệnh nhân ung thư máu cần tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó hãy chú ý theo dõi về tình trạng sức khỏe của mình và tái khám theo đúng lịch hẹn để kịp thời ngăn chặn ung thư tái phát. 

Như vậy là thông qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức, thông tin hữu ích về căn bệnh ung thư mắt và tính chất nguy hiểm của nó. Vì vậy hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt để bảo vệ cho đôi mắt luôn được khỏe mạnh. Có như vậy thì chúng ta mới có thể tận hưởng được cảnh sắc muôn màu rực rỡ của cuộc sống tươi đẹp này.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7