[ Xem ngay] Bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con hay không?
Nội dung bài viết
Bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con hay không là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là với chị em phụ nữ, mang thai là một nghĩa vụ rất thiêng liêng và quan trọng. Vậy, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu xem bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con hay không nhé!
XEM NGAY:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Giải đáp: Bệnh viện nào điều trị ung thư máu tốt nhất hiện nay?
- Chuyên gia giải đáp: Ung thư máu ghép tủy sống được bao lâu?
1. Bệnh ung thư máu là gì?
Trong tất cả các bệnh lý về ung thư được phát hiện cho tới hiện nay, ung thư máu là bệnh ung thư duy nhất không hình thành khối u trong cơ thể. Cũng bởi vì vậy nên việc điều trị căn bệnh này sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với các bệnh ung thư khác. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị sớm, ngay từ giai đoạn đầu thì hiệu quả điều trị bệnh sẽ được nâng lên cao hơn rất nhiều.
Trong thành phần máu của cơ thể người bao gồm 3 loại tế bào chính đó là hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Ung thư máu bắt nguồn từ sự tăng sinh và tích lũy một cách bất thường của các tế bào tạo máu chưa trưởng thành ở trong tủy xương và ở máu ngoại vi. Những tế bào này dần dần lấn át và ức chế dòng tế bào máu bình thường khác trong tủy, xâm lấn sang các cơ quan, bộ phận khác và lan tràn ra máu ngoại vi.
2. Nguyên nhân gây ra ung thư máu là gì?
Theo các nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra bệnh ung thư máu rất đa dạng. Cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh này, tất cả chỉ dừng lại ở mức độ yếu tố nguy cơ gây bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng khả năng bị ung thư máu mà người bệnh nên biết:
2.1. Thuốc lá
Trong khói thuốc lá có chứa rất nhiều chất nicotine và hơn 40 loại hóa chất độc hại khác có thể gây ra bệnh ung thư. Kể cả với những người trẻ tuổi hút thuốc lá trong một thời gian dài với số lượng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Đặc biệt, là đối với những người đã có thói quen hút thuốc lá lại còn thường xuyên sử dụng bia rượu thì nguy cơ bị bệnh ung thư máu càng cao hơn nữa.
2.2. Các bức xạ ion hóa
Mức độ ảnh hưởng của các tia phóng xạ sẽ phụ thuộc theo độ tuổi, liều lượng và bộ phận bị tác động. Bức xạ ion hóa thường có trong các chất phóng xạ, trong chiếu chụp X-quang hoặc trong một số ngành khoa học…
Những người phải làm việc trong môi trường các nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu không được trang bị đồ bảo hộ đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn. Việc nhiễm phải một lượng lớn bức xạ trong thời gian dài có khả năng cao bị bệnh ung thư máu.
2.3. Nhiễm độc hóa chất
Nếu phải thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như là benzen hay formaldehyde thì nguy cơ bị ung thư máu sẽ rất cao. Trong khi đó, benzen thường dùng trong các ngành công nghiệp cao su, hóa chất, nhà máy lọc dầu, các ngành công nghiệp liên quan đến xăng và sản xuất giày.
2.4. Từng điều trị các bệnh ung thư khác
Các phương pháp điều trị cho ung thư như là xạ trị và hóa trị cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Tuy nhiên, số người bị bệnh ung thư máu sau khi thực hiện các phương pháp điều trị ung thư chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
2.5. Do dị tật bẩm sinh
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những trẻ em bị down bẩm sinh, mắc hội chứng rối loạn tủy (myelofibrosis tự phát) và một số căn bệnh bất thường về máu khác ( như myeloproliferative mãn tính) hoặc trong gia đình có người đã hoặc đang bị bệnh ung thư máu thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn so với những người khác.
2.6. Các yếu tố khác
- Tuổi: Nguy cơ bị ung thư máu cũng tăng lên theo tuổi.
- Giới tính: Theo các nghiên cứu, nam giới có nhiều khả năng bị ung thư máu hơn so với nữ giới.
- Chủng tộc: Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số nhóm người có nguy cơ cao phát triển một số bệnh bạch cầu, ví dụ như người gốc Châu Âu có nguy cơ mắc cao hơn so với những chủng người khác. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bệnh bạch cầu rất hiếm gặp ở những người gốc Á.
3. Phân loại bệnh ung thư máu
3.1. Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu cấp tính hay còn gọi là bệnh máu trắng là tình trạng các tế bào bạch cầu được sản sinh ra với số lượng lớn đột biến vượt ngưỡng bình thường dẫn đến tình trạng tủy xương bị tắc nghẽn. Và khi tủy xương chịu những tác động bất thường sẽ không thể tạo ra các tế bào máu bình thường khác, mà cụ thể là hồng cầu. Dẫn đến lượng hồng cầu trong cơ thể bị thiếu hụt.
Cùng với đó, cũng có thể xảy ra tình trạng các bạch cầu bất thường ăn hồng cầu để phát triển. Dẫn đến tình trạng hồng cầu thiếu hụt ngày càng trầm trọng hơn. Khiến cho người bệnh gặp phải hiện tượng thiếu máu, cơ thể suy nhược, không có sức đề kháng do hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt khả năng chống viêm tự có của cơ thể cũng bị đe dọa một cách nghiêm trọng.
3.2. Lymphoma
Lymphoma cũng là một bệnh thuộc vào nhóm ung thư máu có liên quan đến hệ bạch huyết. Đây là một thành phần trong hệ thống miễn dịch của cơ thể và có chức năng chống nhiễm trùng và hạn chế các bệnh lý do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra.
Khi các tế bào lympho được sản xuất nhiều trong cơ thể một cách đột biến và không có tổ chức thì sẽ tạo thành các khối u lympho ùn ứ tại các bộ phận trong cơ thể. Khi lượng lympho được sản xuất dư thừa và không thực hiện được các chức năng vốn có của chúng thì sẽ tạo ra các mối nguy hại cho hệ thống hạch bạch huyết, lá lách, tủy,…
3.3. Đa u tủy
Khác với u lympho thì đa u tủy là một căn bệnh ung thư máu có liên quan đến các tế bào plasma. Trong cơ thể của con người thì tế bào plasma này có tác dụng tạo ra các loại kháng thể để giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng. Theo nhiều nghiên cứu y khoa thì bệnh sẽ làm cản trở quá trình tạo ra kháng thể của hệ miễn dịch con người.
4. Một số triệu chứng của bệnh ung thư máu
Khi bị ung thư máu, một số dấu hiệu người bệnh có thể gặp phải là:
- Xuất hiện các đốm đỏ: Số lượng tiểu cầu trong cơ thể bị suy giảm đột ngột sẽ khiến cho niêm mạc da xuất hiện những đốm đỏ, mảng đỏ hay tím khác nhau, đặc biệt là ở phần đầu ngón tay, ngón chân. Các đốm đỏ xuất hiện càng nhiều thì chứng tỏ giai đoạn bệnh càng nặng
- Nhức đầu: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư máu. Khi xuất hiện triệu chứng đau nhức đầu kéo dài kèm theo tình trạng đổ mồ hôi, xanh xao và mệt mỏi. Điều này được giải thích là do lượng máu đưa lên não bị thiếu hụt khiến cho hệ thần kinh bị ảnh hưởng và gây ra tình trạng đau nhức đầu thường xuyên.
- Đau xương: Ung thư máu thường xuất phát từ trong tủy xương nên các cơn đau nhức xương kéo dài ở nhiều vị trí như khớp xương chân, đầu gối, cánh tay, lưng là biểu hiện thường gặp của bệnh này. Tùy vào giai đoạn bệnh mà mức độ đau nhức xương cũng sẽ khác nhau.
- Sưng hạch bạch huyết: Các hạch bạch huyết nổi ở dưới da bất thường tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể và có xu hướng to dần theo thời gian. Ở giai đoạn đầu khi sưng hạch bạch huyết sẽ không có dấu hiệu đau nhiều nên khiến nhiều người chủ quan.
- Xanh xao, mệt mỏi: Khi lượng hồng cầu bị thiếu hụt sẽ khiến cho cơ thể mất đi một lượng máu đáng kể. Bởi vì thế cơ thể sẽ rất dễ bị mệt mỏi, xanh xao và suy nhược nghiêm trọng. Bên cạnh đó có thể gây ra các hiện tượng khó thở, chán ăn,…
- Sốt kéo dài: Đây là triệu chứng báo động sớm của bệnh ung thư máu những thường rất ít người quan tâm và chủ quan cho là cảm sốt thông thường. Khi hệ miễn dịch suy yếu dần sẽ khiến cơ thể dễ viêm nhiễm và dẫn đến sốt kéo dài.
4. Bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không?
Ung thư máu là một căn bệnh có khả năng di truyền, tuy nhiên tỷ lệ này là không cao (theo các thống kê chỉ có khoảng 5% bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu do di truyền), còn lại hầu hết các trường hợp bị ung thư máu là không phải do di truyền.
Thông thường, ADN trong cơ thể con người có nhiệm vụ hình thành các đặc điểm không thể thay đổi, ví dụ như là màu tóc và màu mắt. Tuy nhiên, nó cũng góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển liên tục của máu, da cũng như một số tế bào khác. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các bệnh nhân bị ung thư máu có thể nguyên nhân là do đột biến ADN của các tế bào tủy xương. Một số đột biến gen có thể gây ra bệnh bao gồm:
- CEBPA: Đột biến này gây ra tình trạng số lượng bạch cầu thấp, làm tăng khả năng cơ thể bị nhiễm trùng. Kéo theo đó, số lượng hồng cầu cũng giảm khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- DDX41: Đột biến trong gen loại này làm gián đoạn khả năng ức chế khối u. Những người có khiếm khuyết này sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh bạch cầu cấp tính thể tủy cao hơn.
- RUNX1: Đột biến gen RUNX1 có thể khiến cho cơ thể bị suy giảm số lượng tiểu cầu và ảnh hưởng tới quá trình đông máu. Những người mang sự đột biến gen này sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với căn bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
Bên cạnh đó, một số rối loạn di truyền cũng có thể là những nhân tố có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư máu, bao gồm:
- Hội chứng Down.
- Hội chứng Li-Fraumeni.
- Hội chứng Klinefelter.
- Hội chứng Bloom.
- Chứng thất điều – giãn mạch.
- Thiếu máu Fanconi.
- Bệnh u sợi thần kinh.
5. Bệnh ung thư máu có lây không?
Ung thư máu là một căn bệnh ung thư ác tính, có thể gây ra tử vong cho người bệnh. Chính vì vậy, bên cạnh thắc mắc ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con không thì nhiều người còn có chung một câu hỏi đó là “ung thư máu có lây không”?
Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết, bệnh ung thư máu không lây truyền trực tiếp từ người sang người. Bởi vì căn bệnh này không thuộc vào nhóm bệnh ung thư gây ra do vi rút, vậy nên nó không có khả năng lây truyền bệnh. Vậy nên, những người xung quanh và người thân có thể an tâm nói chuyện hay tiếp xúc mà không sợ bị lây nhiễm.
Để ngăn ngừa khả năng bị bệnh ung thư máu hiệu quả, có thể áp dụng những cách sau đây:
- Ngừng hút thuốc lá.
- Tránh tiếp xúc gần với các loại hóa chất có nguy cơ cao gây ra bệnh, chẳng hạn như là benzen.
- Tránh tiếp xúc với các bức xạ.
- Tập thể dục điều độ và ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc bệnh ung thư máu có di truyền từ mẹ sang con hay không đó là có khả năng, nhưng với tỷ lệ thấp. Do đó, người bệnh nên quan tâm tới các yếu tố có thể gây ra bệnh và có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa
- Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
- Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người bị mỡ máu, cholesterol cao
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng