Những điều không nên bỏ qua về ung thư miệng giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Ung thư miệng giai đoạn cuối không còn giới hạn ở trong khoang miệng và lan đến khu vực đầu cổ khác và các cơ quan ở xa. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của GHV KSol để hiểu rõ hơn về ung thư miệng giai đoạn cuối nhé!
1. Ung thư miệng giai đoạn cuối là gì?
Ung thư miệng là bệnh lý phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng. Ung thư miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, môi dưới, mép), khẩu cái cứng, lưỡi (phần di động), lợi hàm trên, lợi hàm dưới, khe liên hàm, niêm mạc má và sàn miệng.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư khoang miệng hiện chưa được xác định rõ, tuy nhiên có một số yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh đó là: hút thuốc lá thường xuyên, uống nhiều rượu bia, các tổn thương tiền ung thư, virus HPV, hội chứng Plummer-Vinson, thiếu hụt dinh dưỡng…
Ung thư miệng giai đoạn cuối là giai đoạn khối u đã xâm lấn và phát triển mạnh mẽ. Khối u có thể lan đến các hạch bạch huyết, tổ chức lân cận. Thậm chí, các tế bào ung thư đã lan đến những cơ quan ở xa hơn hay còn gọi là ung thư miệng di căn. Do vậy, việc kiểm soát rất khó khăn, thậm chí nguy cơ tử vong là rất cao dù được điều trị tích cực.
2. Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn cuối
Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn này thường gây ra đau đớn, khó chịu cho người bệnh bởi khối u đã phát triển lớn, chèn ép không chỉ trong phạm vị khoang miệng mà còn ở các cơ quan khác trong cơ thể. Triệu chứng của bệnh lúc này đã rất rõ ràng và dễ dàng nhận biết ở cả trong khoang miệng cũng như cơ quan mà khối u đã di căn.
2.1. Triệu chứng điển hình của ung thư khoang miệng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, ung thư khoang miệng có những triệu chứng điển hình dễ nhận biết ngay tại khu vực khoang miệng.
Khoang miệng và cơ quan xung quanh đau đớn
Ở giai đoạn này, khối u ngày càng tăng lên về kích thước nên gây chèn ép khoang miệng cũng như các dây thần kinh ở cơ quan này. Từ đó, các cơn đau đớn mà người bệnh gặp phải ngày càng tăng lên rất khó chịu. Các cơn đau và sự khó chịu còn lan đến cả mũi họng và tai, khiến việc ăn uống và sinh hoạt của người bệnh gặp rất nhiều khó khăn.
Chảy máu khoang miệng
Các vết loét ở lưỡi, lợi… ở giai đoạn cuối ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn. Vì thế, tình trạng trong khoang miệng chảy máu cũng nhiều và ngày càng nặng nề. Đồng thời, xuất hiện dày đặc các những vết loét sâu và sự bỏng rát.
Căng nhức xương hàm ngày càng rõ ràng
Vùng xương hàm ở giai đoạn đầu chỉ xuất hiện những cơn đau nhẹ nhàng và ít, đến giai đoạn cuối thì biểu hiện này rõ ràng hơn. Lúc này, khối u xâm lấn ra cả khoang mũi nên cơ xương hàm hoàn toàn cứng lại. Tình trạng căng nhức gia tăng kèm theo sự khó khăn trong ăn uống, hít thở và giao tiếp.
Bởi tình trạng sưng to ở cơ hàm nên răng có thể bị lung lay, thậm chí rụng. Do vậy, mặt của người bệnh cũng bị lệch hơn so với bình thường.
Sự thay đổi ở lớp niêm mạc miệng
Lớp niêm mạc miệng ở ung thư miệng giai đoạn cuối trở nên thô và bị cứng hơn so với bình thường. Đồng thời, lớp niêm mạc cũng thay đổi màu sắc, chuyển dần từ trắng sang đỏ và đen. Lúc này, chỉ cần tác động nhẹ, bệnh nhân cũng dễ dàng bị chảy máu miệng. Ngoài ra, người bệnh còn thấy lưỡi tê cứng và đau nhức gây khó khăn cho việc ăn uống.
2.2. Triệu chứng ung thư miệng giai đoạn cuối khi đã di căn
Ở giai đoạn cuối bệnh ung thư miệng, tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết xung quanh, thậm chí ở cả những cơ quan xa hơn.
Triệu chứng di căn hạch
Ung thư miệng khi di căn hạch thì tại cổ sẽ xuất hiện các hạch và tần suất mọc nhanh, nhiều hơn. Kích thước các hạch cũng không đồng đều mà có sự khác nhau. Tuy nhiên, hạch có đặc điểm chung là sưng to, di động và không có cảm giác đau khi ấn vào.
Triệu chứng di căn đến các cơ quan khác
Ngoài di căn hạch, ung thư miệng giai đoạn cuối cũng đã di căn đến những cơ quan khác ở xa hơn như gan, phổi, não, xương, tuyến thượng thận… Mỗi cơ quan khi khối u di căn đến sẽ có biểu hiện khác nhau, đó là:
- Khi di căn đến phổi, người bệnh sẽ thấy ho ra máu, đau tức ngực, khó thở…
- Khi di căn đến não sẽ khiến đau nửa đầu, vùng đầu đau dữ dội…
Triệu chứng toàn thân
Bên cạnh đó, hầu hết người bệnh ung thư miệng ở giai đoạn cuối đều có những dấu hiệu tiêu cực của tâm lý như cáu gắt, bất ổn. Do vậy, người bệnh không muốn ăn uống, ăn không ngon miệng nên sụt cân rất nhanh, cơ thể mệt mỏi, suy nhược… khiến bệnh càng trầm trọng và tiến triển nhanh hơn.
3. Cách điều trị ung thư miệng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, việc điều trị ung thư miệng gặp nhiều khó khăn bởi cơ thể đáp ứng rất chậm với các phương pháp điều trị hoặc không đáp ứng. Mục đích điều trị chính của lúc này là kiểm soát, giảm triệu chứng, giúp người bệnh giảm đau đớn. Nếu điều trị tích cực, cộng thêm tâm lý tốt và ổn định thì tiên lượng sống của người bệnh vẫn rất khả quan.
Việc cân nhắc phương pháp điều trị cho bệnh ung thư khoang miệng giai đoạn cuối phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe của người bệnh, mong muốn điều trị của bệnh nhân.
Thông thường, phương pháp xạ trị và hóa trị sẽ được chỉ định điều trị cho bệnh nhân ung thư miệng ở giai đoạn cuối. Mục đích của những phương pháp này nhằm giảm cơn đau, điều trị giảm nhẹ triệu chứng, kiểm soát, ngăn chặn khối u phát triển, lây lan.
Ngoài chăm sóc y tế, gia đình, người thân cũng cần có sự động viên, khích lệ tinh thần người bệnh. Luôn có người ở bên chăm sóc, hỗ trợ tốt về tinh thần để giúp người bệnh lạc quan hơn, giảm áp lực bệnh tật, từ đó mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn.
4. Cách phòng tránh ung thư miệng
Dưới đây là một số cách để bạn phòng tránh bệnh ung thư miệng:
- Không hút thuốc lá: Từ bỏ thuốc lá là bạn đã loại bỏ được nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh ung thư miệng.
- Hạn chế uống rượu bia: Người uống rượu bia thường xuyên có nguy cơ bị ung thư miệng cao gấp 6 lần so với những người bình thường.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Mất vệ sinh răng miệng có thể làm tăng sự phát triển các tế bào gây ung thư.
- Tránh tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời: Nguy cơ bị ung thư môi tăng lên khi tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời. Do đó, hãy che chắn và bôi kem chống nắng cẩn thận trước khi đi ra ngoài, nhất là những ngày nắng gắt.
- Kiểm tra sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng quát định kỳ ít nhất 2 lần/năm.
- Kết hợp, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với hoạt động thể dục thể thao.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về triệu chứng và cách điều trị ung thư miệng giai đoạn cuối. Đây là căn bệnh nguy hiểm, hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã hãy biết cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy liên hệ tới tổng đài 18006808 nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về sức khỏe ung bướu để được các Dược sĩ của GHV KSol tư vấn miễn phí.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư