Ung thư niêm mạc tử cung, những điều bạn nữ nên biết

Ung thư niêm mạc tử cung (ung thư nội mạc tử cung) hình thành do khối u ác tính từ niêm mạc tử cung. Loại ung thư này hiếm hơn so với ung thư cổ tử cung và thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh. Do đặc thù căn bệnh này không lan nhanh sang 2 bên dây chằng rộng (nếp phúc mạc nối thành bên chậu hông và tử cung), vì vậy tiên lượng tốt hơn sơ với ung thư cổ tử cung. Bài viết dưới đây của GHV KSOL sẽ tóm tắt một số kiến thức cơ bản về căn bệnh này mà các bạn nữ nên biết.

XEM THÊM:

1. Ung thư niêm mạc tử cung là gì?

Đây là loại ung thư hình thành do các khối u ác tính phát triển từ niêm mạc tử cung. Đây là loại ung thư ít gặp ở phụ nữ trước mãn kinh. Có hơn 80% bệnh nhân mắc căn bệnh này là người đã mãn kinh, trong đó có khoảng 95% có nguồn gốc từ biểu mô tuyến của nội mạc tử cung.

Hình ảnh ung thư nội mạc tử cung
Hình ảnh ung thư nội mạc tử cung

2. Nguyên nhân dẫn tới ung thư niêm mạc tử cung

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra đâu là nguyên nhân chính xác gây nên ung thư niêm mạc tử cung. Một số yếu tố sau đây được nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh:

  • Tuổi tác: do bệnh hay gặp ở phụ nữ trên 50 và tiền mãn kinh nên không thể loại trừ tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ.
  • Người bệnh đang trong quá trình điều trị nội tiết tố thay thế: người bệnh điều trị bởi phương pháp này với liều cao và trong thời gian dài được cho là tăng khả năng mắc bệnh bởi thay đổi nội tiết gây nhiều ảnh hưởng tới chức năng của bộ máy sinh sản.
  • Béo phì: đây được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh bởi tình trạng béo phì làm tăng cường chuyển hoá Androstenedion ở tổ chức mỡ dưới da gây cường Estrogen.
  • Yếu tố gia đình: tiền sử gia đình có người bị bệnh này cũng được xem là một yếu tố nguy cơ.

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư niêm mạc tử cung

Hầu hết người bệnh mắc căn bệnh này đều ở độ tuổi sau mãn kinh. Tuy nhiên, không vì vậy mà phụ nữ chưa mãn kinh có thể lơ là căn bệnh này. Do đó, nếu gặp phải các dấu hiệu sau thì bạn nên đặc biệt lưu ý:

  • Chảy máu âm đạo bất thường là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư nội mạc tử cung. Nếu gặp phải tình trạng chảy máu kèm đau bụng ở phụ nữ đã mãn kinh hoặc chảy máu giữa chu kỳ hay thời gian chu kỳ kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ chưa mãn kinh thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là tới gặp bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân cho tình trạng này.
Xuất huyết âm đạo bất thường cảnh báo ung thư nội mạc tử cung
Xuất huyết âm đạo bất thường cảnh báo ung thư nội mạc tử cung
  • Dịch âm đạo có màu sắc bất thường hoặc có mùi hôi, tanh cảnh báo những thay đổi bất thường trong bộ máy sinh sản và không loại trừ là dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.
  • Đi tiểu tiện ra máu, tiểu khó hoặc cảm thấy đau rát khi đi tiểu. Nguyên nhân có thể do khối u niêm mạc tử cung lớn dần chèn ép gây đau.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục cũng là một dấu hiệu nhiều người bệnh gặp phải. Không nên bỏ qua dấu hiệu này nếu bạn không muốn bệnh tình ngày một trở nặng.

4. Điều trị ung thư niêm mạc tử cung

Một số phương pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung phổ biến hiện nay, bao gồm:

4.1. Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nội tiết (điều trị với progestin là một dạng của hormone progesteron) trong điều trị ung thư nội mạc tử cung có thể ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Đây là lựa chọn cho nhiều phụ nữ mắc bệnh giai đoạn sớm và không muốn cắt bỏ tử cung.

4.2. Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chủ yếu và tốt nhất đối với căn bệnh này. Hầu hết các trường hợp sẽ cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng hoặc toàn bộ buồng trứng. Các hạch bạch huyết ở khu vực này cũng cần được nạo vét trong quá trình phẫu thuật cùng với các mẫu mô khác.

Trường hợp cắt bỏ tử cung, buồng trứng là một vấn đề phức tạp và cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi người bệnh sẽ không thể có thai cũng như sinh con được nữa. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần phải điều trị kết hợp thêm các phương pháp khác (hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp).

4.3. Phương pháp xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng liều cao tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tia xạ có thể hạn chế sự tái phát tại chỗ của khối u. Thường người bệnh được chỉ định áp dụng phương pháp này khi tình trạng ung thư nội mạc tử cung có nguy cơ tái phát.

Xạ trị thường được chỉ định sau khi người bệnh đã phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị còn được chỉ định với những trường hợp ung thư phát triển nhanh, xâm nhập sâu vào cơ tử cung hoặc hệ tuần hoàn.

4.4. Phương pháp hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư trong cơ thể. Thông thường, các loại thuốc hóa trị được sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả điều trị. Phương pháp này ít áp dụng cho người bệnh cao tuổi (trên 70 tuổi). Chỉ dùng cho bệnh nhân ít tuổi hơn và có khả năng tái phát cũng như di căn.

Hóa trị là một trong các phương pháp hiện đang được thực hiện đối với người bệnh ung thư nội mạc tử cung
Hóa trị là một trong các phương pháp hiện đang được thực hiện đối với người bệnh ung thư nội mạc tử cung

Tùy vào giai đoạn bệnh cũng như sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, ở từng giai đoạn, phương pháp điều trị được áp dụng như sau:

  • Giai đoạn 0: Điều trị liệu pháp nội tiết đối với trường hợp muốn bảo tồn tử cung, buồng trứng. Những trường hợp không có nhu cầu thường cắt bỏ hoàn toàn tử cung và phần phụ.
  • Giai đoạn 1: Xạ trị tại khu vực tử cung, âm đạo sau phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung. Đối với trường hợp có di căn hạch, kết hợp liệu pháp nội tiết nếu thuộc loại biệt hoá.
  • Giai đoạn 2: Áp dụng phương pháp điều trị như ung thư cổ tử cung (xạ trị, phẫu thuật Wertheim + nạo vét hạch, xạ trị hoặc hóa trị hậu phẫu)
  • Giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ tử cung giảm khối lượng tế bào ung thư, sau đó xạ trị. Nếu không mổ được thì xạ trị tại chỗ. Song song có thể phối hợp với liệu pháp nội tiết hoặc truyền hóa chất.
  • Giai đoạn 4: Thường dùng liệu pháp nội tiết và điều trị triệu chứng, phẫu thuật ít được đề cập.

Tóm lại, phương pháp điều trị chính của bệnh ung thư nội mạc tử cung là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung phần phụ cũng như nạo vét hạch. Việc này đồng thời cho phép các bác sĩ đánh giá mức độ ảnh hưởng của ung thư (giai đoạn của ung thư). Sau phẫu thuật, các điều trị bổ sung hoặc bổ trợ như xạ trị, liệu pháp nội tiết hoặc hóa trị. Tiên lượng của ung thư nội mạc tử cung nói chung là tốt nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Do vậy, theo dõi sức khỏe định kỳ thực sự rất cần thiết và chị em phụ nữ không nên bỏ qua vì bất kỳ lý do nào.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7