Ung thư nội mạc tử cung: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Nội dung bài viết
Ung thư nội mạc tử cung hay còn được gọi với những tên khác là ung thư tử cung, Carcinom nội mạc tử cung. Đây là một trong những bệnh lý phụ khoa ngày càng có chiều hướng gia tăng ở phái nữ. Chị em nên hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng để có hướng điều trị từ sớm. Vậy nên hãy cùng tìm hiểu với GHV KSOL.
XEM THÊM:
- Hành trình vượt qua ung thư của 3 người phụ nữ
- Những điều cần biết về xạ trị ung thư nội mạc tử cung
- [Giải đáp] Chích ngừa ung thư cổ tử cung bao lâu thì được mang thai?
1. Nguyên nhân mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung
Có nhiều nguyên nhân gây ung thư nội mạc tử cung. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
1.1. Nội tiết tố bị mất cân bằng dẫn đến nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung
Khi nội tiết tố của cơ thể người phụ nữ bị mất cân bằng sẽ làm tăng nguy cơ tích trữ mỡ thừa. Chính điều này đã tạo điều kiện cho nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao quá mức, dẫn đến hình thành khối u ác tính trong nội mạc tử cung. Một số trường hợp làm tăng nguy cơ mất cân bằng nội tiết tố như:
- Liệu pháp Hormone sau mãn kinh hay phải điều trị nội tiết tố trong thời gian dài.
- Người bị buồng trứng đa nang với nồng độ Progesterone thấp hơn so với tỉ lệ hormone Androgen và Estrogen.
- Người mắc bệnh di truyền như hội chứng Cowden, hội chứng Lynch…
- Những bệnh nhân điều trị bệnh bằng tamoxifen hay người trên 60 tuổi sẽ nguy cơ cao mắc bệnh hơn.
1.2. Mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường nguy cơ gây ung thư nội mạc tử cung
Những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường sẽ làm cho tuyến yên bị rối loạn quá trình hoạt động. Điều này sẽ làm cho nồng độ estrogen tăng cao và là nguy cơ tăng sinh nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang… Từ đó, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung.
1.3. Ung thư nội mạc tử cung do di truyền
Trường hợp trong gia đình có người bị ung thư nội mạc tử cung thì những nữ giới có quan hệ cận huyết sẽ có có nguy cơ cao mắc bệnh. Vì thế, những người thuộc đối tượng này nên có thói quen khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư thường xuyên để kịp thời phát hiện cũng như điều trị từ sớm.
1.4. Ung thư nội mạc tử cung là do chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày có liên quan rất lớn đến bệnh ung thư. Do đó, những người thường xuyên ăn đồ chiên rán, đồ chứa nhiều chất béo hay chất bảo quản sẽ làm sản sinh hormone estrogen một cách bất thường. Vì vậy, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2. Triệu chứng ung thư nội mạc tử cung
Khi bị ung thư nội mạc tử cung, người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình sau:
- Kinh nguyệt không đều: Ung thư nội mạc tử cung sẽ khiến cho nồng độ hormone estrogen và progesterone bị ảnh hưởng. Khi những hormone này xảy ra sự bất thường sẽ làm cho kinh nguyệt không đều kể cả chu kỳ kinh nguyệt cũng như lượng máu kinh.
- Khí hư ra bất thường: Khi thấy dịch âm đạo tăng tiết bất thường cả về màu sắc, số lượng, mùi hôi khó chịu thì rất có thể đó là biểu hiện của ung thư. Tuy nhiên, dấu hiệu này còn có thể là do viêm nhiễm phụ khoa nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
- Chảy máu bất thường âm đạo: Khi âm đạo của người phụ nữ chảy máu bất thường thì khả năng cao là ung thư tử cung. Tình trạng chảy máu quá nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt hay mỗi lần có kinh thường kéo dài cũng như rong kinh thường xuyên thì người bệnh nên cảnh giác.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân: Sụt cân là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người bệnh mắc ung thư, trong đó có ung thư nội mạc tử cung. Dấu hiệu này có thể không điển hình ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, càng về sau thì triệu chứng càng trầm trọng và cân nặng bị sụt giảm nhanh hơn. Chính vì thế, người bệnh cần theo dõi cân nặng của mình thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh lý nguy hiểm nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Đau bụng vùng chậu: Những người bị ung thư nội mạc tử cung sẽ có biểu hiện đau thường xuyên, âm ỉ vùng chậu. Đặc biệt là khi các khối u phát triển nhanh và mạnh mẽ về kích thước sẽ chèn ép đến các mô, cơ quan lân cận gây đau. Kèm với đau vùng chậu là cảm giác chuột rút, khó chịu ở cơ thường xuyên.
- Thói quen đại tiểu tiện bị thay đổi: Lớp nội mạc tử cung có sự xuất hiện của khối u sẽ làm cho bàng quang bị chèn ép, gây nên các rối loạn về tiểu tiện như khó khăn trong việc đi tiểu hay đi nhiều hơn. Ngoài ra, có một số trường hợp gặp phải tình trạng bí tiểu, tiểu buốt, thấy máu trong phân và trong nước tiểu.
Từ những dấu hiệu điển hình về bệnh ung thư nội mạc tử cung kể trên, chị em cần chú ý và tìm hiểu thật kỹ cũng như cảm nhận những bất thường trên cơ thể mình. Từ đó, chủ động đi khám ở những cơ sở y tế uy tín để sớm phát hiện và có phác đồ điều trị phù hợp.
3. Phương pháp điều trị ung thư nội mạc tử cung
Tùy từng thể trạng cũng như giai đoạn của bệnh ở mỗi bệnh nhân mà quá trình điều trị ung thư nội mạc tử cung sẽ có sự khác nhau. Trong đó, các phương pháp điều trị đang được áp dụng phổ biến hiện nay như:
3.1. Phẫu thuật cắt bỏ
Bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ buồng trứng hai bên và tử cung để các tế bào ác tính không có cơ hội lây lan sang các cơ quan khác.
3.2. Xạ trị
Đây là phương pháp tiêu diệt tế bào ác tính bằng chùm tia có năng lượng cao. Có hai cách xạ trị thường dùng, đó là:
- Xạ trị trong là việc đưa vào âm đạo chất phóng xạ thông qua một ống nhỏ.
- Xạ trị ngoài chính là phương pháp sử dụng máy chuyên dụng chiếu trực tiếp từ bên ngoài vào cơ thể nơi xuất hiện khối u.
3.3. Hóa trị
Phương pháp này là việc tiêu diệt tế bào ung thư bằng hóa chất khi bệnh đã di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể mà việc xạ trị và phẫu thuật không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, hóa trị còn làm khối u tiến triển chậm đi và kéo dài sự sống cho người bệnh.
3.4. Liệu pháp hormone
Hormone thường dùng để điều trị ung thư nội mạc tử cung là progestin. Đây là một trong những biện pháp được áp dụng với bệnh nhân không thể tiến hành phẫu thuật khi tế bào ung đã di căn. Hiệu quả của phương pháp này là khoảng 33%.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư nội mạc tử cung. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để sớm phát hiện và được điều trị kịp thời nhằm đạt hiệu quả cao.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTC 14: Người phụ nữ vực dậy sau 2 lần đại phẫu ung thư – Giờ ra sao?
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng