[Giải đáp] Bệnh nhân ung thư phổi có ghép phổi được không?

Ung thư phổi có ghép phổi được không là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi và hoang mang cho người bệnh cũng như người nhà. Ghép phổi là một phương pháp phức tạp và đòi hỏi nhiều yếu tố. Vậy bệnh nhân ung thư phổi có ghép phổi được không, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

XEM THÊM:

1. Bệnh nhân ung thư phổi có ghép phổi được không?

Ung thư phổi là một căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Khi đối mắt với căn bệnh hiểm nghèo này, nhiều người bệnh và gia đình nghĩ đến phương pháp ghép phổi và thắc mắc rằng liệu bệnh nhân ung thư phổi có ghép phổi được không?

Trước đây, các trường hợp bị ung thư phổi được coi là “chống chỉ định tuyệt đối” với phương pháp ghép phổi (có nghĩa là phải tránh hoàn toàn). Nhưng những năm gần đây, số ca ghép phổi cho bệnh nhân ung thư phổi đã có sự tăng lên tuy nhiên rất ít.

Ghép phổi (một hoặc cả hai lá phổi) không phải là một lựa chọn thích hợp đối với đa số bệnh nhân ung thư phổi. Lý do đó chính là trong đa số các trường hợp bị ung thư phổi, các tế bào ung thư đã lan rộng tới các hạch bạch huyết ở khu vực xa của cơ thể.

Đối với các trường hợp này thì việc sử dụng các phương pháp điều trị toàn thân như là hóa trị, xạ trị và các điều trị trúng đích mới là những sự lựa chọn hợp lý. Một lý do khác nữa là nguy cơ cao ung thư phổi tái phát ngay tại phổi ghép trong các trường hợp được ghép phổi.

Ghép phổi cho bệnh nhân ung thư phổi có thể được cân nhắc áp dụng trong 3 trường hợp chính sau đây:

  • Carcinôm phế quản-phế nang (Bronchioalveolar carcinoma – BAC) tiến triển và đa ổ, tỷ lệ gặp trong khoảng 5% số ca ung thư phổi, gặp nhiều hơn ở những người không hút thuốc, ở nữ giới và các tộc người ở các nước Đông-Á.
  • Giai đoạn sớm của bệnh ung thư phổi kết hợp với bệnh phổi ở giai đoạn cuối.
  • Ung thư từ các cơ quan khác của cơ thể di căn đến phổi và khi bệnh ung thư nguyên phát được kiểm soát tốt. Tuy nhiên các trường hợp này rất hiếm gặp.

Dường như chỉ có được sự phù hợp thường là với các trường hợp carcinôm phế quản-phế nang. Nếu được thực hiện thành công thì sau khi ghép phổi có thể có tỷ lệ sống thêm 5 năm là xấp xỉ 50% – tương tự với tỷ lệ sống thêm của những người được ghép phổi bởi vì các lý do khác.

Hiện nay, có tới 70% các trường hợp bệnh nhân mới của ung thư phổi thuộc vào loại ung thư tế bào nhỏ – SCLC. Đây là loại ung thư phổi có tốc độ tiến triển nhanh.

ung-thu-phoi-co-ghep-phoi-duoc-khong
Ung thư phổi có ghép phổi được không?

2. Ghép phổi thường được chỉ định cho các trường hợp nào?

Chỉ định ghép phổi được cân nhắc sử dụng khi bệnh phổi tiến triển nặng mà không thể điều trị hay cải thiện bằng bất cứ một phương pháp điều trị nào khác, và có tỷ lệ sống từ 12 đến 24 tháng nếu như không thực hiện ghép phổi. Ghép phổi cũng có thể được cân nhắc áp dụng ở những trường hợp mà tình trạng suy hô hấp ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của người bệnh.

Các trường hợp thường gặp có thể dẫn tới phải ghép phổi đó là:

  • Người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bệnh khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính).
  • Các trường hợp xơ phổi vô căn.
  • Xơ nang phổi: Đây là một căn bệnh di truyền gây ra một số vấn đề cho các tuyến tạo ra mồ hôi và chất nhầy của cơ thể. Khi bệnh tiến triển, xấu đi theo thời gian và có thể là dẫn đến tử vong.
  • Tăng áp phổi nguyên phát: Là tình trạng làm tăng huyết áp ở các động mạch ở hai phổi.
  • Bệnh tim: Bệnh tim hay các khiếm khuyết ở tim ảnh hưởng đến các phổi, thì có thể cần đến phẫu thuật ghép tim-phổi.
  • Một số bệnh khác gây tổn thương nặng cho phổi như là: Bệnh sarcoid (sarcoidosis), bệnh bạch mạch-cơ trơn (lymphangioleiomyomatosis), bệnh mô bào (histiocytosis). Một vài loại bệnh di truyền khác cũng có thể ảnh hưởng đến phổi.

Không phải tất cả các trường hợp mắc các bệnh trên đây đều cần thực hiện ghép phổi. Ghép phổi cho đến hiện nay rất ít khi được chỉ định cho điều trị bệnh ung thư phổi.

3. Các phương pháp ghép phổi hiện nay

Các phương pháp ghép phổi được áp dụng hiện nay đó là:

  • Ghép một phổi.
  • Ghép hai phổi.
  • Ghép hai bên phổi tuần tự (bilateral sequential) ở hai thời điểm khác nhau. Phương pháp này còn gọi là ghép hai bên đơn lẻ (bilateral single).
  • Ghép tim-phổi với hai cơ quan đều lấy từ một người hiến.

Đa số phổi được sử dụng cho các ca ghép phổi là lấy từ người hiến tặng mới qua đời. Một số ít trường hợp hơn lấy từ người trưởng thành khỏe mạnh, không hút thuốc, xét nghiệm cho kết quả phù hợp miễn dịch có thể cho một thùy phổi – phương pháp này được gọi là ghép từ người cho sống (living donor).

4. Các bước chuẩn bị cho ghép phổi?

Quy trình kiểm tra, đánh giá trước khi thực hiện ghép phổi tương đối tốn thời gian và phức tạp. Người bệnh sẽ được hỏi về tiền sử bệnh và thăm khám kỹ càng bởi nhiều bác sĩ thuộc các chuyên khoa khác nhau như: nội phổi, phẫu thuật lồng ngực, tim mạch, gây mê hồi sức…

Các bệnh lý mạn tính ngoài phổi như là đái tháo đường, cao huyết áp… cũng cần phải được kiểm soát một cách kỹ lưỡng. Người bệnh ghép phổi còn được tư vấn và chuẩn bị kỹ về mặt tinh thần bởi các bác sĩ tâm lý.

Một số các khám nghiệm chuyên biệt cần thiết để đánh giá trước ghép phổi bao gồm:

  • Đánh giá chức năng hô hấp toàn diện.
  • Kiểm tra chức năng, hoạt động của tim phổi trong điều kiện làm việc gắng sức.
  • Chụp mạch vành tim.
  • Đo mật độ xương.
  • Chụp X-quang phổi và Chụp CT vùng ngực.
  • Xét nghiệm máu, đánh giá chức năng gan và thận.
  • Xét nghiệm xác định nhóm máu và bộ tương hợp gen.

Sau khi đánh giá, nếu thuộc các trường hợp này thì không nên ghép phổi bao gồm:

  • Mắc kèm theo các bệnh tim hoặc gan hoặc thận nặng.
  • Trường hợp người bệnh nghiện rượu hoặc ma túy.
  • Nhiễm trùng chưa được kiểm soát, ung thư giai đoạn nặng.
  • Các trường hợp bệnh nhân không bỏ được thuốc lá cũng sẽ không được ưu tiên thực hiện ghép phổi.

Các bệnh nhân đáp ứng được điều kiện và cần được ghép phổi sẽ được xếp vào một danh sách chờ ghép. Thứ tự ưu tiên của người bệnh được đánh giá khách quan bằng thang điểm cụ thể, dựa trên các tiêu chuẩn về thời gian người bệnh có thể chịu đựng thêm bao lâu trước khi thực hiện ghép phổi và thời gian có thể tiếp tục sống thêm được bao lâu sau khi được ghép phổi. Người bệnh nào có điểm số cao sẽ được ưu tiên ghép phổi trước, khi có phổi ghép phù hợp.

ung-thu-phoi-co-ghep-phoi-duoc-khong-1
Khám sàng lọc, xét nghiệm kỹ trước khi thực hiện ghép phổi

5. Quy trình ghép phổi được diễn ra như thế nào?

Ngay khi có được nguồn phổi tương hợp từ người cho, người nhận sẽ được chỉ định nhập viện khẩn vào khoa để chuẩn bị cho phẫu thuật. Nếu tất cả các xét nghiệm, kết luận khám cho phép thực hiện phẫu thuật, thì phẫu thuật ghép phổi sẽ tiến hành nhanh chóng cùng lúc với việc phẫu thuật lấy phổi từ người hiến và vận chuyển đến phòng phẫu thuật của người nhận.

Người bệnh sẽ được các bác sĩ thực hiện gây mê toàn thân. Trong một số trường hợp sẽ cần phải chạy máy tim phổi nhân tạo. Khi đó, máu của bệnh nhân sẽ được bơm và oxy hóa bằng máy, tạm thời thay thế cho chức năng của tim và phổi.

Đường mổ của phẫu thuật ghép phổi sẽ là đường mổ dài, nằm ở một bên ngực nếu là ghép 1 phổi, hoặc đường mổ ngang suốt chiều dài của lồng ngực nếu ghép hai phổi hoặc thực hiện ghép tim-phổi.

6. Các biến chứng có thể xảy ra khi ghép phổi?

Người bệnh có thể đối mặt với các nguy cơ sau khi thực hiện ghép phổi đó là:

  • Chảy máu.
  • Nhiễm trùng toàn thân.
  • Tắc các mạch máu đi đến phổi mới (một hoặc cả hai bên).
  • Tắc các đường thở.
  • Phù phổi nặng (có dịch trong phổi).
  • Xuất hiện các cục máu đông.
  • Thải ghép đối với phần phổi mới (một hay hai bên).

Thải ghép là nguy cơ lớn nhất và nguy hiểm nhất của phẫu thuật ghép tạng. Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với các vật lạ hay mô lạ. Khi một tạng được ghép vào trong cơ thể người, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ nhận ra đây là mối đe dọa và tấn công vào tạng ghép. Để cho tạng ghép tiếp tục sống trong cơ thể mới, người bệnh sẽ phải dùng các thuốc để đánh lừa hệ miễn dịch và ngừng tấn công vào tạng ghép. Tuy nhiên, các thuốc dùng để đề phòng và xử lý thải ghép sau khi ghép phổi thường có nhiều tác dụng phụ.

7. Theo dõi sau khi thực hiện ghép phổi

Thời gian phục hồi sau khi thực hiện phẫu thuật phổi tùy theo cơ địa và các tình trạng của bệnh lý kèm theo. Một số trường hợp có thể xuất viện sau khi thực hiện phẫu thuật 1 tuần. Nhưng cũng có trường hợp có thể kéo dài lâu hơn, nhất là khi xảy ra các biến chứng.

Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép phổi diễn ra thành công, người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tập các bài vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho phổi. Người bệnh cũng sẽ được tư vấn kỹ càng về các loại thuốc cần dùng sau khi ghép phổi cùng với hẹn lịch tái khám định kỳ.

Một số xét nghiệm cận lâm sàng được chỉ định để theo dõi bệnh nhân sau khi ghép phổi như là X – Quang, xét nghiệm máu, đo và đánh giá chức năng hô hấp và soi phế quản.

Một số cơ sở ghép phổi khuyến cáo người bệnh nên tạm thời sinh sống ở gần nơi ghép trong thời gian khoảng 2-3 tháng sau khi ghép phổi, để thuận tiện cho việc theo dõi sau tái khám hoặc xử trí kịp thời khi có các biến chứng xảy ra.

8. Tiên lượng sau khi thực hiện ghép phổi

Thực hiện ghép phổi thành công sẽ giúp cho người bệnh thoát khỏi tình trạng suy hô hấp và cải thiện được chất lượng cuộc sống, quay trở lại các sinh hoạt và công việc bình thường.

Có đến 80% các trường hợp sau khi ghép phổi thành công có thể quay trở lại được các hoạt động thể lực. Và trong số các trường hợp sống sau khi ghép phổi từ 5 năm trở lên, có đến 40% người bệnh có thể làm việc bán thời gian.

Tuy vậy, một số biến chứng vẫn có nguy cơ xảy ra. Tiến trình thải ghép có thể diễn ra một cách từ từ, mà không thể dừng lại hoàn toàn. Việc sử dụng lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch để chống lại quá trình thải ghép này cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới các tổn thương gan-thận hoặc khiến cho cơ thể dễ bị nhiễm trùng.

Chính vì các lý do này, mà thời gian sống thêm của người bệnh sau ghép phổi không được lâu so với các ca ghép thận hoặc ghép gan. Tỷ lệ sống thêm 1 năm sau ghép phổi là khoảng 80%, tỷ lệ sống thêm sau 3 năm là từ 55% đến 70%. Độ tuổi khi được thực hiện ghép phổi là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng đến thời gian sống thêm của người bệnh.

Trên đây là bài viết với chủ đề bệnh nhân ung thư phổi có ghép phổi được không? Có thể thấy phương pháp ghép phổi không phải là lựa chọn ưu tiên trong điều trị ung thư phổi.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7