SỰ THẬT: Ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?
Nội dung bài viết
Ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không là nỗi lo lắng của nhiều người hiện nay. Liệu đây có phải sự thật. Làm cách nào để phòng ngừa ung thư phổi. Cùng GHV KSol giải mã câu hỏi này nhé.
XEM THÊM:
- Người tài xế mắc ung thư gan quyết tâm dành lại sự sống
- [Xem ngay] Liệu bị ung thư phổi có uống được sữa đậu nành không?
- Giải đáp: Người bệnh ung thư phổi có uống được đông trùng hạ thảo hay không?
1. Tìm hiểu chung về ung thư phổi
1.1. Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi là bệnh lý xảy ra khi xuất hiện các tế bào đột biến gen, tăng sinh mất kiểm soát trong mô phổi. Chúng hình thành nên các khối u ác tính làm suy giảm chức năng của phổi. Những tế bào ác tính này đi theo đường máu, hệ thống bạch huyết và lan dần tới những cơ quan khác của cơ thể và hình thành khối u ở đó, tình trạng này được gọi là di căn.
Thông thường, ở giai đoạn đầu bệnh thường khó biểu hiện rõ. Nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này, có khả năng được chữa khỏi. Tuy vậy, đa phần bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng và có dấu hiệu rõ hơn. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị.
1.2. Phân loại ung thư phổi
Ung thư phổi chia làm 2 loại chính là:
– Ung thư phổi tế bào nhỏ (ung thư tế bào yến mạch): Chiếm khoảng 10% đến 15% ca trong tổng số ca mắc ung thư phổi thuộc loại này, là loại ung thư phát triển rất nhanh. Ung thư phổi tế bào nhỏ được chia làm 2 loại: ung thư biểu mô tế bào nhỏ và ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp.
– Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Thường ít nguy hiểm và tiến triển chậm, chiếm khoảng 80% đến 85% tổng số ca mắc bệnh. Ba loại ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chính là ung thư phổi tế bào tuyến, ung thư phổi biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
1.3. Triệu chứng của bệnh ung thư phổi
Như đã trình bày ở trên, ung thư phổi ở giai đoạn sớm, chưa có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, có một số triệu chứng mà phải tinh ý mới nhận ra:
- Ho dai dẳng: Đây là triệu chứng thường gặp ở người mắc ung thư phổi, cơn ho thường kèm máu hoặc ho khan kéo hơn một tháng.
- Có hiện tượng bị viêm phổi, viêm phế quản: Khi bệnh tiến triển có thể gây ra các nhiễm khuẩn hoặc gây suy giảm hệ miễn dịch dẫn tới các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản,…
- Đau tức ở lồng ngực: Là dấu hiệu rõ rệt và nổi bật nhất của bệnh ung thư phổi, các cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi người bệnh hít thở sâu, khi ho hoặc cười.
- Đau xương: Khi các tế bào ung thư phổi di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở xương khớp, thường đau vùng lưng và vùng hông.
- Sưng vùng mặt, cổ: Khi khối u ác tính phát triển và đè lên tĩnh mạch chủ trên, người bệnh có thể sưng ở mặt và cổ.
- Cơ thể mệt mỏi: Bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi rã rời, tay chân mất sức, không muốn làm gì cả.
- Suy yếu cơ: Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng của người bệnh. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi đứng dậy, đau vùng hông, hoặc có cảm giác mất sức ở vai, cánh tay và cẳng chân.
1.4. Nguyên nhân gây ung thư phổi là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau tác động và hình thành nên các tế bào ung thư, có thể là các nguyên nhân và yếu tố dưới đây:
- Hút thuốc lá
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư phổi. Hiện nay, theo thống kê, có khoảng 80% người mắc ung thư phổi tử vong do nguyên nhân hút thuốc lá hoặc có tiền sử tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên.
Không chỉ ở người hút thuốc lá mà cả những người xung quanh khi vô tình hít phải khói thuốc thụ động một thời gian dài đều có nguy cơ mắc các bệnh lý về phổi.
- Tiếp xúc, làm việc trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại
Khi thường xuyên tiếp xúc, làm việc, sinh sống trong môi trường chứa hóa chất độc hại, hay phóng xạ như niken, amiăng, crom,…thì có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao.
- Do yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người thân mắc ung thư phổi, thì khả năng có thể bị ung thư phổi. Không chỉ do gen di truyền mà còn do ảnh hưởng thói quen sinh hoạt, ăn uống hay cùng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
2. Bệnh ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không?
Nhiều người bệnh nghi ngại ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không, bởi bệnh ở giai đoạn cuối có biểu hiện rất nặng, ho nhiều, ho dữ dội, giống như cách lây truyền của các bệnh đường hô hấp.
Ung thư phổi được xếp vào nhóm bệnh không lây nhiễm và hoàn toàn không lây nhiễm qua đường ăn uống hay tiếp xúc.
Tuy vậy, nếu một thành viên trong gia đình mắc bệnh, các thành viên khác cũng có nguy cơ mắc bệnh. Bởi ung thư được cho là bệnh lý có liên quan đến các đột biến gen trong cơ thể. Những biến đổi gen bất thường có thể di truyền nhưng không phải 100% sẽ di truyền cho tất cả con của họ. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 50% số con sẽ bị di truyền các gen đó. Tuy nhiên không phải ai mang gen này đều mắc ung thư, chỉ có một tỉ lệ rất nhỏ sẽ bị ung thư.
Ngoài do di truyền do gen, thì nguy cơ mắc ung thư phổi có liên quan tới vấn đề tuổi tác và các yếu tố nguy cơ khác đến từ thói quen sống, môi trường sống như hút thuốc, rượu bia, chế độ dinh dưỡng không khoa học, không hợp lý, quan hệ tình dục không an toàn, hóa chất độc hại,…
Ung thư phổi là bệnh có khả năng gây tử vong cao khi không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nhiều người thắc mắc bệnh ung thư phổi có thể lây qua đường ăn uống và giống như các bệnh lý đường hô hấp. Do vậy, họ không ăn chung, uống chung, hay tiếp xúc gần gần với người mắc ung thư phổi, tránh lánh khi thấy người bệnh liên tục ho, ho dữ dội,… Tuy nhiên, để trả lời về vấn đề này, các chuyên gia đã khẳng định rằng ung thư phổi là bệnh liên quan đến các tế bào đột biến, hoàn toàn không phải do virus, vi khuẩn gây ra nên không hề lây nhiễm qua đường ăn uống.
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi: ung thư phổi có lây qua đường ăn uống không? Đây là bệnh lý KHÔNG có khả năng lây nhiễm qua đường ăn uống.
3. Cách phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả
Mắc dù ung thư phổi không lây không khi tiếp xúc gần, ăn uống chung với người bệnh nhưng nguy cơ tái bệnh bệnh lại rất cao. Dưới đây là một số biện pháp làm giảm nguy cơ mắc bệnh:
3.1. Không hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá
Không nên hút thuốc lá vì bất cứ lý do nào, bởi vì trong khói thuốc lá có rất nhiều thành phần gây hại cho phổi. Đặc biệt với trẻ vị thành niên. nên được giáo dục từ sớm, bởi kể cả khi đã bỏ hút thuốc thời gian dài nhưng trước đó đã có thói quen hút thuốc lâu dài thì nguy cơ mắc ung thư phổi vẫn cao.
Bên cạnh đó, như đã trình bày ở phần trước ung thư phổi có thể xảy ra nếu người thân trong gia đình bạn hít phải khói thuốc lá thụ động một thời gian dài. Do vậy, không nên hút thuốc lá dù bất kỳ lí do nào để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh.
3.2. Xây dựng thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh
Một trong những yếu tố gây ra ung thư là do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vì vậy, xây dựng một thói quen sống lành mạnh để giảm nguy cơ mắc ung thư phổi là điều cần thiết:
- Có chế độ ăn uống, đảm bảo đầy đủ và cân đối dinh dưỡng, ưu tiên sử dụng các loại rau xanh và trái cây tươi, giàu các vitamin, khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia.
- Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu, chiên rán.
- Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Cân nhắc có thể thay đổi khu vực sinh sống nếu nơi ở bị nhiễm phóng xạ hoặc chứa nhiều hóa chất độc hại.
3.3. Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây ung thư
Hạn chế thấp nhất khả năng phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất độc hại. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải làm việc trong môi trường có nguy cơ cao, luôn phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trong bảo hộ để đảm bảo an toàn.
3.4. Tầm soát ung thư phổi định kỳ
Ung thư phổi là bệnh lý thường không biểu hiện rõ ràng, khó có thể phát hiện ở giai đoạn đầu. Cách tốt nhất để phòng ung thư phổi, đặc biệt với những người có yếu tố nguy cơ mắc cao, là kiểm tra sức khỏe định kỳ. Điều này giúp phát hiện sớm sự phát triển, hình thành của khối u và có thể tạo điều kiện tốt hơn trong quá trình điều trị
Trên đây là toàn bộ thông tin về các thức hoạt động, lây nhiễm và cách phòng tránh ung thư phổi. Chúc bạn đọc luôn vui vẻ và khỏe mạnh.
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng