Giải mãi: Bệnh ung thư phổi có lây qua đường máu không?

Căn bệnh ung thư phổi có lây qua đường máu không là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để tìm được câu trả lời cho thắc mắc ung thư phổi có lây qua đường máu không, hãy đọc bài viết sau của GHV KSol nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu một số thông tin chung về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh xảy ra khi các tế bào đột biến gen tăng sinh bất thường ở trong mô phổi. Đồng thời, các tế bào này cũng phát triển và nhân lên một cách không theo sự kiểm soát của cơ thể. Sau đó, những tế bào bất thường này nhanh chóng hình thành nên các khối u ác tính và làm suy yếu chức năng của phổi. Theo thời gian, các khối u ngày càng phát triển tăng dần về kích thước và xâm lấn, di căn đến các cơ quan xung quanh.

Hiện nay, hai thể ung thư phổi thường gặp đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ và không phải tế bào nhỏ. Theo các khảo sát thì trong tổng số bệnh nhân mắc ung thư phổi, có khoảng 15% số ca bệnh là bị ung thư phổi tế bào nhỏ và đây là loại ung thư phát triển với tốc độ rất nhanh.

Ngược lại, đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì lại ít nguy hiểm và tiến triển chậm hơn. Loại này chiếm khoảng 85% trong tổng số ca bị bệnh ung thư phổi.

Ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi ít biểu hiện ra các triệu chứng rõ ràng nên rất khó phát hiện. Nếu được điều trị sớm ở giai đoạn này, thì có khả năng bệnh được chữa khỏi. Tuy nhiên, thực tế phần lớn người bệnh chỉ tìm đến bác sĩ khi đã có các biểu hiện rõ ràng, ở giai đoạn nặng như: ho, khó thở, tức ngực,… do các khối u lớn chèn ép vào đường thở, dẫn đến khó khăn trong quá trình điều trị.

Hiện nay, ung thư phổi có lây qua đường máu không hay con đường lây truyền của bệnh là gì vấn đề gây nhiều tranh cãi. Vậy hãy cùng tìm hiểu câu trả lời rõ ràng trong nội dung tiếp theo.

ung-thu-phoi-co-lay-qua-duong-mau-khong
Ung thư phổi có lây qua đường máu không?

2. Bệnh ung thư phổi có lây qua đường máu không? Con đường lây truyền của bệnh ung thư phổi là gì?

Đối với thắc mắc ung thư phổi có lây qua đường máu không, hay ung thư phổi có lây không thì câu trả lời đó là KHÔNG. Ung thư phổi không phải là một căn bệnh có thể truyền nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì vậy, ung thư phổi không lây qua đường máu. Và người bị bệnh ung thư phổi cũng không có khả năng truyền bệnh trực tiếp cho những người xung quanh.

Vậy nên, những quan niệm cho rằng việc tiếp xúc với người ung thư phổi như: nói chuyện, bắt tay hay ôm hôn người bệnh có thể lây là hoàn toàn sai lầm.

Chính vì thế, không nên nghĩ rằng căn bệnh này có thể lây mà trở nên xa lánh với người bệnh. Điều này có thể khiến cho tinh thần của họ trở nên nặng nề, buồn rầu, cô đơn làm ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều trị.

3. Vậy bệnh ung thư phổi có di truyền không?

Như vậy, ung thư phổi có lây không, câu trả lời chắc chắn là không. Mặc dù không phải là căn bệnh lây nhiễm, nhưng ung thư phổi lại có khả năng di truyền giữa các thế hệ trong gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng tương đối thấp, chỉ khoảng 5 – 10%.

Đối với những người sống trong gia đình có thành viên mắc ung thư phổi, thì nguy cơ bị bệnh cũng sẽ cao hơn so với bình thường. Bởi vì các tế bào đột biến gen trong cơ thể có khả năng di truyền từ đời bố sang đời con, thậm chí là cả đời cháu… Trong một số trường hợp, ở các đời trước thì những tế bào này sẽ không phát triển thành các tế bào ung thư. Nhưng đến đời sau thì lại kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác và gây ra bệnh.

Vậy hãy cùng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ có thể gây ra ung thư phổi.

4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi

Tuy ung thư phổi là căn bệnh không có thể lây nhiễm nhưng vẫn có một số yếu tố có khả năng lây truyền (từ bệnh nhân mắc những bệnh khác về phổi hoặc ung thư phổi) làm gia tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi.

4.1. Vi khuẩn lao

Theo một số nhà nghiên cứu, vi khuẩn lao (có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis, là vi khuẩn nguyên nhân gây ra bệnh lao) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi. Đây là loại vi khuẩn có thể lây nhiễm từ người này sang người khác theo đường hô hấp.

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về vấn đề này trên khắp thế giới và đã thu được kết quả thể hiện rằng có mối quan hệ đáng kể giữa nhiễm trùng lao và căn bệnh ung thư phổi.

Sở dĩ điều này xảy ra là do vi khuẩn lao có thể gây ra một số biến chứng có hại tới phổi như: Viêm mạn tính, xơ hóa tế bào phổi, đột biến gen và tạo ra nhiều chất trung gian trong hệ thống miễn dịch như là interleukin. Những biến chứng này có thể làm cho người bệnh tăng nguy cơ bị ung thư phổi.

Một điều nguy hiểm hơn nữa, trong những năm gần đây, vi khuẩn lao đã kháng lại rất nhiều loại thuốc kháng sinh. Do đó, việc điều trị bệnh lao cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Chính nguyên nhân này có thể làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn lao trong cộng đồng và lâu dần làm tăng tỷ lệ người bị bệnh ung thư phổi.

4.2. Bệnh viêm phổi mạn tính

Viêm phổi là một bệnh truyền nhiễm, rất dễ lây lan do các loại vi khuẩn gây ra như:

  • Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu, tụ cầu…
  • Vi rút: vi rút cúm, virus hợp bào hô hấp…
  • Một số loại ký sinh trùng khác gây ra.

Các bệnh lý khác như viêm phế quản mạn tính cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm nguy hiểm trong phổi, làm tổn thương chức năng phổi và hệ thống hô hấp nghiêm trọng.

Hơn thế nữa, nhiều bằng chứng khoa học gần đây đã cho thấy một trong những yếu tố tiềm ẩn của bệnh ung thư đó là quá trình viêm. Do vậy, những bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi hay viêm phế quản mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới nguy cơ bị bệnh ung thư phổi.

5. Các phương pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Bất kỳ ai đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm. Vì vậy, để phòng tránh các yếu tố gây bệnh thì có thể tham khảo những biện pháp dưới đây:

5.1. Tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh lao, viêm phổi

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi tiêm vắc-xin BCG phòng bệnh lao, hệ thống miễn dịch của cơ thể người sẽ được củng cố và đặc biệt tỷ lệ gamma interferon, nitric oxide và interleukin-2 sẽ được tăng lên. Do đó, chức năng của tế bào lympho CD4 sẽ được nâng cao và người bệnh sẽ có được hệ thống miễn dịch chống lại bệnh ung thư.

Bên cạnh đó, cũng đừng bỏ qua mũi tiêm phòng vắc xin phế cầu giúp cơ thể bảo vệ cho hệ hô hấp tránh được nguy cơ mắc bệnh viêm phổi.

5.2. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều hoa quả và rau xanh

Chế độ ăn khoa học, lành mạnh có nhiều rau xanh và trái cây cũng có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh ung thư phổi. Vitamin và các khoáng chất có trong thành phần của trái cây, rau củ có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, chống lại sự phát triển của các gốc tự do (gốc tự do cũng là một trong những yếu tố làm cho cơ thể bị mắc bệnh ung thư).

ung-thu-phoi-co-lay-qua-duong-mau-khong-1
Thăm khám sức khỏe thường xuyên

5.3. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ

Việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe sớm sẽ phát hiện những bệnh truyền nhiễm tại đường hô hấp như là bệnh lao phổi, viêm phổi, viêm phế quản… Từ đó, tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cao hơn, đề phòng nguy cơ có thể xảy ra biến chứng của bệnh ung thư phổi.

Như vậy, KHÔNG là câu trả lời cho thắc mắc bệnh ung thư phổi có lây qua đường máu không. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp một số thông tin cần thiết về căn bệnh này.

Biện pháp phòng ngừa ung thư di căn, giảm tác dụng phụ hóa xạ trị.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, Fucoidan sulfate hóa cao giúp

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa
  • Hỗ trợ đào thải các gốc tự do
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người bị mỡ máu, cholesterol cao

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GENK STF tại đây https://genkstf.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7