[Đọc ngay] Người bệnh ung thư phổi có nên truyền dịch không?

Đối với người bệnh ung thư phổi có nên truyền dịch không nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân cũng như gia đình. Truyền dịch không phải là phương pháp mà người bệnh có thể tự ý sử dụng. Vậy hãy cùng GHV KSol giải đáp câu hỏi này bệnh nhân ung thư phổi có nên truyền dịch không?

XEM THÊM:

1. Truyền dịch đạm là truyền chất gì?

Có rất nhiều loại dịch truyền được sử dụng trong lĩnh vực y tế nói chung và cho người bệnh ung thư phổi nói riêng. Trong đó, loại dịch được nhiều người dân biết tới nhất đó là dịch đạm. Bởi vậy, trong bài viết này sẽ chủ yếu đề cập đến dịch đạm cũng như người bị ung thư phổi có nên truyền loại dịch này không?

Truyền đạm là một phương pháp giúp bổ sung nhiều dung dịch hòa tan gồm nhiều loại chất khác nhau bằng cách tiêm chậm hoặc truyền trực tiếp qua đường tĩnh mạch của người bệnh. Phần lớn loại dung môi được sử dụng trong dịch truyền là nước cất. Phương pháp truyền đạm chủ yếu được sử dụng cho người bị suy kiệt thể lực hoặc mắc một số vấn đề về sức khỏe.

Hiện nay, có trên 20 loại dịch truyền được sử dụng và chia thành 3 nhóm cơ bản đó là: 

  • Nhóm cung cấp các loại dưỡng chất cho cơ thể (glucose các loại nồng độ 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa vitamin, chất đạm, chất béo). Nhóm này được sử dụng cho các đối tượng bị suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, không thể ăn được bằng đường miệng hoặc không thể tiêu hóa được thức ăn,… 
  • Nhóm cung cấp nước và chất điện giải (như các dung dịch natri clorid 0,9%, lactate ringer hay bicarbonate natri 1,4%,…) dùng cho những người bệnh bị mất nước, mất máu khi do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn mửa, bỏng hay ngộ độc gây ra. 
  • Nhóm dịch đặc biệt như là huyết tương tươi, dung dịch dextran, dung dịch chứa albumin, dung dịch haes-steril, gelofusine và dung dịch cao phân tử… sẽ được dùng trong các trường hợp người bệnh cần bù nhanh lượng chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, mỗi một nhóm dịch truyền sẽ phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Để tránh nguy cơ xảy ra tai biến thì trước khi thực hiện truyền đạm, người bệnh cần phải được bác sĩ thăm khám, thực hiện xét nghiệm và chỉ định phù hợp.

ung-thu-phoi-co-nen-truyen-dich-1
Bệnh nhân ung thư phổi có nên truyền dịch không?

2. Bệnh nhân ung thư phổi có nên truyền dịch không?

Có thể thấy, việc truyền đạm có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bị ung thư phổi có nên truyền dịch hay truyền đạm không thì vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng. Đối với thắc mắc này thì theo các chuyên gia, người bệnh ung thư phổi có thể truyền dịch hoặc truyền đạm được. Bởi đạm (protein) là dưỡng chất rất cần thiết cho cơ thể. Nhưng không phải tất cả các trường hợp người bệnh ung thư phổi đều được chỉ định truyền dịch hay truyền đạm. Hãy cùng tìm hiểu xem trường hợp như thế nào thì người bệnh mới được chỉ định truyền dịch:

2.1. Người bị ung thư phổi sau khi thực hiện phẫu thuật

Một trong những trường hợp người bệnh ung thư phổi được chỉ định truyền đạm đó là sau khi đã thực hiện phẫu thuật để cắt loại bỏ khối u. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ gặp nhiều tình trạng như mệt mỏi, chưa quay trở lại ăn được hoặc không ăn được thì các bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định truyền đạm.

2.2. Bệnh nhân ung thư phổi có thể trạng yếu

Đối với những người bị ung thư phổi ở các giai đoạn nặng thường rất khó ăn hoặc không ăn uống được gì thì sẽ nhận được chỉ định truyền đạm để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn. Đồng thời hỗ trợ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất nhằm tăng cường thể lực, đủ sức để chiến đấu với bệnh tật.

2.3. Người bị ung thư phổi truyền hóa chất

Thông thường, nếu trường hợp người bị ung thư phổi không thể điều trị bằng phẫu thuật được thì sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị hoặc truyền hóa chất. Phương pháp hóa trị sử dụng một số loại hóa chất có khả năng ngăn chặn, làm giảm kích thước cũng như tốc độ phát triển của khối u. Hóa chất sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch và pha cùng với các dịch truyền khác.

ung-thu-phoi-co-nen-truyen-dich-khong
Việc truyền dịch cần theo chỉ định của bác sĩ

3. Một số lưu ý khi thực hiện truyền đạm

Về nguyên tắc, khi thực hiện truyền đạm cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người bệnh:

  • Bệnh nhân không được tự ý mua dịch đạm hay bất kỳ loại dịch nào về để tiêm truyền hoặc gọi, thuê nhân viên y tế về để thực hiện truyền đạm khi mà chưa được thăm khám, làm các xét nghiệm những chỉ số liên quan. Người bệnh chỉ được truyền đạm khi có chỉ định của bác sĩ và phải có sự theo dõi sát sao của nhân viên y tế trong suốt quá trình truyền. 
  • Nên tiến hành truyền đạm ở những cơ sở y tế lớn, bệnh viện có uy tín và có đội ngũ các bác sĩ giỏi, được trang bị đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị phù hợp để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
  • Trước khi thực hiện truyền dịch thì nhân viên y tế phải tiến hành kiểm tra hạn sử dụng của dịch truyền, bộ dây truyền và túi đựng.
  • Cần cho chảy những giọt dịch đầu tiên ra ngoài để loại bỏ được hết các bọt khí có trong dây truyền trước khi cho dịch truyền vào mạch máu người bệnh.
  • Đảm bảo tuân thủ tuyệt đối về tốc độ, thời gian cũng như liều lượng khi truyền đạm, không được tự ý thay đổi mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời, dụng cụ cũng như dịch truyền phải đảm bảo được độ vô khuẩn tuyệt đối và phải có sự theo dõi thường xuyên của các y bác sĩ.
  • Trong quá trình truyền dịch, nếu bệnh nhân có những biểu hiện bất thường như là khó thở, rét run, phù tại chỗ tiêm… thì cần phải báo ngay cho nhân viên y tế để có biện pháp kịp thời xử trí, tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe hơn.
  • Các cơ sở y tế bắt buộc phải có các loại thuốc, trang thiết bị cấp cứu chống sốc để đảm bảo có thể cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời khi xảy ra tai biến.
  • Khi gặp phải tình trạng chán ăn, gầy yếu, cơ thể suy nhược, trước hết người bệnh cần xem lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động. Trong trường hợp người bệnh còn khả năng ăn uống được, thay vì thực hiện truyền dịch thì người bệnh nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như là cá, thịt, trứng, sữa… Bởi vì cách này sẽ có hiệu quả tốt và an toàn hơn so với phương pháp truyền đạm.

Như vậy, đối với câu hỏi người bệnh ung thư phổi có nên truyền dịch không thì sẽ có sự thay đổi tùy theo chỉ định của bác sĩ. Cần lưu ý, người bệnh tuyệt đối không được tự ý thực hiện truyền dịch mà chưa có sự đồng ý của các y bác sĩ, bởi vì có thể xảy ra biến chứng.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7