Ung thư phổi giai đoạn 1 – Dấu hiệu nhận biết sớm và cách điều trị

Nội dung bài viết

Ung thư phổi là một trong những căn bệnh nan y gây ra tỷ lệ tử vong rất cao hiện nay và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách để chữa bệnh tốt nhất chính là chúng ta phải phát hiện ra bệnh từ sớm thì mới có cơ hội cứu chữa thành công. Việc nắm được những triệu chứng của bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 trong bài dưới đây của GHV KSol sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể tìm được phương pháp chữa trị kịp thời và hiệu quả.

XEM THÊM:

1. Ung thư phổi giai đoạn 1 và những dấu hiệu nhận biết sớm

Ung thư phổi giai đoạn 1 là giai đoạn chưa có gì quá nguy hiểm vì lúc này khối u còn nhỏ, chỉ nằm khu trú trong phổi và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết. Các triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 1 thường là ho dai dẳng, ho khan, khó thở, tức ngực… giống với những bệnh cảm, ốm thông thường. Vậy nên bạn cần chịu khó quan sát cơ thể xem mình có những triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 1 như sau không.

ung-thu-phoi-giai-doan-1_1
Ung thư phổi ở giai đoạn 1 chưa có biểu hiện rõ ràng

1.1. Ung thư phổi giai đoạn 1 thường bị ho dai dẳng, lâu ngày

Đa số các bệnh nhân khi mắc phải ung thư phổi giai đoạn 1 đều sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình nhất là ho khan, ho dai dẳng lâu ngày, khàn tiếng. Cũng có thể đây là những biểu hiện của bệnh viêm họng, cảm lạnh,

  • Khi bị ung thư phổi giai đoạn 1 thì cơn ho có thể xảy ra mọi lúc, nhất là khi ăn quá no, sau khi làm việc nặng nhọc, khi nằm ngủ… và kéo dài liên tục. Do các khối u dù kích thước còn nhỏ có thể đã chèn vào 1 trong các phế quản khiến cho đường dẫn khí chính đến phổi sẽ kích hoạt các thụ thể ho.
  • Kèm theo biểu hiện ho khan, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi thì người bệnh còn ho có đờm, ho ra máu. Vì chứng viêm của khối u dẫn đến hoại tử, đường máu nhỏ khi bị tổn thương và máu đó hòa lẫn với đờm, xuất hiện thành từng đợt hoặc liên tục.
  • Bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 1 còn có hiện tượng bị khàn tiếng, do khối u xâm nhập vào vòm họng, thanh quản…khiến bạn trở nên khó giao tiếp, khó nuốt khi ăn, giọng khàn đặc…
ung-thu-phoi-giai-doan-1_12
Xuất hiện những cơn ho dai dẳng kéo dài

Nếu người bệnh gặp phải tình trạng ho kéo dài, đờm có máu… nói trên thì hãy cảnh giác và đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đây có thể là triệu chứng của ung thư phổi.

1.2. Thường xuyên bị khó thở, đau tức ngực khi bị ung thư phổi giai đoạn 1

Khi mắc phải ung thư phổi giai đoạn 1 thì người bệnh cũng thường xuất hiện các biểu hiện bị khó thở, đau tức ngực:

  • Người bị bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 thường xuyên bị khó thở, hơi thở ngắn, không đều, thở khò khè, nhất là khi vận động mạnh như tập thể dục, chơi thể thao. Do phế quản đã bị các khối u xuất hiện chèn ép, làm tắc nghẽn phế quản lớn, tràn dịch màng phổi.
  • Ung thư phổi giai đoạn 1 còn khiến cho người bệnh luôn cảm thấy tức ngực, đau âm ỉ do các khối u đã di căn vào thành ngực, lớp lót quanh phổi.
ung-thu-phoi-giai-doan-1_13
Bệnh nhân luôn cảm thấy bị tức ngực, khó thở

Khó thở, đau ngực là biểu hiện của rất nhiều bệnh lý khác nhau như viêm màng phổi, thuyên tắc phổi, viêm cơ tim, đau tim… Vậy nên bạn cần đi kiểm tra tại bệnh viện để biết chính xác nguyên nhân hơn.

1.3. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 luôn cảm thấy người mệt mỏi, chóng mặt, sụt cân

Khi xuất hiện ung thư phổi giai đoạn 1 thì nó sẽ nhanh chóng phát triển, tàn phá cơ thể, khiến cơ thể người bệnh sút cân trầm trọng, người mệt mỏi, chán ăn.

  • Bệnh nhân mắc ung thư phổi có thể cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi ngay cả khi không vận động hay làm việc nặng. Vì tế bào ung thư đã di căn khắp các cơ thể, làm hồng cầu suy giảm, khiến cơ thể suy nhược, chán ăn, mệt mỏi.
  • Khi bị ung thư phổi giai đoạn 1, người bệnh còn bị sút cân trầm trọng do các tế bào ung thư đã sử dụng hết năng lượng từ thực phẩm
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_21
Cảm giác mệt mỏi, chán ăn xuất hiện thường xuyên

Nếu như bạn xuất hiện tình trạng cơ thể mệt mỏi, sụt cân bất thường cùng với các biểu hiện trên thì hãy ngay lập tức đi khám bác sĩ nhé. Vì khả năng cao là bạn đã bị mắc ung thư phổi giai đoạn

1.4. Xuất hiện triệu chứng đau xương khi bị ung thư phổi giai đoạn 1

Ung thư phổi giai đoạn 1 khi hình thành và phát triển trong cơ thể người cũng sẽ gây ra hiện tượng đau xương:

  • Các cơn đau xương này thường diễn ra thường diễn ra mạnh nhất vào thời điểm ban đêm và những lúc vận động do ung thư phổi di căn đến xương. 
  • Ngoài những cơn đau rõ rệt ở phần lưng thì ung thư phổi giai đoạn 1 đôi khi còn khiến người bệnh đau vai, cánh tay hoặc cổ. Nó rất khó phân biệt đây là đau xương hay đau cơ.
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_212
Ở giai đoạn 1, bệnh nhân thỉnh thoảng bị đau nhức mỏi xương

Có thể thấy rằng dấu hiệu, triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 1 rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Theo tôi thì bạn nên đến bệnh viện để thăm khám, chụp Xquang phổi, chụp cắt lớp điện toán ngực… thì mới có thể chẩn đoán được chính xác bệnh tình của mình nhất.

2. Làm sao để chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 1

Để biết được mình có mắc ung thư phổi giai đoạn 1 hay không bạn cần thực hiện một số xét nghiệm. Chụp CT sẽ giúp hình dung ra được khối u và xác định vị trí. Từ đó tìm kiếm sự lan rộng của tế bào ung thư đến các vùng khác trên cơ thể.  Ngoài ra, bạn cần thực hiện sinh thiết phổi  để xác nhận chẩn đoán và xác định loại ung thư và giai đoạn của bệnh ung thư.

3. Ung thư phổi giai đoạn 1 nên làm gì?

Khi bị ung thư phổi giai đoạn 1 thì chúng ta cần phải tiến hành ngay các phương pháp điều trị bệnh theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả của việc chữa trị có khả quan hay không còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố. Do đó, để đảm bảo hiệu quả điều trị ung thư phổi ở giai đoạn 1 thì các bạn cần chú ý đến một số điều sau:

3.1. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 nên giữ tinh thần lạc quan

Hầu hết mọi người khi biết mình bị bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 đều có xu hướng bi quan và suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống. Thực tế thì một tinh thần lạc quan sẽ là một liều thuốc bổ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch và hồi phục bệnh nhanh hơn so với những người thường xuyên lo âu.

  • Khi bị bệnh, bạn nên làm những việc mình thích, giúp cười nhiều hơn, vui hơn như đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh, xem chương trình giải trí hài hước…
  • Người bệnh hãy cùng bạn bè, người thân tham gia các hoạt động gia đình như xem phim, dạo phố, mua sắm… Người nhà hãy luôn bên cạnh động viên, chăm sóc để người bệnh có thể thấy được ý nghĩa của cuộc sống để họ yên tâm điều trị.
  • Bạn cũng có thể tham gia vào những câu lạc bộ, hội nhóm người bị ung thư phổi giai đoạn 1 để nói chuyện, chia sẻ phương thức chữa bệnh. Đồng thời động viên nhau luôn giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực hơn.
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_215
Bệnh nhân cần được quan tâm, chia sẻ để giữ tinh thần lạc quan

3.2. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 nên thay đổi các thói quen sinh hoạt tốt hơn cho sức khỏe

Thói quen sinh hoạt có tác động không nhỏ đến việc hình thành tế bào ung thư cho nên khi bị ung thư phổi giai đoạn 1, người bệnh nên thiết lập một số thói quen sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị bệnh như sau:

  • Từ bỏ thói quen dùng thuốc lá, rượu bia, chất kích thích vì đây là những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và làm gia tăng tỉ lệ ung thư phổi nói riêng cùng nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
  • Luôn xây dựng một chế độ ăn uống khoa học với các thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, không nên thức khuya, dậy trễ, ngủ không đủ giấc vì sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. 
  • Hạn chế tiếp xúc nhiều với khói bụi, các loại khí độc từ thuốc lá, khói xe, hóa chất độc hại để bảo vệ phổi tránh được các tác nhân gây ung thư. Trong điều kiện bất khả kháng thì chúng ta phải thực hiện các biện pháp bảo vệ, ngăn ngừa cơ thể khỏi các tác nhân này một cách tốt nhất. 
  • Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tăng cường tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể khỏi các tác nhân ung thư.
  • Bên cạnh việc xây dựng lối sống sinh hoạt khoa học thì người bệnh còn nên thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện chuyển biến tình trạng của bệnh.
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_218
Luyện tập thể dục thường xuyên để thay đổi thói quen sinh hoạt

3.3. Ung thư phổi giai đoạn 1 nên ây dựng các công thức ăn uống khoa học

Khi bị bệnh ung thư phổi giai đoạn 1, bạn nên để ý đến những chế độ ăn uống hàng ngày vì điều này góp phần quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe:

  • Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dưỡng chất như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, sữa, thực phẩm giàu protein… Vì đây là những món ăn giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1 nên tránh ăn những thức ăn cay, nóng, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng cháy để tránh ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_31
Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn lành mạnh

3.4. Ung thư phổi giai đoạn 1 cần phải thực hiện nghiêm chỉnh phác đồ điều trị của bác sĩ

Ngoài việc cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp thì người bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 cần phải nghiêm túc thực hiện, dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ:

  • Việc tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với việc tăng cường luyện tập, ăn uống khoa học chính là điều kiện tiên quyết giúp người bệnh có thể chiến đấu với bệnh tật tới cùng.
  • Không nên bỏ dở giữa chừng hoặc thực hiện theo các phương pháp chữa trị chưa được khoa học kiểm chứng sẽ khiến cho bệnh có thể trở nặng hơn.
ung-thu-phoi-giai-doan-dau_312
Luôn trao đổi với bác sĩ về phác đồ điều trị bệnh

4. Ung thư phổi giai đoạn 1 có chữa được không?

Ung thư phổi giai đoạn 1 là giai đoạn sớm của bệnh, lúc này kích thước khối u mới hình thành, rất nhỏ và chưa lây lan đến hạch bạch huyết hay các cơ quan khác của cơ thể. Vậy nên ung thư phổi giai đoạn 1 có thể chữa khỏi được để kéo dài được sự sống nếu được điều trị với phác đồ hợp lý. 

  • Người bị ung thư phổi giai đoạn 1 có thể chữa trị bằng cách phẫu thuật, cắt bỏ khối u thì bệnh nhân sẽ có khả năng khỏi bệnh rất cao. Tuy nhiên sau phẫu thuật, nguy cơ tái phát bệnh khá lớn nên có thể áp dụng phương pháp xạ trị hoặc hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
  • Việc cắt bỏ toàn bộ thùy phổi hay một phần nhỏ mô phổi còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trong đó, việc mổ đi một phần nhỏ sẽ cho tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn là mổ phần lớn, mổ toàn bộ phổi. Cho nên nếu phát hiện bệnh sớm thì người bệnh sẽ có nhiều cơ hội được phẫu thuật nhỏ chỉ với 3 lỗ nhỏ trên ngực. Thay vì phải cắt bỏ đi một mảng lớn các bộ phận trong cơ thể khiến họ cảm thấy đau đớn.

5. Phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 1

Khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất cao. Bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra để đạt được hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 1 phổ biến hiện nay có thể kể đến như:

5.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được lựa chọn nhiều nhất trong các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Tùy thuộc vào kích thước và vị trí khối u mà sẽ có các phương pháp phẫu thuật khác nhau. Bác sĩ có thể được thực hiện rạch một vết mổ lớn ở ngực hay phẫu thuật nội soi ít gây xâm lấn hơn. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì không phải khối u nào cũng có thể loại bỏ bằng phương pháp này.

5.2. Xạ trị

Liệu pháp xạ trị thường được thực hiện sau phẫu thuật để bổ trợ điều trị. Ở giai đoạn đầu, vì một lý do nào đó mà không thể phẫu thuật cắt bỏ thì bạn có thể sử dụng phương pháp xạ trị để thay thế. Theo các chuyên gia, những người đáp ứng tốt với xạ trị có kết quả tương tự như người trải qua phẫu thuật.

5.3. Hóa trị

Hóa trị cũng là phương pháp điều trị bổ trợ cho người bệnh sau khi thực hiện phẫu thuật ung thư phổi. Hóa chất sẽ có khả năng tấn công bất kỳ tế bào ung thư nào sắp lan rộng ra ngoài. Bao gồm cả những khối u chưa được phát hiện bằng các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh.

5.4. Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị ung thư. Phương pháp này sẽ tác động trúng mục tiêu và sẽ gây ra những thay đổi di truyền trong khối u. Từ đó giúp quá trình điều trị ung thư phổi chính xác hơn rất nhiều.

5.5. Liệu pháp miễn dịch

Đây là một phương pháp điều trị ung thư mới nhất hiện nay. Năm 2015 đã có loại thuốc đầu tiên dành cho bệnh ung thư phổi đã được phê duyệt vào sử dụng. Phương pháp này hoạt động dựa trên việc nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể và khả nhận biết cũng như tấn công các tế bào ung thư.

6. Ung thư phổi giai đoạn 1 sống được bao lâu?

Trong giai đoạn này ung thư phổi giai đoạn 1 khi có thể chữa trị thành công thì người bệnh có thể sống từ 5 năm trở lên đối với ung thư lành tính. Nhưng với trường hợp bệnh đã di căn, ung thư phổi tế bào nhỏ thì người bệnh chỉ có thể sống được thêm 6 đến 18 tháng mà thôi.

7. Biện pháp phòng ngừa ung thư phổi

Để phòng ngừa ung thư phổi hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:

7.1. Không hút thuốc lá

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân số 1 gây ung thư phổi. Theo thống kê, 90% số người mắc bệnh là người có hút thuốc. Khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc, trong đó có 69 chất gây ung thư. Các hóa chất này gây ung thư bằng cách làm tổn hại DNA của tế bào. Không hút thuốc lá là cách tốt nhất giúp phòng ngừa ung thư phổi, bệnh tim mạch và các bệnh phổi khác.

Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư vú
Bỏ thuốc lá là một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư vú

7.2. Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá gián tiếp

Tiếp xúc với khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi từ 20 – 30%. Khói thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của con người ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì phổi của trẻ vẫn đang phát triển. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh, hãy tránh xa những nơi có khói thuốc lá.

7.3. Tránh ô nhiễm không khí

Một số hóa chất có trong môi trường, nhất là ở các khu công nghiệp nặng có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Tránh xa những nơi ô nhiễm không khí, hoặc có các biện pháp bảo vệ như đeo khẩu trang để tránh không khí ô nhiễm.

7.4. Giảm phơi nhiễm hóa chất tại nơi làm việc

Hiện có hơn 40 chất gây ung thư có liên quan đến công việc như amiăng, thạch tín, crom và niken… Nếu đang làm những công việc này, bạn nên thực hiện đúng chỉ dẫn an toàn. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ về điều này, nếu có nguy cơ cao mắc ung thư phổi, bác sĩ sẽ tư vấn bạn tầm soát để phát hiện bệnh sớm.

7.5. Kiểm tra mức radon trong nhà

Radon là một chất khí phóng xạ do sự phân hủy tự nhiên của uranium. Uranium có mặt trong đất, nước, đá xung quanh nhà của bạn với số lượng nhỏ. Khí Radon có thể gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

7.6. Chế độ ăn uống lành mạnh và thể dục đều đặn

Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều rau xanh, trái cây giúp chúng ta có sức khỏe tốt, phòng chống ung thư. Đồng thời, bạn nên duy trì thể dục đều đặn mỗi ngày cũng là cách tăng cường sức khỏe và phòng bệnh ung thư.

7.7. Tầm soát ung thư phổi định kỳ

Vai trò của tầm soát ung thư ngày càng được nhận thức một cách rộng rãi trong cộng đồng. Tầm soát ung thư là cách duy nhất để phát hiện ung thư từ giai đoạn sớm. Đây là chìa khóa để tăng cơ hội chữa khỏi ung thư, thoát khỏi án tử mang tên ung thư.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:

  • Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
  • Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
  • Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Hạ mỡ máu
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc phát hiện được những dấu hiệu của ung thư phổi giai đoạn 1 để sớm điều trị và có thể kéo dài tuổi thọ. Hãy chia sẻ bài viết này tới người thân, bạn bè của mình ngay nhé. Kính chúc bạn và người thân luôn được mạnh khỏe.

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7