Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không? Cách điều trị nào hiệu quả?
Nội dung bài viết
Nếu như trước đây ung thư phổi giai đoạn 2 thường có tỷ lệ sống sót trung bình không cao, thì hiện nay nhờ tiến bộ y học đã có những phương pháp điều trị mới giúp kéo dài thời gian sống, cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh rất tốt. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ cung cấp những thông tin về bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 để bạn đọc hiểu rõ hơn về giai đoạn này.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Ung thư phổi di căn hạch – Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị hiệu quả
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
1. Ung thư phổi giai đoạn 2 là gì?
Ung thư phổi bao gồm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau. Trong đó, giai đoạn 1 là giai đoạn đầu, giai đoạn 2 cũng có thể cho là vẫn chưa muộn. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh nhân đều may mắn phát hiện ở giai đoạn đầu. Theo thống kê, có khoảng 30% bệnh nhân mắc ung thư phổi khi phát hiện thì đã ở giai đoạn 2. Bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 thường là loại ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ở giai đoạn này chưa có dấu hiệu di căn của khối u.
Nhìn chung trong giai đoạn 2, khối u vẫn còn khu trú trong phổi. Tế bào ung thư có thể lan ra các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn 2 được chia thành hai giai đoạn nhỏ hơn là 2A và 2B:
Ung thư phổi giai đoạn 2A
Khối u ở giai đoạn này có kích thước từ 4 – 5 cm. Khối u có thể phát triển trong đường dẫn khí hoặc mô quanh phổi và chưa lan đến hạch bạch huyết. Đặc biệt, là không có dấu hiệu của khối u di căn.
Ung thư phổi giai đoạn 2B
Giai đoạn này được xác định trong 2 trường hợp sau:
- Khối u phổi có kích thước 5cm và có xuất hiện tế bào ung thư trong hạch bạch huyết gần với vị trí phổi bị ảnh hưởng.
- Khối u có kích thước trong khoảng từ 5 – 7cm nhưng không có tế bào ung thư trong bất kỳ hạch bạch huyết nào lân cận.
- Tế bào ung thư không lan sang bất kỳ hạch bạch huyết nào nhưng đã lan sang một hoặc nhiều khu vực, bao gồm: dây thần kinh gần với phổi (dây thần kinh cột sống), thành ngực (xương sườn, cơ hoặc da), lớp màng tim (màng phổi trung thất và màng ngoài tim). Trường hợp này còn được bác sĩ gọi là ung thư phổi di căn giai đoạn 2.
- Kích thước khối u phổi nhỏ hơn 7cm nhưng có nhiều hơn một khối u nằm trong cùng một thùy của phổi.
2. Triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 2
Triệu chứng trong giai đoạn 2 cũng không điển hình. Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như sau:
- Các cơn ho bắt đầu xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, tình trạng ho kèm theo đờm trắng hoặc đôi khi xuất hiện đờm có lẫn máu.
- Các cơn đau ở lưng, ngực, vai xuất hiện đột ngột với tần suất nhiều dần, không phải chỉ xuất hiện mỗi khi thở sâu hoặc cười to mà mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng bệnh nhân.
- Xuất hiện hạch bạch huyết to, sưng tấy ở một vài vị trí như vùng cổ, bẹn, nách. Tuy nhiên, khi sờ vào hạch thì chỉ thấy khô cứng và không có cảm giác đau nhức. Do đó, người bệnh thường chủ quan dễ bỏ qua dấu hiệu này.
- Có cảm giác khó thở, thở khò khè, đôi khi có cảm giác hơi thở yếu, mất hơi giống như bệnh lao phổi.
- Giọng nói trở nên khàn đi rõ rệt, nguyên nhân do các khối u bắt đầu lớn dần và chèn vào dây thanh quản.
- Người bệnh cảm thấy sức khỏe yếu đi nhiều, mệt mỏi, sức đề kháng giảm, dễ ốm, bị sốt.
- Xuất hiện cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng, da xanh xao, thiếu sức sống.
- Bị sụt cân nhanh chóng mà không rõ lý do.
Mặc dù các triệu chứng bệnh ở giai đoạn này ngày càng rõ ràng hơn, nhưng nhìn chung đa số giống với các căn bệnh thông thường như: ho khan, ho có đờm, cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản… khiến người bệnh dễ chủ quan và tự tìm đến hiệu thuốc kể bệnh để mua thuốc điều trị tại nhà.
3. Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu?
Theo những chuyên gia đầu ngành, thì người bệnh bị ung thư phổi ở giai đoạn 2 nếu như được phát hiện sớm và tuần thủ điều trị đúng phác đồ thì khả năng chữa khỏi và sống được trên 5 năm có thể lên tới 70%. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào các yếu tố như: sức đề kháng, tuổi tác của từng bệnh nhân. Nếu như người bệnh ở độ tuổi càng trẻ và có sức đề kháng tốt thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn so với những người cao tuổi.
Ngoài ra, việc thực hiện, cũng như xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và nghỉ ngơi hợp lý sẽ nhằm nâng cao hệ miễn dịch và giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. Nhờ đó sẽ giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh thành công hơn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ người ung thư phổi giai đoạn 2
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2 có thể khác nhau đáng kể tùy từng người. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh, bao gồm:
- Loại và vị trí ung thư phổi cụ thể:
- Ung thư phổi có 2 loại đó là: ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) – loại ung thư phát triển rất nhanh, nguy hiểm, có khả năng di căn ngay từ khi khối u còn nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC) – các khối u vẫn phát triển to dần nhưng thời gian di căn diễn ra chậm hơn so với SCLS, độ nguy hiểm cũng ít hơn so với SCLC. Những người bệnh mắc NSCLC sẽ có tiên lượng sống cao hơn so với bị mắc SCLC.
- Vị trí: Cùng mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 nhưng nếu bệnh nhân có tế bào ung thư phổi chưa lan rộng thì sẽ có thời gian sống lâu hơn so với người bệnh có tế bào ung thư lan đến hạch bạch huyết.
- Tuổi tác: Những người trẻ tuổi mắc ung thư phổi sẽ có cơ hội sống kéo dài hơn so với người bệnh đã lớn tuổi.
- Giới tính: Tỷ lệ nữ giới mắc ung thư phổi sẽ có thời gian sống lâu hơn so với nam giới.
- Sức khỏe chung tại thời điểm chẩn đoán: Nếu bệnh nhân khỏe mạnh toàn diện tại thời điểm chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 2 sẽ giúp kéo dài thời gian sống cũng như khả năng chịu đựng các phương pháp điều trị hơn.
- Khả năng đáp ứng điều trị: Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và xạ trị sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân và có thể hạn chế khả năng chịu đựng điều trị.
- Các tình trạng sức khỏe khác: Các tình trạng bệnh khác như khí phế thũng hoặc suy tim có nguy cơ làm giảm tuổi thọ ở người ung thư phổi giai đoạn 2.
- Biến chứng của ung thư phổi: Các biến chứng như cục máu đông cũng có thể làm giảm thời gian sống của bệnh nhân.
- Hút thuốc: Tiếp tục hút thuốc sau khi chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 2 sẽ làm giảm thời gian sống.
5. Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không?
Phát hiện bệnh ung thư phổi sớm chính là chìa khóa để nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với ung thư phổi giai đoạn 2, khối u vẫn được giới hạn trong phổi và chưa xâm lấn sang những cơ quan khác. Chính vì vậy, chữa khỏi là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Hơn nữa tỷ lệ sống sót có thể tăng như ở giai đoạn 1. Ngoài ra, việc từ bỏ hút thuốc lá, sống lành mạnh cũng giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.
Hiện nay, tỷ lệ chữa trị của người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 đang ngày được cải thiện nhờ vào những phương pháp điều trị mới. Các liệu pháp nhắm mục tiêu (liệu pháp điều trị trúng đích) cho những người bị đột biến gen EGFR, sắp xếp lại ROS1 và sắp xếp lại ALK đã và đang thay đổi khả năng điều trị bệnh ung thư phổi, trong đó có ung thư phổi giai đoạn 2. Bên cạnh đó, liệu pháp miễn dịch cũng đang tạo nên những hy vọng với hai loại thuốc mới được phê duyệt vào năm 2015, ngay cả đối với những người mắc bệnh ung thư tiến triển. Ngoài ra, người bệnh cũng nên xem những lời khuyên của bác sĩ giúp cải thiện cuộc sống.
6. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2
Tiến hành điều trị bệnh ngay khi phát hiện bệnh là phương pháp duy nhất giúp giảm tốc độ phát triển bệnh và kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào kích thước khối ung thư, cũng như tình trạng khối u đã di căn hay chưa, bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là các cách điều trị phổ biến cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2:
Liệu pháp điều trị trúng đích
Liệu pháp điều trị trúng đích là một phương pháp mới trong các phương pháp điều trị ung thư phổi hiện nay. Khi thực hiện liệu pháp điều trị trúng đích các bác sĩ điều trị dùng các loại thuốc hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự tăng sinh, cũng như sự lan rộng của khối u. Liệu pháp này can thiệp vào các phân tử đặc hiệu (gọi là các phân tử đích) có liên quan đến sự tăng sinh lan rộng khối u bằng các thiết bị hỗ trợ đặc biệt. Từ đó, giúp ức chế sự xâm lấn của các tế bào ung thư phổi mà ít gây đau đớn cho bệnh nhân.
Phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 2
Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi hoặc thùy phổi (gồm 3 thùy phải và 2 thùy trái) là phương pháp hay được áp dụng phổ biến hiện nay. Phương pháp này thực sự đã mang lại hiệu quả tốt tuyệt đối khi người bệnh phát hiện bệnh ung thư ở mức độ nhẹ, các xét nghiệm chẩn đoán cho thấy các tế bào ung thư chưa di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể như: não, xương, gan hoặc tuyến thượng thận.
Hiện nay, phương pháp phẫu thuật có sự hỗ trợ quay video bằng cách tạo một vết mổ nhỏ ở thành ngực sau đó loại bỏ phần ung thư của phổi hoặc các thùy bằng cách sử dụng các thiết bị y tế đặc biệt được nhiều bệnh viện lớn áp dụng vào điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u ung thư phổi có kích thước lớn và bắt đầu di căn thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư không còn là giải pháp hữu hiệu duy nhất.
Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 2
Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ trực tiếp đối với khối u ung thư phổi, được áp dụng điều trị ở giai đoạn 2 khi khối u chưa có hiện tượng di căn. Các bác sĩ điều trị tiến hành dùng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ khác (tia gamma, proton…) nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hoặc kìm hãm chúng không phát triển hoặc phát triển chậm hơn.
Phương pháp xạ trị có một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe người bệnh như: mệt mỏi, viêm da, khô da, rụng tóc, phần chiếu xạ bị ửng đỏ… Tuy nhiên, các tác dụng phụ này sẽ dần biến mất sau khi kết thúc đợt xạ trị.
Hóa trị ung thư phổi giai đoạn 2
Phương pháp hóa trị cũng tác động trực tiếp lên các khối u còn sót lại (sau xạ trị) nhằm tiêu diệt và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất giữa hóa trị với xạ trị là phương pháp hóa trị dùng trong điều trị toàn thân khi các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, khi mà các phương pháp điều trị tại chỗ đã không còn tác dụng.
7. Làm sao để ung thư phổi chậm tiến triển?
Tầm soát ung thư phổi
Ở giai đoạn đầu, ung thư phổi ít biểu hiện triệu chứng rõ ràng, do đó rất khó phát hiện. Đối với người chưa có chẩn đoán mắc ung thư phổi, cách duy nhất đó là khám sức khỏe và tầm soát ung thư phổi định kỳ thì mới có thể phát hiện sớm bệnh. Theo đó, có thể can thiệp điều trị sớm để làm chậm quá trình phát triển của khối u cũng như có một kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Tâm lý khi phát hiện bệnh
Đừng hoang mang khi được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 2. Hãy mở lòng để chia sẻ về tình trạng hiện tại với người thân hoặc bạn bè để có một trạng thái tâm lý tích cực, lạc quan nhất. Nhìn chung, tỷ lệ điều trị khỏi hoàn toàn trong giai đoạn 2 cũng khá cao. Bởi vậy, hãy tiếp nhận và tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cải thiện chất lượng cuộc sống
Khẩu phần ăn uống hàng ngày khoa học, hợp lý có ý nghĩa trong việc hạn chế các nguy cơ bệnh tiến triển nhanh và tăng đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích, đồng thời tránh xa các hóa chất gây ung thư. Thường xuyên tập thể dục, kết hợp với ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Đồng thời, việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá sẽ tăng tỷ lệ sống sót sau ung thư. Ngoài ra, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho người xung quanh.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về căn bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Hy vọng rằng bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn đúng nhất và có thể phát hiện sớm được bệnh. Nếu cần hỗ trợ thông tin về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tổng đài miễn cước 18006808 để được các Dược sĩ của GHV KSol tư vấn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI