Những điều cần biết về bệnh ung thư phổi giai đoạn 3
Nội dung bài viết
Ung thư phổi giai đoạn 3 là giai đoạn các tế bào ung thư đã bắt đầu lây lan đến các vị trí khác trong cơ thể, chúng bắt đầu có những triệu chứng rõ rệt và ngày càng khó điều trị hơn. Ở bài viết này, GHV KSol sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất cả những thông tin chi tiết về bệnh ung thư phổi giai đoạn 3. Hãy cùng theo dõi nhé.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
- Tầm soát ung thư phổi – Phương pháp hiệu quả phát hiện sớm ung thư
1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi giai đoạn 3
Bệnh ung thư phổi bắt đầu xảy ra khi các tế bào ở phổi phát triển và phân chia một cách bất thường. Đây là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm với tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong cao hàng đầu thế giới. Đặc điểm của ung thư phổi là tế bào ung thư phát triển một cách thầm lặng và ít xuất hiện triệu chứng ở giai đoạn đầu.
Ung thư phổi giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh ung thư phổi đã di căn sang các mô lân cận hoặc các hạch bạch huyết ở xa trong cơ thể. Theo thống kê, có khoảng 40% những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi thường phát hiện ra bệnh khi nó đã tiến triển nặng, và 1/3 trong số đó đã tiến triển đến giai đoạn 3.
2. Phân loại ung thư phổi giai đoạn 3
Khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 3, nghĩa là tế bào ung thư đã di căn từ phổi sang các mô lân cận hoặc một số hạch bạch huyết ở xa. Ung thư phổi giai đoạn 3 thường được chia thành 3 giai đoạn nhỏ, bao gồm: giai đoạn 3A, 3B và 3C. Cả ba giai đoạn này đều được chia thành các phần phụ dựa trên kích thước, vị trí khối u và sự ảnh hưởng của chúng đến các hạch bạch huyết trong cơ thể.
2.1. Ung thư phổi giai đoạn 3A
Ung thư phổi giai đoạn 3A được xem là giai đoạn tiến triển tại chỗ. Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở cùng một bên ngực với khối u phổi nguyên phát. Tuy nhiên nó vẫn chưa đi đến các cơ quan xa trong cơ thể.
Những vị trí mà ung thư phổi giai đoạn 3A dễ di căn đến nhất đó là: phế quản chính, niêm mạc phổi, màng xung quanh tim, thành ngực và cơ hoành. Thậm chí, chúng cũng có thể xâm lấn vào các mạch máu tim, xương lồng ngực, xương sống, thực quản, khí quản, dây thần kinh chi phối thanh quản và vùng carina (là nơi khí quản kết hợp với phế quản).
2.2. Ung thư phổi giai đoạn 3B
Ung thư phổi giai đoạn 3B là một giai đoạn nặng hơn. Lúc này, tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở phía trên xương đòn hoặc các hạch ở bên ngực đối diện từ vị trí của khối u phổi nguyên phát.
2.3. Ung thư phổi giai đoạn 3C
Ung thư phổi ở giai đoạn này đã lan đến một phần hoặc toàn bộ thành ngực, lớp lót bên trong phổi, màng túi bao quanh tim và dây thần kinh hoành.
Ung thư phổi giai đoạn 3C là giai đoạn có 2 hoặc nhiều nốt khối u riêng biệt trong cùng một thuỳ phổi đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, nhưng tế bào ung thư vẫn chưa di căn đến các bộ phận xa của cơ thể.
Giống như giai đoạn 3A, ung thư phổi giai đoạn 3B và 3C có thể đã di căn đến các cấu trúc ngực khác. Đồng thời, một phần hoặc toàn bộ phổi có thể đã bị xẹp hoặc viêm.
3. Quá trình tiến triển ung thư phổi giai đoạn 3
Xác định được giai đoạn tiến triển của ung thư phổi là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là phân biệt ung thư phổi giai đoạn 3A và 3B. Điều này giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.
Các bác sĩ sẽ sử dụng hệ thống TNM để xác định thêm về các giai đoạn ung thư phổi. Bạn có thể hiểu về hệ thống này một cách đơn giản như sau:
T – là đề cập đến kích thước khối u
- T1: Khối u có kích thước < 3cm.
- T2: Khối u có kích thước > 3cm.
- T3: Khối u có kích thước bất kỳ nhưng ở gần đường thở hoặc đã lan đến các khu vực lân cận như thành ngực hoặc cơ hoành.
- T4: Khối u có kích thước bất kỳ nhưng nằm trong đường thở hoặc đã xâm lấn các cơ quan xung quanh như tim hoặc thực quản.
N – là liên quan đến hệ bạch huyết
- N0: Không có hạch bạch huyết nào trong cơ thể bị ảnh hưởng.
- N1: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết gần đó trên cùng một bên cơ thể.
- N2: Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết xa hơn nhưng vẫn ở cùng một phía cơ thể.
- N3: Các tế bào ung thư có trong các hạch bạch huyết ở phía bên kia của khối u trong khoang ngực hoặc trong các hạch gần xương đòn hoặc cơ cổ
M – là đại diện cho tình trạng di căn
- M0: Tế bào ung thư chưa có tình trạng di căn.
- M1: Khối u đã di căn sang các bộ phận khác trên cơ thể hoặc lan sang bên phổi còn lại.
3.1. Ung thư phổi giai đoạn 3A theo hệ thống TNM
- T1N2M0: Khối u có kích thước nhỏ hơn 3cm và đã lan đến các hạch bạch huyết xa hơn, nhưng vẫn ở cùng một bên với khối u trong cơ thể.
- T2N2M0: Khối u với kích thước lớn hơn 3cm và đã lan đến các hạch bạch huyết xa hơn, nhưng vẫn ở cùng một bên với khối u.
- T3N1M0: Khối u có kích thước bất kỳ nhưng nằm gần đường thở hoặc đã tiến triển cục bộ đến một số khu vực như thành ngực hoặc cơ hoành, các hạch bạch huyết gần đó cũng đã bị ảnh hưởng.
- T3N2M0: Khối u có kích thước bất kỳ, nằm ở gần đường thở hoặc đã lan đến khu vực thành ngực hoặc cơ hoành, các hạch bạch huyết ở xa hơn trong cơ thể nhưng vẫn ở cùng một bên với khối u bị ảnh hưởng.
3.2. Ung thư phổi giai đoạn 3B theo hệ thống TNM
- T bất kỳ, N3, M0: Một khối u có kích thước bất kỳ đã lan đến các hạch bạch huyết ở phía bên kia cơ thể so với khối u ban đầu, hoặc đến các hạch gần xương đòn hoặc cơ cổ nhưng chưa lan đến các cơ quan ở xa của cơ thể.
- T4, N bất kỳ, M0: Một khối u có kích thước bất kỳ nằm trong đường thở hoặc đã xâm lấn đến các khu vực lân cận như tim, thực quản. Khối u này có thể lan đến hạch bạch huyết hoặc không, nếu bị ảnh hưởng, hạch bạch huyết có thể ở gần khối u hoặc xa hơn ở vùng ngực hoặc cổ, nhưng khối u chưa lan đến các cơ quan xa hơn.
3.3. Ung thư phổi giai đoạn 3C theo hệ thống TNM
- T3, N3, M0: Khối u lúc này có kích thước từ 5 – 7 cm. Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết gần xương đòn ở hai bên cơ thể, và đã đến các hạch bạch huyết ở vùng hông hoặc trung thất phía đối diện. Khối u ở giai đoạn này vẫn chưa di căn đến các phần xa trong cơ thể.
- T4, N3, M0: khối u đã có kích thước lớn hơn 7 cm. Đặc điểm của N3, M0 giống như trường hợp ở trên.
4. Triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn 3
Ung thư phổi giai đoạn 3 có thể biểu hiện một loạt những triệu chứng khác nhau, có thể kể đến như: ho dai dẳng, khó thở hay nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi, viêm phế quản) lặp đi lặp lại nhiều lần. Và khi khối u lan đến các cơ quan khác sẽ có những triệu chứng như sau:
- Đến khi các tế bào ung thư lan rộng đến các khu vực như thành ngực, cơ hoành thì có thể gây đau ở ngực, xương sườn, vai và lưng.
- Khi khối u nằm gần đường thở sẽ khiến người bệnh ho ra máu, thở khò khè.
- Khi khối u lan đến thực quản hay các cơ quan khác trong lồng ngực, người bệnh có thể bị chứng khó nuốt và khàn giọng.
- Nếu bị tràn dịch màng phổi thì sẽ có cảm giác đau ở lưng, ngực và xương sườn, khiến tình trạng khó thở trầm trọng hơn.
- Một số triệu chứng khác như: cơ thể mệt mỏi, suy nhược, chán ăn, sụt cân bất thường…
5. Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Nhiều người thắc mắc về ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh ung thư phổi giai đoạn này, những yếu tố đó bao gồm: vị trí của khối u, số lượng các khối u tuổi tác, giới tính, sức khỏe tại thời điểm chẩn đoán và cách đáp ứng với các phương pháp điều trị hiện tại.
Theo các nghiên cứu đã chứng minh, tuổi thọ trung bình đối với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ ở giai đoạn 3 (thời gian 50% bệnh nhân còn sống và 50% đã qua đời) là khoảng 15 tháng đối với ung thư phổi giai đoạn 3. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm là tỷ lệ phần trăm của những người được tiên lượng sẽ sống 5 năm sau khi chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn 3 chỉ là 14% cho giai đoạn 3A và 5% cho giai đoạn 3B.
Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao nếu phát hiện ở giai đoạn đã di căn. Do đó, để có thời gian sống kéo dài hơn, chúng ta nên tầm soát định kỳ để có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì cơ hội chữa trị sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
6. Ung thư phổi giai đoạn 3 có chữa được không?
Nhìn chung, bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 có thể điều trị được, nhưng hiệu quả điều trị còn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị của từng bệnh nhân. Sức khoẻ tổng thể và tuổi tác là những yếu tố quan trọng giúp các bác sĩ đánh giá được mức độ phản ứng của bệnh nhân với việc điều trị ung thư phổi giai đoạn 3.
Bên cạnh đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào về các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn 3. Bác sĩ sẽ giúp xác định được các phương pháp có sẵn dựa trên giai đoạn, triệu chứng cũng như các yếu tố khác của bệnh nhân.
7. Phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 3
Các lựa chọn điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 bao gồm:
7.1. Hóa trị ung thư phổi giai đoạn 3
Phương pháp hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật hoặc có thể được sử dụng đơn thuần cho những bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi mà không thể điều trị bằng phẫu thuật. Hóa trị cũng có thể được kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư phổi khác.
7.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp thường được sử dụng cùng với hóa trị liệu để điều trị các khu vực liên quan đến ung thư phổi giai đoạn 3 mà không thể điều trị bằng phẫu thuật. Xạ trị cũng có thể có hiệu quả để xử lý các biến chứng liên quan đến ung thư phổi giai đoạn 3 như tắc nghẽn đường thở bởi một khối u.
7.3. Phẫu thuật
Phương pháp này có thể tiến hành thực hiện trong trường hợp ung thư chưa lan rộng. Bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ tất cả hoặc một phần của phổi, và các hạch bạch huyết gần đó cũng như các cơ quan mà tế bào ung thư đã lan rộng.
Đối với một số bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ khối u. Vì căn bệnh này nguy cơ tái phát là khá cao, do đó sau phẫu thuật thường được chỉ định sử dụng điều trị bằng hóa trị để bổ trợ và giải quyết bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại có thể di căn khỏi khối u.
Đối với ung thư phổi giai đoạn 3B và 3C, phẫu thuật thường không phải là phương pháp điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, đối với một số người, hóa trị liệu có thể giúp làm giảm kích thước khối u, sau đó tiến hành phẫu thuật.
7.4. Liệu pháp nhắm mục tiêu
Nhắm mục tiêu là phương pháp sử dụng các loại thuốc nhắm vào các yếu tố cụ thể trong cơ thể. Những yếu tố này có thể là gen hoặc protein – khuyến khích sự phát triển của các tế bào ung thư. Phương pháp này có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự lây lan xâm lấn của tế bào ung thư.
7.5. Liệu pháp miễn dịch
Đây là một loại điều trị mới được áp dụng. Các bác sĩ sẽ cung cấp các loại thuốc vào cơ thể bệnh nhân để có thể tăng cường các hệ thống miễn dịch chiến đấu với bệnh ung thư phổi.
7.6. Đặt stent nội soi
Nếu một khối u chặn đường thở, bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng ống nội soi để đặt stent để giúp bệnh nhân giữ được đường thở.
8. Liệu pháp bổ sung cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn 3
Các liệu pháp bổ sung có thể giúp bệnh nhân tăng cường sức khỏe và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị. Cụ thể như sau:
- Người bệnh cần bỏ hút thuốc và tránh khói thuốc.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Áp dụng các kỹ thuật thư giãn như liệu pháp massage và yoga…
Điều đặc biệt quan trọng đó là người bệnh cần tuân thủ theo kế hoạch điều trị và hướng dẫn của bác sĩ. Không có nghiên cứu khoa học nào cho thấy việc bổ sung chế độ ăn uống hoặc liệu pháp khác có thể chữa ung thư, tuy nhiên nó có thể giúp cho người bệnh tốt đẹp hơn. Để đảm bảo việc thay đổi một cách hiệu quả hơn, tốt nhất là bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ.
9. Ung thư phổi giai đoạn 3 nên ăn gì?
Để đạt được kết quả điều trị tối ưu, bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà người bệnh nên ăn:
9.1. Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng bệnh và cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho bệnh nhân ung thư phổi. Ngoài ra, trái cây và rau xanh còn chứa nhiều carbohydrates tốt giúp sản sinh năng lượng chính cho cơ thể.
9.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt như: gạo, ngô, yến mạch, kê… chứa nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc đã được tinh chế. Đồng thời, các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt đã được chứng minh có tác dụng làm tăng cường sức khoẻ hơn bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3. Ngoài ra, giúp cơ thể bệnh nhân giảm cảm giác chán ăn, lo âu, buồn bực.
9.3. Các sản phẩm từ sữa
Các chế phẩm từ sữa như: sữa, phô mai, sữa chua… cung cấp một lượng canxi và protein phong phú, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3 thường mệt mỏi, chán ăn do đó người bệnh thường được khuyến khích sử dụng sữa trong các bữa ăn phụ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể chống chọi với bệnh.
9.4. Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Người ung thư phổi nên thực hiện chế độ ăn nhạt, tránh ăn mặn vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người bệnh có thể ăn các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa thành các món ăn mềm như súp, cháo…
9.5. Thực phẩm giàu protein
Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 3 có triệu chứng bị ho ra máu, dẫn đến thiếu máu. Chính vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm như ức gà, cá, các loại sữa ít béo… rất tốt cho sức khỏeh của người bệnh.
9.6. Chất béo thực vật
Đây là nguồn chất béo có lợi cho cơ thể, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất, ngăn ngừa hiện tượng sụt cân bất thường ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 3. Một số nguồn chất béo thực vật rất dồi dào như: dầu hạt cải, dầu ô liu, dầu đậu phộng, bơ…
9.7. Uống nước trà xanh mỗi ngày
Đối với người bệnh ung thư phổi, uống trà xanh mỗi ngày có thể giúp cơ thể hấp thụ được hợp chất polyphenols trong trà xanh. Từ đó sẽ phát huy công dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư tiến triển hiệu quả.
Bài viết trên GHV KSol đã cung cấp những điều cần biết về bệnh ung thư phổi giai đoạn 3. Nếu cần hỗ trợ thêm về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006808 để được Dược sĩ tư vấn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI