Ung thư phổi ho ra máu – Những thông tin cần biết
Nội dung bài viết
Ung thư phổi ho ra máu là tình trạng khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Và là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư phổi khi đã ở giai đoạn nặng. Qua bài viết này, GHV KSol sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ung thư phổi ho ra máu.
XEM THÊM:
- Chia sẻ từ người con có cha bị ung thư phổi – Tự hào được là con của bố
- Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không? Cách điều trị nào hiệu quả?
- Điều trị ung thư phổi ở đâu tốt nhất Hà Nội và TPHCM?
1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi xảy ra khi các tế bào bình thường ở phổi biến đổi thành tế bào bất thường và không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể. Bệnh ung thư phổi được chia ra thành hai loại chính đó là: ung thư phổi không tế bào nhỏ (khoảng 80%) và ung thư phổi tế bào nhỏ (khoảng 20 %), trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển nhanh hơn. Tại Việt Nam, ung thư phổi là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới.
Không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi trong giai đoạn đầu. Khi bệnh trở nên nặng hơn, các triệu chứng có thể xuất hiện bao gồm: Ho dai dẳng, đau ngực, đặc biệt là khi hít thở sâu, thở khò khè hoặc khó thở, ho ra máu hoặc ho cơ đờm lẫn máu, mệt mỏi…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi chưa rõ ràng song người ta tìm thấy mối liên hệ giữa một số yếu tố với bệnh lý ác tính này, bao gồm:
- Thuốc lá: Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Có đến 90% các trường hợp ung thư phổi là ở người nghiện thuốc lá.
- Ô nhiễm không khí: Do hơi đốt ở gia đình, xí nghiệp, hơi xả ra từ các động cơ gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.
- Nghề nghiệp: Những công nhân làm việc ở một số mỏ mỏ kền, mỏ phóng xạ… hay làm việc trong một số ngành công nghiệp hóa dầu, khí đốt, nhựa… sẽ có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.
- Di truyền: Tuy chưa được chứng minh nhưng có thể có yếu tố gia đình liên quan đến một số đột biến gen.
- Một số yếu tố khác như giới tính nam sẽ dễ mắc ung thư phổi hơn nữ giới, tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn…
2. Cảnh giác tình trạng ung thư phổi nếu ho ra máu
Ho ra máu, ho ra đờm lẫn máu kéo dài có liên quan đến nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau, trong đó có ung thư phổi – căn bệnh ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao.
Tình trạng khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản khi đang ho được gọi là ho ra máu. Máu ho ra ở trường hợp này thường có màu đỏ tươi, có bọt. Mức độ ho ra máu sẽ nặng nhẹ tùy theo nguyên nhân và thể trạng của mỗi người bệnh.
Triệu chứng ho ra máu ở bệnh nhân ung thư phổi thường đi kèm với triệu chứng ho đờm lẫn máu kéo dài. Triệu chứng này rất nguy hiểm và dễ làm bệnh nhân hoảng sợ. Hãy cảnh giác với bệnh ung thư phổi nếu cơ thể có nhiều biểu hiện khác như:
- Tình trạng ho khan, ho có đờm trắng mà điều trị kháng sinh không khỏi và dễ nhầm lẫn với bệnh viêm phế quản.
- Tình trạng khó thở thường xảy ra khi ung thư có kích thước lớn chèn ép đường dẫn khí, bít tắc đường hô hấp.
- Đau tức ngực do khối u phổi gây đau tức trong lồng ngực, đau dai dẳng hoặc cố định ở thành ngực khi ung thư xâm lấn thành ngực.
- Hiện tượng khàn tiếng thường xảy ra sau khi bệnh nhân ho kéo dài
- Bị phù mặt, cổ.
- Nuốt nghẹn khi ung thư chèn ép vào thực quản.
- Khối u xâm lấn thành ngực gây đau, gãy xương sườn bệnh lý…
3. Đặc điểm ung thư phổi ho ra máu
Bệnh ung thư phổi ho nhiều và dai dẳng kéo dài. Khi bệnh chuyển biến nặng, các cơn ho vẫn tiếp tục và ngày càng nghiêm trọng hơn kèm theo biểu hiện ho ra máu. Ung thư phổi ho ra máu có đặc điểm như sau:
- Đầu tiên, máu có màu đỏ tươi cùng với bọt lẫn đờm, điều này thể hiện máu ra từ phế quản. Theo thời gian lượng máu sẽ trở nên sẫm màu hơn.
- Lượng máu mỗi lần ho ra có thể từ vài chục ml cho đến vài trăm ml, từ 200ml trở lên được tính là ho ra máu nhiều.
- Ho ra máu thường có thể kéo dài từ vài giờ đến nhiều ngày. Trong những ngày đầu, lượng máu sẽ ra nhiều và sẽ giảm dần về các ngày sau. Nếu sắp kết thúc đợt ho, màu sắc của máu sẽ có sự biến chuyển từ màu nâu sang xám, cuối cùng là màu bã đậu.
- Nhiều trường hợp người bệnh máu ho co thể đông lại tại đường hô hấp. Tình trạng này làm cho các phế quản bị bít tắc, khiến người bệnh bị nghẹt thở.
Trong nhiều trường hợp, ho ra máu tươi một cách ồ ạt, lượng máu tuôn ra nhiều và không thể cầm được. Đây là tình trạng rất nguy hiểm vì có thể làm cho toàn bộ huyết động bị ảnh hưởng, rất dễ gây ra hiện tượng trụy tuần hoàn.
Người bệnh ung thư phổi ho ra máu nhiều sẽ gây mất máu, thiếu máu với các biểu hiện như: da xanh, niêm mạc nhợt nhạt. Thậm chí, còn dẫn đến nhịp thở xanh, hạ huyết áp, suy hô hấp cấp. Lúc này, nếu không được quan tâm và xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị hôn mê, thậm chí là tử vong.
3. Ung thư phổi ho ra máu sống được bao lâu?
Ung thư phổi ho ra máu thường xảy ra khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này, các khối u lan rộng sang cả hai bên phổi, thậm chí đã di căn đến nhiều cơ quan xa khác trong cơ thể. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị lúc này chỉ nhằm tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.
Theo số liệu thống kê, tỷ lệ ung thư phổi giai đoạn cuối sống sau 5 năm chỉ đạt khoảng 4,7%. Đây là tỷ lệ rất thấp khi trung bình cứ 100 người bệnh ở giai đoạn này thì chưa đến 5 người sống được sau 5 năm.
Mặc dù tiên lượng sống khi người bệnh ung thư phổi ho ra máu rất thấp nhưng với sự phát triển của y học đã mở ra nhiều cơ hội kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Không những vậy, thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đó là:
- Sức khỏe của bệnh nhân ở thời điểm hiện tại.
- Khả năng đáp ứng thuốc của cơ thể người bệnh.
- Tinh thần của người bệnh.
- Phương pháp điều trị áp dụng.
- Độ tuổi mà người bệnh mắc phải.
Điều quan trọng sau khi gặp phải tình trạng ho ra máu là người bệnh phải đi thăm khám sớm tại cơ sở y tế uy tín cùng đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt, bệnh nhân cần phải giữ vững tinh thần tốt, lạc quan, ổn định và điều trị tích cực, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ sẽ giúp nâng cao chất lượng, kéo dài thời gian sống.
4. Phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư phổi ho ra máu
Khi ung thư phổi ho ra máu là đã bước sang giai đoạn cuối, có nghĩa người bệnh đã bỏ qua thời gian vàng để chữa bệnh. Do đó, tỷ lệ bệnh nhân có thể khỏi bệnh trong giai đoạn này là vô cùng hiếm. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối hầu hết chỉ nhằm mục đích giúp người bệnh giảm thiểu đau đớn và kéo dài tuổi thọ đến mức có thể. Cụ thể như sau:
Người bệnh ung thư phổi ho ra máu cần tuân thủ phác đồ điều trị
Khi ung thư phổi bước vào giai đoạn này, phương pháp điều trị được áp dụng nhiều nhất là phương pháp điều trị hỗ trợ. Phương pháp điều trị này giúp ngăn chặn các triệu chứng, làm giảm cơn đau và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Trong giai đoạn ung thư phổi ho ra máu, cơ thể người bệnh bị các tế bào ung thư tấn công mạnh mẽ. Hầu hết các bộ phận trong cơ thể đều đã và đang bị tổn thương rất nặng nề. Cơ thể người bệnh trở nên xanh xao, sụt cân nhanh nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng lúc này sẽ giúp cơ thể người bệnh khỏe hơn để chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Hãy lắng nghe những mong muốn của người bệnh về thực phẩm muốn được ăn. Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, sữa, tôm… và đảm bảo thức ăn được chế biến ở chế độ dễ ăn như súp, cháo… để cơ thể dễ hấp thụ nhất.
Người bệnh ung thư phổi ho ra máu cần vận động cơ thể nhẹ nhàng
Nếu cơ thể mệt mỏi, lười vận động là biểu hiện của tất cả những người mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nếu cứ nằm một chỗ sẽ khiến tình trạng khó thở, mệt mỏi của người bệnh sẽ càng tăng lên. Phương pháp tốt nhất là người chăm sóc nên đưa người bệnh đi dạo và thực hiện một số vận động nhẹ. Điều này sẽ giúp cho người bệnh có thể nâng cao sức khỏe, tạo cảm giác thông suốt khi hít thở và ăn uống.
Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực
Tâm lý luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người, đặc biệt là khi mắc ung thư. Ung thư phổi ho ra máu ở giai đoạn cuối, người bệnh không nên mất tinh thần và tuyệt vọng. Người bệnh nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Như vậy sẽ giúp cho bản thân trở nên thoải mái, giảm bớt sự đau đớn. Bên cạnh đó, việc giữ cho tinh thần thoải mái sẽ mang lại hỗ trợ rất lớn cho việc điều trị có kết quả tích cực hơn.
Bài viết trên đã cung cấp những kiến thức cơ bản về bệnh ung thư phổi ho ra máu. Hy vọng rằng bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh này và có phương pháp nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu cần hỗ trợ thêm về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tổng đài 18006808 để được Dược sĩ của GHV KSol tư vấn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI