Ung thư phổi nên ăn quả gì? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Ung thư phổi nên ăn quả gì là vấn đề mà không ít bệnh nhân và người nhà thắc mắc. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị ung thư phổi. GHV KSol mời bạn theo dõi bài viết dưới đây, để hiểu hơn về ung thư phổi nên ăn quả gì và chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất cho bệnh nhân giúp nâng cao thể trạng, tăng cường đề kháng để chiến đấu với bệnh.

XEM THÊM:

1. Tổng quan về bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh xảy ra do tế bào ác tính tăng sinh và phân chia không kiểm soát trong mô phổi. Các tế bào này có đặc điểm cấu tạo không giống tế bào gốc và có khả năng phân chia nhanh. Các loại ung thư phổi thường gặp được đặt tên theo hình dạng tế bào nhìn thấy qua kính hiển vi, bao gồm hai loại chính đó là ung thư phổi tế bào nhỏung thư phổi không tế bào nhỏ.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị ung thư phổi, cụ thể như sau:

  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp cắt bỏ một phần phổi hoặc toàn bộ thùy phổi có chứa khối u.
  • Xạ trị: Phương pháp này sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao như tia X, tia gamma, proton… giúp phá hủy và ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
  • Hóa trị: Sử dụng các loại thuốc hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư và ức chế sự tiến triển của khối u.

Vì điều trị ung thư phổi cần phải kết hợp nhiều phương pháp với nhau nên có thể gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân như rụng tóc, buồn nôn, nôn, thiếu máu, chán ăn, suy giảm sức đề kháng… Nguyên nhân là bên cạnh tác động vào các tế bào ung thư, các phương pháp điều trị còn gây hại cho những tế bào lành. Do đó, để tăng hiệu quả điều trị bệnh ung thư phổi, người bệnh nên kết hợp thực hiện một số biện pháp sau đây:

  • Tránh xa các yếu tố khiến tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn như rượu bia, khói thuốc lá, khí độc hại…
  • Vận động thường xuyên: Người bệnh nên lựa chọn một số bộ môn thể dục có tính chất thư giãn, nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ…
  • Tránh những suy nghĩ tiêu cực, thay vào đó cần tin tưởng và tuân thủ đúng phác đồ điều trị.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: Người bệnh ung thư phổi nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng qua bữa ăn hàng ngày, nhằm nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống đỡ với bệnh tật.

2. Tầm quan trọng của dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư phổi

Ung thư phổi là một căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất trong các loại bệnh ung thư, và có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Ở Việt Nam, nguyên nhân tử vong đa số bệnh nhân là do suy kiệt cơ thể. Tình trạng suy kiệt có thể là phản ứng phụ của các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hoá trị, xạ trị hoặc do tâm lý chán nản, lo lắng của người bệnh nhưng phần nhiều là do chính khối u gây ra.

Khi bị ung thư phổi các tế bào ung thư sẽ làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, chúng làm cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn để nuôi dưỡng các tế bào ung thư, trong khi các tế bào, mô bình thường của cơ thể thì lại bị phá huỷ dần.

Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư, có tới 30% bệnh nhân ung thư phổi tử vong do bị suy kiệt thể lực trước khi chết. Điều này đã cho thấy chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư phổi cực kỳ quan trọng giúp người bệnh có đủ sức để theo hết phác đồ điều trị nặng nề.

Đã có rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi không thể theo được hết phác đồ điều trị do cân nặng và thể lực bị suy giảm trầm trọng. Chính điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị làm giảm cơ hội và thời gian sống của bệnh nhân. Đồng thời, nó cũng làm tăng tỷ lệ biến chứng, di căn và dẫn đến tình trạng tử vong.

ung-thu-phoi-nen-an-qua-gi-3
Người bệnh ung thư phổi nên ăn quả gì và chế độ dinh dưỡng như thế nào là thắc mắc của nhiều người

3. Nguyên tắc dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư phổi

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cho rằng không được ăn các chất bổ vì đó sẽ là nguồn dinh dưỡng nuôi khối u, các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ hơn… Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm, để có sức điều trị bệnh nhân cần phải ăn uống tốt.

Bệnh ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng thì việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Thức ăn dinh dưỡng tốt sẽ làm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng tốt hơn. Đặc biệt là những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối suy nhược cơ thể thì càng phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà người bệnh ăn những thức ăn quá bổ dưỡng làm cho cơ thể khó tiêu hóa, cũng sẽ gây mệt mỏi cho bệnh nhân. Nguyên tắc ăn uống của ung thư phổi cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng và phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị.

  • Duy trì cân nặng: Bệnh nhân ung thư phổi sẽ bị giảm cân do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư phổi. Do đó, người bệnh phải thường xuyên theo dõi cân nặng của bệnh nhân mỗi ngày, nếu bệnh nhân đang giảm hơn 1 cân mỗi tuần thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung các chất dinh dưỡng giúp duy trì cân nặng.
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, chủ yếu là từ thực phẩm nếu có thể, bao gồm protein, vitamin, tinh bột, khoáng chất và nước.
  • Bệnh nhân không được nhịn ăn, giảm ăn, mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa để vừa giúp dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.
  • Lựa chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa, người chăm sóc nên hỏi bệnh nhân thích ăn gì để lựa chọn thức ăn hợp khẩu vị với bệnh nhân.
  • Người bị ung thư phổi đã xạ trị hoặc hóa trị nếu thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, chán ăn hoặc tiêu chảy thì nên ăn uống thanh đạm, ăn nhạt, dùng các thức ăn tươi mới, không có dầu mỡ, ăn thực phẩm bổ dưỡng vừa phải.
  • Tránh sử dụng các thực phẩm làm cho tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi của bệnh nhân tồi tệ hơn. Một số thực phẩm có thể dẫn đến táo bón, tiêu chảy và lở miệng.
  • Khi bệnh nhân không ăn được hoặc ăn uống không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng thì cần có các biện pháp hỗ trợ nuôi dưỡng hoặc nuôi dưỡng thay thế khác. 

4. Bệnh ung thư phổi nên ăn quả gì?

Ung thư phổi nên ăn quả gì là vấn đề được nhiều người quan tâm, dưới đây là các loại quả nên bổ sung cho người bệnh:

Táo

Táo là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe. Ngoài tác dụng làm đẹp da, giảm cân, cải thiện hệ tim mạch… táo còn rất hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh ung thư phổi. Trong thành phần của quả táo có chứa một lượng lớn vitamin, chất flavonoid, flavonol, flavanone, kaempferol, flavon và các quercetin giúp ngăn ngừa quá trình oxy hóa, phá hủy gốc tự do ở phổi. Từ đó, giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng của bệnh ung thư phổi. Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh ung thư phổi nên ăn táo mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh rất tốt. 

ung-thu-phoi-nen-an-qua-gi
Táo là loại quả mang lại nhiều lợi ích sức khỏe của người bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi nên ăn quả gì – Đu đủ

Các hợp chất carcinogen và benzopyrene có trong khói thuốc lá được xem là một trong những nguyên gây gây ra bệnh ung thư phổi. Hợp chất này sẽ làm tiêu biến và hao hụt nghiêm trọng lượng vitamin A ở người bệnh. Bởi vậy, người bệnh cần bổ sung lượng lớn vitamin A từ đu đủ. Bên cạnh đó, trong đu đủ còn chứa rất nhiều chất isothiocyanate giúp ngăn chặn các tế bào ung thư di căn. Do đó, nếu muốn chiến đấu lâu dài với bệnh ung thư phổi thì đu đủ chính là loại hoa quả mà bệnh nhân không nên bỏ qua.

Các loại quả mọng

Trong những loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa như lutein, flavonoid, carotenoids… Những chất này sẽ giúp cơ thể loại bỏ các chất gây ung thư hay mầm bệnh gây nhiễm trùng phổi và rất tốt cho người bệnh hen suyễn. Một số loại quả mọng nên sử dụng đó là việt quất, quả dâu, quả lựu, mâm xôi, mâm xôi đen, nho…

 Quả lê

Trong quả lê chứa chất phloretin có tác dụng chống khối hình thành khối u trong cơ thể. Trong nghiên cứu gần đây, hoạt chất phloretin còn có tác dụng tiêu diệt đáng kể các tế bào ung thư phổi. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng tác dụng chống ung thư của cisplatin – một loại hoạt chất chính của thuốc hóa trị sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi. Đồng thời chất này còn làm giảm xơ hóa trong phổi do phương pháp hóa trị gây ra. Ngoài ra, quả lê tính hàn còn có tác dụng chữa ho, bổ phổi khi dùng chung với đường phèn và một số vị dược liệu khác.

Ung thư phổi nên ăn quả gì – Ớt chuông

Theo các nhà khoa học, ớt chuông chứa phytochemical gọi là capsaicin – thành phần được tìm thấy có tác dụng ức chế sự phát triển của bệnh ung thư phổi ở chuột. Capsaicin sẽ giúp loại bỏ các tế bào bất thường trước khi chúng phân chia và trở thành một khối u ung thư. Bởi vậy, người bệnh ung thư phổi nên ăn ớt chuông hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe. 

Bí đỏ

Hoạt chất Beta-cryptoxanthin được tìm thấy trong bí đỏ có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư phổi. Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu vitamin E rất có lợi trong việc ngăn ngừa việc hình thành các tế bào ung thư.

Ung thư phổi nên ăn quả gì – Măng cụt

Trong thành phần của quả măng cụt có chứa rất nhiều kháng thể xanthones – loại dưỡng chất có khả năng kháng viêm bằng cách ngăn chặn các nhiễm sắc thể COX2 do bệnh ung thư phổi gây ra. Chính vì vậy, thường xuyên sử dụng măng cụt mỗi ngày sẽ cung cấp một lượng dinh dưỡng thiết yếu, giúp nâng cao khả năng miễn dịch cho người bệnh.

Bưởi

Bưởi cũng có tác dụng rất tốt cho người bị ung thư phổi, vitamin C trong quả bưởi có tác dụng giúp ngăn ngừa sự hình thành của chất nitrosamine gây bệnh ung thư phổi. Do đó, các bác sĩ khuyên bạn nên uống tối thiểu 3 ly nước ép bưởi mỗi ngày để hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư phổi diễn ra hiệu quả nhất.

Ung thư phổi nên ăn quả gì – Chuối

Chuối là loại quả có vị ngọt, tính hàn, rất thích hợp để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn… Bên cạnh đó, trong chuối cũng có rất nhiều protein, vitamin, kali đều là những dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân bị ung thư phổi. Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra TNF – một loại chất hóa học tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa và tiêu diệt các tế bào gây ra bệnh ung thư. 

Quả lựu

Trong thành phần của quả lựu có rất nhiều dưỡng chất như sắt, vitamin B6, vitamin C, kali, magie giúp bổ sung dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, quả lựu còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và polyphenol có tác dụng ngăn chặn và làm giảm kích thước của khối u ung thư phổi. 

ung-thu-phoi-nen-an-qua-gi-2
Quả lựu rất tốt cho sức khỏe của người mắc bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi nên ăn quả gì – Cà rốt

Cà rốt giàu Vitamin A, vitamin C và các chất chống oxy hóa như lycopene. Sử dụng cà rốt thường xuyên không chỉ tốt cho thị lực mà còn giúp người bệnh có thể cải thiện sức khỏe và làm giảm nguy cơ bệnh phổi ung thư phổi tiến triển nhanh. Các nhà nghiên cứu cho biết, nếu bổ sung cà rốt thường xuyên trong chế độ ăn uống hàng ngày thì có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi khoảng 50% cho người bình thường.

5. Các loại thực phẩm khác nên ăn khi bị ung thư phổi?

Bên cạnh các loại quả, người bệnh ung thư phổi cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt và hợp lí để có thể hỗ trợ tối ưu cho quá trình trị bệnh. Dưới đây là các thực phẩm người bệnh nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày. 

Rau xanh và củ quả tươi 

Các loại rau xanh và củ quả tươi chứa rất nhiều vitamin, chất xơ nên sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh ung thư phổi. Bên cạnh đó, một số loại rau củ quả tươi còn chứa nhiều Carbohydrates giúp tạo ra nguồn năng lượng chính cho cơ thể.

Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt có lượng chất xơ và chất dinh dưỡng cao hơn nhiều lần so với các loại ngũ cốc đã qua tinh chế. Bên cạnh đó, các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là những chất chống oxy hóa có trong ngũ cốc nguyên hạt được chứng minh là có tác dụng đặc biệt hữu hiệu trong việc làm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. 

Ngoài ra, các loại ngũ cốc nguyên hạt như lúa, gạo, ngô, yến mạch, mạch, kê… cũng giúp cung cấp lượng vitamin B và Carbohydrate cần thiết cho cơ thể để kích thích bộ não sản sinh Serotonin –loại hormone có tác dụng giúp giảm thiểu các cảm giác tiêu cực như chán ăn, lo âu, buồn bực.

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… sẽ giúp cung cấp một lượng lớn canxi và protein cho cơ thể. Do vậy, bệnh nhân ung thư phổi thường được khuyến khích sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như một bữa ăn phụ để cung cấp thêm dưỡng chất cho cơ thể.

Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ăn nhạt

Để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa và không gây cảm giác đầy hơi, khó tiêu, các bệnh nhân ung thư phổi nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa. Đồng thời, hạn chế tối đa các loại thực phẩm cứng và gây cản trở cho hệ tiêu hóa như các món ăn cháo, súp…

Ăn mặn gây ra nhiều nguy cơ và tình trạng bất lợi cho người bị ung thư phổi, do đó người bệnh nên ăn nhạt.

Thực phẩm thanh mát

Các thực phẩm thanh mát có thể kể đến như trà xanh, các loại nước ép hoa quả không cho đường, nước lọc, nước canh, thức uống lúa mạch tự làm, trà hoa cúc. Trong các loại thực phẩm thanh mát này có chứa chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình phát triển của các tế bào và giúp ngăn ngừa một số biến chứng của bệnh.

6. Bệnh ung thư phổi kiêng ăn gì?

Thuốc lá và chất kích thích

Khói thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư phổi cho con người. Do đó, người bệnh ung thư phổi nên tránh tuyệt đối hút thuốc lá hoặc ở trong môi trường có khói thuốc lá. Đồng thời, không nên uống các sản phẩm, chế phẩm có độ cồn dưới 15 độ bởi chúng sẽ khiến bệnh tình phát triển nhanh hơn và di căn nhanh hơn.

Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối

Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu hoặc phụ gia. Cùng với đó, các loại thực phẩm nhiều muối sẽ gây nhiều bất lợi cho sức khỏe của người bị ung thư phổi hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hải sản

Mặc dù có nhiều dưỡng chất nhưng các loại hải sản lại là nguyên nhân gây nên tình trạng ho, đờm cho các bệnh nhân ung thư phổi. Thực phẩm này cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và diễn biến xấu nhanh hơn. Những người bệnh ung thư phổi nên lưu ý cần tránh loại thực phẩm này để không làm ảnh hưởng tới quá trình điều trị.

Các thức ăn cay, nóng

Thực phẩm cay nóng không tốt cho người mắc bệnh ung thư phổi, nó dễ làm bệnh nhân tăng huyết áp và gây ra tình trạng đờm hoặc gây khó chịu ở phần cổ họng. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ cay, nóng cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, hãy hạn chế đối đa các loại thực phẩm cay, nóng. 

ung-thu-phoi-nen-an-qua-gi-1
Người bệnh ung thư phổi nên loại bỏ các thực phẩm cay, nóng

6. Một số lưu ý khác trong chế độ ăn người mắc ung thư phổi nên biết

Nếu bệnh nhân thường xuyên ho ra đờm trắng dạng bọt, kèm theo rêu lưỡi trắng và nhầy hoặc luôn thấy lạnh, sợ lạnh thì bệnh nhân nên kiêng ăn các loại đồ lạnh, nước lạnh. Ngoài ra, cũng nên hạn chế lạc, khoai lang vì chúng khiến cho tình trạng đờm trở nên trầm trọng hơn.

Nếu người bệnh có rêu lưỡi trắng, nhầy, thường xuyên chướng bụng, đi ngoài thì nên kiêng sữa bò, đường ngọt, các loại dưa muối, trái cây sống lạnh, thực phẩm nhiều dầu mỡ ngậy béo để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi đang điều trị.

Mỗi người bệnh ung thư phổi sẽ có một mức độ bệnh trạng và các triệu chứng khác nhau. Do đó, mỗi người cần xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện và danh sách kiêng khem khác nhau bằng cách tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. 

Bài viết trên đã chia sẻ những kiến thức về bệnh ung thư phổi nên ăn quả gì, cũng như chế độ dinh dưỡng mà người bệnh nên áp dụng. Hãy liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006808 để được các Dược sĩ của GHV KSol tư vấn kỹ hơn về sức khỏe ung bướu. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: VTV2 HTCB SỐ 18: HÀNH TRÌNH ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHO CHA CHỐNG LẠI CĂN BỆNH UNG THƯ PHỔI