Ung thư thực quản giai đoạn 2 có triệu chứng như thế nào?
Nội dung bài viết
Ung thư thực quản giai đoạn 2 thường có biểu hiện khá rõ so với giai đoạn 1 và trong giai đoạn này các tế bào ung thư vẫn chưa di căn, xâm lấn đến các cơ quan lân cận, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, tỷ lệ sống giai đoạn 2 sau 5 năm 60%. Dưới đây, GHV KSol sẽ giúp bạn nhận biết đâu là những triệu chứng của ung thư thục quản giai đoạn 2.
XEM THÊM:
- Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
- Chi phí xạ trị ung thư thực quản bao nhiêu tiền?
- Những điều cần biết về ung thư thực quản giai đoạn 3
- ung thư thực quản nên ăn gì, không nên ăn gì?
1. Các giai đoạn ung thư thực quản
Sau khi được chẩn đoán mắc ung thư thực quản, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn cụ thể của bệnh để lên phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (AJCC), ung thư thực quản phân loại thành 4 giai đoạn phát triển sau:
– Giai đoạn 0: Ung thư tiền xâm lấn, chưa có di căn hạch hay di căn xa.
– Giai đoạn I: Tế bào ung thư chỉ được tìm thấy ở niêm mạc hoặc dưới niêm mạc thực quản.
– Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, khối u bắt đầu xâm lấn đến các lớp cơ niêm mạc thực quản, có thể xuất hiện tế bào ung thư ở một vài hạch bạch huyết lân cận, nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.
– Giai đoạn III: Khối u xâm lấn lớp niêm mạc quanh thực quản nhưng chưa xâm lấn vào các tạng lân cận, có thể di căn vùng hạch nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác.
– Giai đoạn IV: Ở giai đoạn này, khối u xâm lấn các tổ chức quanh thực quản, tế bào ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết khu vực và khối u di căn sang các bộ phận khác của cơ thể như phổi, xương, gan…
2. Triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn 2
Thông thường, ở giai đoạn 2 triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, tuy nhiên người bệnh vẫn có các biểu hiện như sau:
– Nuốt nghẹn, tăng tiết nước bọt.
– Buồn nôn và nôn, khó nuốt.
– Đau tức phần xương ức.
– Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược.
– Khàn tiếng hoặc ho kéo dài.
– Sụt cân bất thường, da sạm và khô.
3. Cách chẩn đoán và phương pháp điều trị ung thư thực quản giai đoạn 2
3.1. Cách chẩn đoán
3.1.1. Hỏi thăm bệnh sử và khám thực thể
Khi nghi ngờ mắc ung thư thực quản, trước tiên bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của cá nhân và gia đình. Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi sức khỏe của người bệnh xem có những biểu hiện khác thường không? Nếu nghi ngờ dấu hiệu mắc ung thư thực quản, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân làm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT, X – quang, chụp cắt lớp vi tính để xác định chính xác bệnh.
3.1.2. Nội soi thực quản
Đây là phương pháp sử dụng một ống nhỏ có gắn đèn sáng ở đầu để đưa vào bên trong thực quản. Thông qua thiết bị camera ở đầu ống, bác sĩ có thể nhận diện được sự có mặt của khối u ác tính vùng thực quản. Từ đó, nếu nghi ngờ, sẽ tiếp tục sinh thiết và đưa ra kết luận chính xác.
3.1.3. Sinh thiết
Triệu chứng và các kết quả xét nghiệm cho biết người bệnh có thể bị ung thư thực quản. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, các bác sĩ tiến hành sinh thiết để đánh giá kích thước u, mức lan của u trong vùng thực quản, vị trí khối u, khối u một ổ hay nhiều ổ. Sinh thiết bờ tổn thương để chẩn đoán giải phẫu bệnh, phân loại ung thư biểu mô vảy hay ung thư biểu mô tuyến, mức độ biệt hóa cao, vừa hay thấp của ung thư.
3.1.4. Chẩn đoán hình ảnh
Chụp CT: Phương pháp này sẽ giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u tới các cơ quan lân cận và giúp bác sĩ đánh giá được khả năng cắt bỏ được thực quản nhờ biết được mức độ xâm lấn của khối u xung quanh thực quản.
Chụp X – quang: có thể phát hiện các u sùi vào lòng thực quản, ổ loét, bờ cứng hoặc nhiễm cứng hẹp một đoạn thực quản.
Chụp cắt lớp vi tính: ở phần ngực và phần trên bụng có thể đánh giá tình trạng ung thư xâm lấn, di căn hạch, di căn gan.
3.1.5. Xét nghiệm máu
Nhằm tìm chất chỉ điểm của khối u thông qua các xét nghiệm SCC, CEA, CA19-9.
3.2. Phương pháp điều trị
Các phương pháp điều trị ung thực quản giai đoạn 2 bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
3.2.1. Phẫu thuật
Có nhiều phương pháp điều trị ung thư thực quản trong đó phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị ung thư thực quản triệt để và hiệu quả nhất.
Căn cứ vào vị trí khối u, loại bệnh, mức độ tiến triển và tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn loại phẫu thuật phù hợp nhất. Nhìn chung mục tiêu của phẫu thuật là giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm của ung thư thực quản, giảm thiểu đau đớn, kết hợp với các phương pháp điều trị (hóa chất và tia xạ) để tiêu diệt các tế bào ung thư, mang lại cơ hội sống cho người bệnh.
Các loại phẫu thuật ung thư thực quản:
+ Phẫu thuật cắt thực quản
Bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản. Nếu chỉ cắt một phần, bác sĩ sẽ nối phần còn lại với dạ dày. Một phần của dạ dày được kéo lên vào ngực hoặc cổ để trở thành thực quản mới. Thực quản được lấy ra bao nhiêu phụ thuộc vào giai đoạn của khối u và vị trí của khối u. Nếu cắt toàn bộ thực quản, bác sĩ sẽ tái tạo thực quản mới bằng dạ dày.
Đây là phương pháp tốt nhất giúp người bệnh kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống. Do tính chất khó khăn và phức tạp của phẫu thuật nên thời gian cuộc mổ thường kéo dài 5 – 6 giờ.
+ Tạo thực quản giả bằng đại tràng
Thực quản giả được tạo bằng đại tràng, không loại bỏ khối u. Phẫu thuật nhằm mục đích hỗ trợ bệnh nhân có thể ăn uống bằng đường miệng.
3.2.2. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời thường được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật để giúp làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng gây ra bởi tế bào ung thư.
3.2.3. Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng bức xạ cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Thường được sử dụng sau phẫu thuật hoặc có thể để làm giảm kích thước khối u trước khi thực hiện phương pháp phẫu thuật. Việc xạ trị có thể được kết hợp cùng phương pháp hóa trị để làm giảm các biến chứng của bệnh.
Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính đường tiêu hóa phổ biến xảy ra khi có sự phát triển bất thường ở bất kì vị trí nào thực quản nhưng chủ yếu là 1/3 thực quản giữa và 1/3 thực quản dưới. Chính vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh, tốt nhất mọi người cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh, tránh xa rượu, bia và thuốc lá, tầm soát ung thư thực quản định kỳ.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
XEM VIDEO: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 16: UNG THƯ – XIN ĐỪNG BUÔNG XUÔI
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng