Chuyên gia giải đáp: Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không là thắc mắc của không ít bệnh nhân và người nhà. Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, ngoài việc tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc chăm sóc và củng cố chức năng tuyến giáp bằng chế độ dinh dưỡng là điều rất cần thiết. Vậy với câu hỏi ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không, GHV KSol sẽ giải đáp qua bài viết bài này.
XEM THÊM:
- Lời nhắn nhủ của người lính già chiến thắng bệnh ung thư đã di căn
- Bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp có nên dùng KSol không?
- Chăm sóc sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp cho người bệnh như thế nào?
1. Ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không?
Theo các chuyên gia, ung thư tuyến giáp là căn bệnh xảy ra khi tế bào tuyến giáp có sự phát triển, phân chia nhanh chóng một cách bất thường và không theo sự kiểm soát của cơ thể. Những người không cung cấp đủ lượng i-ốt dễ có nguy cơ mắc bệnh. Bởi i-ốt có vai trò quan trọng đối với hoạt động và chức năng của tuyến giáp. Khi thiếu vi chất này sẽ làm cho hormone tuyến giáp không đủ, khiến hoạt động của tuyến giáp bị rối loạn và dẫn đến ung thư.
Do đó, bổ sung i-ốt vào thực đơn hàng ngày là rất cần thiết đối với người bị ung thư tuyến giáp. Trong khi đó, trứng là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất và có cả lượng i-ốt lớn trong lòng đỏ. Vì vậy, trứng là một thực phẩm có lợi cho người bị ung thư tuyến giáp nhờ có hàm lượng i-ốt cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như: protein, selen… Điều này này có lợi cho quá trình điều trị bệnh và cơ thể được bổ sung các dưỡng chất tốt.
Tuy nhiên, có điều cần lưu ý là những người trước khi thực hiện điều trị bằng cách uống hoặc xạ trị i-ốt phóng xạ thì cần kiêng hoặc sử dụng lượng i-ốt giảm so với nhu cầu hàng ngày. Nếu cần thiết phải bổ sung thì chỉ nên dùng tối đa 500mg i-ốt/ngày. Do vậy, những trường hợp này không nên ăn lòng đỏ trứng trước khi thực hiện điều trị để tránh làm giảm tác dụng hiệu quả điều trị bệnh. Mặc dù vậy, người bệnh ung vẫn có thể ăn lòng trắng trứng vì chúng không chứa i-ốt.
Như vậy, bệnh nhân ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể ăn trứng, trong trứng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho việc bồi bổ, tăng cường sức đề kháng và hồi phục sức khoẻ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý lựa chọn sử dụng hợp lý để có lợi cho cơ thể và quá trình điều trị bệnh nhất.
2. Trứng có những dưỡng chất gì tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp?
Câu hỏi ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không chúng tôi đã trả lời rõ ở phần trên. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn chưa biết trong trứng cho chất gì tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Trứng là thực phẩm có chứa nhiều đạm, chất béo và vi chất có lợi cho người bệnh ung thư:
I-ốt
Trong lòng đỏ có chứa lượng i-ốt dồi dào. Đây là một vi chất cần thiết cho sự tổng hợp hormon của tuyến giáp. Hàm lượng i-ốt trong mỗi quả trứng là 24mg, đáp ứng 16% nhu cầu hàng ngày của cơ thể con người.
Selen
Để quá trình chuyển hóa i-ốt diễn ra thuận lợi thì không thể thiếu Selen. Dưỡng chất này còn thay thế cho các vùng tuyến giáp bị cắt bỏ hoặc đóng vai trò như một enzyme tạo ra các hormone tuyến giáp.
Giàu protein
Trong trứng rất giàu protein – dưỡng chất cơ bản giúp cho cơ thể của bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhanh lành những tổn thương, tăng cường sức đề kháng trong và sau khi phẫu thuật hoặc điều trị hoá, xạ trị. Đồng thời, protein còn giúp cơ thể hồi phục lại khối nạc đã mất do tăng quá trình dị hoá, và giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
Bên cạnh đó, protein cũng cung cấp cho cơ thể thêm những chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khoẻ hỗ trợ cho quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Thực tế, đã có nhiều bệnh nhân cơ thể thiếu dinh dưỡng không thể theo kịp phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, đặc biệt là điều trị bằng phương pháp hoá, xạ trị. Chính vì vậy, hãy bổ sung thêm nhiều protein cho cơ thể thông qua các thực phẩm như trứng để đảm bảo sức khỏe khi điều trị.
Trứng chứa lượng chất béo tốt dồi dào
Chất béo có trong trứng là loại chất béo quý Lecithin, đây là nguồn chất béo có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa tích luỹ cũng như đào thảo cholesterol thừa ra bên ngoài cơ thể, giúp cơ thể cân bằng được lượng cholesterol ở mức hợp lý nhất. Bên cạnh đó, Lecithin cũng có mặt trong các màng tế bào, hỗ trợ để các màng tế bào vững chắc, khoẻ và hoạt động tốt hơn. Từ đó, cũng hỗ trợ tích cực cho việc điều trị ung thư tuyến giáp.
Hàm lượng vitamin dồi dào
Trứng là thực phẩm cung cấp cho cơ thể bệnh nhân ung thư tuyến giáp hàm lượng vitamin A, B, B6, E, K… rất dồi dào. Đây đều là những vitamin có lợi cho cơ thể bệnh nhân, hỗ trợ hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể. Đồng thời giúp chống lại tốt hơn các tác động của tế bào ung thư. Đặc biệt lòng trắng trứng chứa nhiều vitamin B8 hay biotin – những chất tham gia sản xuất năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh giảm được cảm giác mệt mỏi trong thời gian điều trị ung thư tuyến giáp.
Trứng giàu các khoáng chất
Trong trứng cũng khá giàu các khoáng chất như canxi, sắt, magie, kẽm… có thể ngăn ngừa quá trình oxy hoá, hạn chế tình trạng lão hoá, ngừa ung thư rất hiệu quả. Nhờ đó giúp phục hồi sức khoẻ cho người bệnh sau khi điều trị ung thư tuyến giáp nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, trứng còn chứa một số thành phần vi lượng khác có lợi cho sức khỏe người bệnh. Vì thế, hãy sử dụng trứng đúng cách.
3. Cách chế biến trứng cho người ung thư tuyến giáp
Có rất nhiều cách chế biến trứng phù hợp cho người bị ung thư tuyến giáp, bao gồm:
Luộc hoặc hấp
Luộc, hấp là phương pháp chế biến trứng được ưu tiên sử dụng cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Với cách chế biến này hàm lượng dưỡng chất trong trứng được giữ lại nhiều nhất, đảm bảo lượng calo thấp tốt cho người bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị ung thư tốt hơn.
Trứng kết hợp với rau củ
Để tăng hương vị món ăn và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể thì bạn có thể chế biến trứng kết hợp với rau củ làm thành món salad là một trong những cách chế biến trứng được khuyến cáo cho người bệnh. Với cách này cũng đảm bảo bữa ăn cho người bệnh được lành mạnh, giảm lượng calo và lượng dầu mỡ dung nạp vào cơ thể.
Nấu trứng với các loại dầu thực vật có lợi
Nếu bạn muốn sử dụng các món như trứng tráng, trứng ốp lết chín kỹ thì nên sử dụng các loại dầu thực vật có lợi để chế biến. Các loại dầu này có thể kể đến như dầu dừa, dầu bơ, dầu oliu nguyên chất. Các loại dầu này khi chế biến ở nhiệt độ cao vẫn sẽ đảm bảo ổn định, không hình thành gốc tự do gây hại và không oxy hóa.
Trứng kho
Nếu chế biến món trứng kho, bạn không nên sử dụng đường hoặc nếu dùng chỉ bỏ một lượng rất nhỏ. Bởi đường có thể sẽ dẫn đến phản ứng giữa protein fructose acid amin trong trứng và lysine sẽ tạo thành chất mà cơ thể khó hấp thu. Thậm chí, chúng có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe người bị ung thư tuyến giáp.
Lưu ý: Người bệnh ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các loại trứng muối, trứng bách thảo. Đồng thời, cần tránh chế biến trứng lâu ở nhiệt độ cao và không nên chế biến các món trứng quá cầu kỳ vì có thể làm mất đi các dưỡng chất trong trứng.
4. Ung thư tuyến giáp nên ăn trứng gà hay trứng vịt?
Trứng gà và trứng vịt đều là thực phẩm cung cấp đa dạng các dưỡng chất cần thiết cho người bị ung thư tuyến giáp như đã kể ở trên. Tuy nhiên, xét về hàm lượng thì có sự khác biệt sau đây:
- Hàm lượng carbohydrate: Cả trứng gà và trứng vịt đều khá tương đương nhau.
- Hàm lượng protein: Trứng vịt có hàm lượng protein và calo cao hơn so với trứng gà. Một phần là do kích thước của trứng vịt lớn hơn so với trứng gà.
- Hàm lượng axit omega 3: Trứng vịt cung cấp hàm lượng axit omega 3 nhiều hơn so với trứng gà.
Với hàm lượng dinh dưỡng như trên, các chuyên gia khuyên rằng cả trứng vịt và trứng gà đều tốt cho người bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, lựa chọn ăn loại trứng nào phù hợp sẽ dựa vào tần suất sử dụng của người bệnh. Cụ thể như sau:
- Nếu người bệnh muốn sử dụng trứng mỗi ngày thì nên dùng trứng gà, bởi hàm lượng cholesterol và calo có hại trong trứng gà thấp hơn so với trứng vịt.
- Nếu không sử dụng trứng hàng ngày và muốn thêm trứng vào khẩu phần ăn nhằm bổ sung lượng dinh dưỡng cao thì bạn có thể lựa chọn ăn trứng vịt.
5. Người bị ung thư tuyến giáp nên lưu ý những gì khi sử dụng trứng?
Tuy nhiên, cũng có một vài lưu ý đối với bệnh nhân tuyến giáp khi muốn bổ sung trứng trong khẩu phần ăn của mình như sau:
Không nên ăn trứng vịt lộn
Trong trứng vịt lộn tuy giàu đạm nhưng lại chứa nhiều cholesterol xấu. Do đó, chúng có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác có liên quan đến huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ… ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến giáp.
Tuyệt đối không ăn trứng sống
Nếu ăn trứng sống, cơ thể chỉ hấp thu được khoảng 50% protein, trong khi bệnh nhân có thể hấp thu dc 90% protein có trong quả trứng. Ngoài ra, ăn trứng sống không đảm bảo vệ sinh, dễ nhiễm khuẩn, khiến cơ thể dễ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Không nên ăn quá 3 quả trứng/ngày
Theo nghiên cứu, nếu ăn 2 lòng đỏ trứng gà mỗi ngày thì bạn đã nạp lượng cholesterol vượt mức an toàn. Chính vì vậy, mỗi ngày bệnh nhân ung thư tuyến giáp chỉ nên ăn dưới mức 3 quả để đảm bảo sức khỏe điều trị.
Kiêng ăn lòng đỏ trứng
Đối với bệnh nhân đang chuẩn bị bước vào phác đồ điều trị i-ốt phóng xạ, cần kiêng ăn lòng đỏ trứng và các món ăn chế biến từ lòng đỏ trứng.
Tham khảo ý kiến bác sĩ
Việc điều trị ung thư tuyến giáp có hiệu quả tốt cần thực hiện song song cùng các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vậy, hãy xin ý kiến bác sĩ về việc có nên tận dụng tối đa chất dinh dưỡng có trong trứng trong quá trình điều trị hay không, cũng như phòng tránh được những tác hại mà trứng có thể xảy ra khi điều trị.
6. Một số thực phẩm khác mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn
Bên cạnh việc tìm hiểu ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm sau:
Rau lá xanh
Các loại rau lá xanh giàu magie và khoáng chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở tuyến giáp. Các loại rau lá xanh tốt cho người ung thư tuyến giáp như: rau diếp cá, rau bina…
Hoa quả
Trong các loại trái cây như cà chua, cherry, bí đao, việt quất… có chứa các chất oxy hóa mạnh, ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các khối u ở tuyến giáp, giúp đẩy lùi các tế bào ung thư một cách hiệu quả.
Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí… là nguồn thực phẩm rất giàu magie vô cùng tốt cho tuyến giáp. Ngoài ra, các loại hạt còn cung cấp một lượng protein, vitamin E, vitamin B giúp hỗ trợ hoạt động tuyến giáp.
Hải sản
Trong các loại hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như: i-ốt, kẽm, canxi, omega-3… Đây là những vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormone điều chỉnh hoạt động ổn định. Các loại hải sản có thể kể đến như tôm, cua, cá…
Bài viết đã chia sẻ một số kiến thức về thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn trứng không. Tuy trứng là món ăn bổ dưỡng mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn, nhưng cũng cần lưu ý cách chế biến, khẩu phần ăn để mang lại hiệu quả cao nhất khi điều trị bệnh. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài 18006808 (miễn cước) để gặp Dược sĩ của GHV KSol.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL