[Giải mã] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được yến không?

Khi bị ung thư tuyến giáp có ăn được yến không câu hỏi thường được nhiều người đưa ra. Yến sào là một trong những thực phẩm rất bổ dưỡng. Vậy hãy cùng GHV KSol tìm hiểu câu trả lời xem bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được yến không nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ngày càng phổ biến và có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bị bệnh này. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1.1. Do rối loạn hệ thống miễn dịch

Đây được coi là nguyên nhân đầu tiên, khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn, chức năng sản sinh ra các kháng thể có tác dụng chống lại sự xâm nhập của những tác nhân có hại như các virus, vi khuẩn bị suy giảm.

Điều này tạo cơ hội cho những loại vi khuẩn, virus có hại tấn công cơ thể, trong đó có tuyến giáp bị xâm nhập và tổn thương, lâu ngày gây ra bệnh ung thư tuyến giáp.

1.2. Nhiễm phóng xạ

Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ trong quá trình làm việc, sinh sống thông qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp. Từ đó gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.

1.3. Yếu tố di truyền

Trên thực tế cho thấy, có khoảng 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiền sử gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh.

1.4. Yếu tố tuổi tác, thay đổi hoocmon

Theo các nghiên cứu, ở độ tuổi 30 – 50 thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 – 4 lần so với nam giới.

Nguyên nhân nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn được cho là do yếu tố hoocmon thay đổi ở phụ nữ đã kích thích quá trình hình thành bướu ở tuyến giáp, hạch tuyến giáp. Theo thời gian, các bướu này có thể phát triển và biến tính thành ung thư.

ung-thu-tuyen-giap-co-an-duoc-yen-khong-1
Có nhiều nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp

1.5. Do mắc các bệnh lý tuyến giáp

Người bị các bệnh lý về ở cơ quan này như bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp bị suy giảm sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với những người khác.

1.6. Do tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc

Trong quá trình điều trị các bệnh lý tuyến giáp hay những bệnh lý khác, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Những tác dụng không mong muốn này có thể dẫn đến tuyến giáp bị ảnh hưởng và bị ung thư.

1.7 Một số nguyên nhân khác

Các yếu tố như là cơ thể bị thiếu iốt, uống rượu thường xuyên, có thói quen hút thuốc lá, thừa cân, béo phì… cũng là những yếu tố có thể dẫn đến bị ung thư tuyến giáp.

2. Chế độ ăn uống như thế nào thì phù hợp với bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp?

Chế độ ăn thông thường có thể không đáp ứng đủ hàm lượng Iốt và các vi chất dẫn đến tình trạng tuyến giáp kém hoạt động. Do đó, đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp cần một chế độ ăn chuyên biệt hơn để giúp điều hòa được hoạt động Hormone tuyến giáp và nâng cao sức khỏe toàn diện cho người bệnh.

Những loại thực phẩm nên dùng trong chế độ ăn của bệnh nhân tuyến giáp đó là:

  • Thực phẩm có hàm lượng Iốt cao như: hải sản, các loại rau có màu xanh đậm, rong biển, sử dụng muối Iốt thay cho muối thường và các thực phẩm được bổ sung Iốt khác.
  • Bổ sung Canxi qua nguồn thực phẩm: Sữa và các chế phẩm làm từ sữa, trứng, mè, cua đồng…
  • Các loại thực phẩm giàu Omega 3, 6 như: Cá hồi, cá trích, cá cơm biển và một số loại hạt bí ngô, hướng dương, óc chó…
  • Thực phẩm chứa Selen như là: Thịt gà, tôm, cá, nấm và lúa mạch.

3. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được yến không?

Có rất nhiều tranh cãi trong việc có nên cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng không. Có người cho rằng bệnh nhân ung thư không nên sử dụng những loại thực phẩm này để tránh cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào ung thư. Và yến sào cũng như vậy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bệnh nhân ung thư tuyến giáp được khuyến khích nên ăn yến sào do thường gặp phải nhiều khó khăn trong vấn đề ăn uống, đặc biệt là với những bệnh nhân vừa phẫu thuật, điều trị bằng xạ trị. Vì với những bệnh nhân này cần phải có chế độ ăn đảm phải được kiểm soát và kiêng khem một cách khắt khe. Vì vậy, điều này dễ khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng, dẫn đến sức đề kháng bị suy giảm, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như gây chán ăn, khó chịu và buồn nôn…

Trong khi đó, tổ yến là một loại thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng, củng cố và nâng cao chức năng của tuyến giáp, kích thích khả năng tái tạo của tế bào và nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, tổ yến còn hỗ trợ cho bệnh nhân ung thư đang xạ trị, hóa trị thêm khỏe mạnh và tạo ra cảm giác thèm ăn. Do đó, nên bổ sung tổ yến vào trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp

ung-thu-tuyen-giap-co-an-duoc-yen-khong
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được yến không?

4. Công dụng của yến sào đối với bệnh ung thư tuyến giáp

Yến sào được biết đến là một trong những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho các bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bởi vì trong yến sào có các thành phần dinh dưỡng như là:

4.1. Protein

Protein là một thành phần quan trọng cấu tạo nên các khối cơ và khối thịt (phần nạc) của cơ thể. Đồng thời, chất này cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương một cách nhanh chóng, phòng chống nhiễm trùng trong và sau khi phẫu thuật tuyến giáp, hỗ trợ sức khỏe cho người bệnh trong khi điều trị bằng hóa chất hay xạ trị.

Do đó, protein đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp cơ thể suy yếu, quá trình dị hóa sẽ tăng lên khiến khối nạc hay khối cơ bị mất đi.

Trong tổ yến có chứa hàm lượng lớn protein, lên tới khoảng 55% trọng lượng của yến. Vậy nên, tổ yến là một nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho bệnh nhân.

4.2. Aspartic Acid

Hàm lượng acid aspartic trong thành phần của tổ yến khá cao, chiếm tới 4,69%. Trong khi đó, Aspartic acid là hoạt chất có khả năng giúp tăng tái tạo các tế bào mô, cơ và da bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, chất này còn sản sinh ra các globulin miễn dịch và những kháng thể giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn luôn khỏe mạnh. Từ đó, hạn chế được sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư tuyến giáp.

4.3. Cysteine và phenylalanine

Cysteine và phenylalanine là hai loại acid amin thiết yếu, không thể thay thế được đối với sức khỏe của con người. Các acid amin này có tác dụng đó là tăng cường trí nhớ một cách hiệu quả, nhờ vào khả năng tăng dẫn truyền xung động thần kinh. Ngoài ra, các acid amin cũng giúp tăng cường khả năng hấp thụ vitamin D vào cơ thể thông qua sự trợ giúp của ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp tăng cường gắn canxi vào xương, giúp cho xương khớp khỏe mạnh hơn và giảm tác dụng không mong muốn trên xương do trị xạ, hóa chất khi điều trị ung thư.

4.4. Proline

Yến sào có chứa lượng lớn thành phần hợp chất proline, chiếm tới 5.27 % khối lượng của yến. Proline có tác dụng tăng cường khả năng tái tạo các tế bào da, mô và cơ bị tổn thương trong quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp.

4.5. Glucosamine

Glucosamine là chất dinh dưỡng rất phù hợp cho những người bị bệnh nằm lâu ngày do phẫu thuật. Chất này giúp tăng sức khỏe của xương khớp, đặc biệt là các bệnh nhân có sử dụng phương pháp xạ trị- là phương pháp có ảnh hưởng đến xương khớp.

Glucosamine có khả năng tăng cường hồi phục sụn khớp, tăng độ đàn hồi, dẻo dai và bền chắc cho sụn đồng thời bảo vệ các đầu xương, khớp tránh khỏi bị thoái hóa thông qua ức chế loại men sinh học gây phá hủy sụn khớp như là collagenase và stromelysin.

4.6. Tyrosine và Acid Sialic

Đây là 2 hợp chất có tác dụng giúp phục hồi cơ thể nhanh trong trường hợp cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương các tế bào hồng cầu do các phương pháp điều trị ung thư. Tyrosine và acid sialic chiếm tới 8,6% trong trọng lượng của tổ yến. 

5. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên sử dụng yến sào thế nào cho tốt với sức khỏe?

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp và người nhà cần lưu ý cách sử dụng yến đúng chuẩn, để đạt được hiệu quả tốt nhất của yến sào và tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.

5.1. Thời điểm ăn

Thời điểm người bệnh nên ăn yến sào đó là trước khi ăn sáng khoảng 1 tiếng. Lý giải cho điều này đó là do lúc này bụng đang ở trạng thái đói, rỗng hoàn toàn nên có thể hấp thu dưỡng chất một cách nhanh chóng và nhiều nhất. Hoặc người bệnh có thể ăn trước khi ngủ khoảng một tiếng do đây là thời gian nồng độ các hormone nội tiết tăng cao, quá trình đào thải đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Vậy nên, việc hấp thu các dưỡng chất từ yến sào sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đối với tổ yến, khi chế biến nên nấu với nhiệt độ vừa phải, không nên quá 100 độ. Bên cạnh đó, không được sử dụng lò vi sóng do năng lượng cao của sóng từ sẽ làm cho các dưỡng chất quý của yến sào mất đi tác dụng.

Yến sào có rất nhiều cách chế biến để giúp thay đổi khẩu vị. Người bệnh có thể chế biến yến thành nhiều món ăn như là yến sào chưng với đường phèn hoặc sữa tươi, tổ yến hầm cùng với chim bồ câu, hạt sen và táo đỏ…

5.2. Ăn yến sào bao nhiêu là đủ?

Tuy yến sào rất bổ dưỡng, thích hợp dùng để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhưng không nên sử dụng quá nhiều. Người bệnh chỉ nên sử dụng từ 10-15 gam mỗi tuần và nên sử dụng cách bữa. Ngoài ra, có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh liều lượng yến sử dụng trong ngày.

5.3. Lựa chọn nguồn yến sào đảm bảo chất lượng

Yến sào là thực phẩm rất quý hiếm, giá cả đắt đỏ,. Chính vì vậy, cần lựa chọn nguồn yến sào đảm bảo chất lượng.

Yến nuôi nếu không đúng cách sẽ rất dễ bị nhiễm độc sắt từ các vách đá, khiến cho người sử dụng bị nhiễm độc theo. Ngoài ra, lựa chọn nơi bán tổ yến uy tín cũng giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mua phải hàng giả hàng nhái, tránh việc mất tốn tiền mà mua nhầm sản phẩm kém chất lượng. Để yên tâm, bạn có thể mua tổ yến tại các siêu thị lớn, cửa hàng chuyên cung cấp yến, các nhà nuôi yến có uy tín…

6. Chế biến yến sào như thế nào cho đúng? 

6.1. Cách sơ chế tổ yến đúng

Ngâm mềm và nhặt sạch lông yến trước khi đem đi chế biến nếu sử dụng yến thô. Do nghi ngại vấn đề tổ yến giả, kém chất lượng nên số lượng người sử dụng loại tổ yến thô tăng lên khá nhiều trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, để tiết kiệm được thời gian sơ chế cũng như chế biến, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng các loại tổ yến đã được làm sạch sẵn. 

6.2. Gợi ý một số cách chế biến tổ yến

Yến sào chưng phèn là món ăn đơn giản nhưng cực kỳ bổ dưỡng phù hợp cho những những bệnh nhân đang điều trị ung thư.

Yến chưng với đường phèn và gừng

  • Sử dụng một tổ yến sạch vào ngâm nước lạnh trong khoảng 20 – 30 phút để yến nở hết. Dùng tay bóp hoặc xé nhẹ cho yến nát ra rồi lọc bỏ phần nước ngâm đi. Yến sau khai đã làm sạch thì đem cho vào 1 bát nhỏ, thêm nước vừa đủ ngập yến. 
  • Đem chưng yến trong nồi lớn, đổ nước vào nồi sao cho lượng nước ngập tới ⅔ bên ngoài phần bát yến. Tốt nhất nên dùng xửng hấp để đảm bảo yến không bị nước tràn vào trong quá trình nấu. Hấp yến trong 20-30 phút thì mang ra, thêm đường phèn và gừng đã thái sợi vào cho hợp khẩu vị là được. 

Tổ yến hầm với chim bồ câu

  • Với món ăn này, bên cạnh tổ yến cần chuẩn bị thêm chim bồ câu hạt sen, vỏ quýt và táo tàu khô. Đem rửa sạch rồi ngâm trong bát nước sạch trong khoảng 30 phút, nên ngâm riêng để tránh mùi vị của các nguyên liệu bị lẫn. 
  • Chim bồ câu sau khi đã được làm sạch, hầm chín rồi thì cho thêm hạt sen, vỏ quýt và táo tàu vào. Hầm thêm 30 phút cho tất cả nguyên liệu trong nồi đều nhừ. Cho tổ yến vào chưng cùng thêm 20 phút nữa, sau đó nêm gia vị vừa ăn. 

Yến chưng với táo đỏ, hạt sen, long nhãn

Tổ yến hầm với hạt sen, táo đỏ, long nhãn là món ăn vừa có tác dụng thanh mát, giải độc gan đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh hơn, hạn chế được sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại trong thời gian dài có thể khiến cơ thể bị suy yếu.

Yến chưng sữa tươi

Yến sào chưng cùng với sữa tươi là món ăn dinh dưỡng, dễ chế biến thích hợp cho những người có cuộc sống bận rộn, khó ăn uống do điều trị ung thư. 

Cách sơ chế và hấp yến tương tự như món yến chưng đường phèn đã nêu trên. Chuẩn bị 3 quả trứng gà, đập ra bát và đánh tan. Sau đó thêm vào bát khoảng 50g sữa tươi không đường, khuấy đều. Lọc hỗn hợp trứng sữa qua rây cho mịn rồi đem trộn cùng với yến đã chưng. Đem hỗn hợp yến trứng sữa hấp cách thủy thêm khoảng 10 phút là có thể dùng được. Có thể thêm đường phèn để tạo vị ngọt thanh dễ sử dụng hơn. 

Như vậy, có là câu trả lời cho thắc mắc bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được yến không? Người bệnh nên sử dụng một cách hợp lý để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị cũng như nâng cao sức khỏe.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GHV khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao-min

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: PGS. TS Trần Đáng đánh giá về công nghệ Nano của GHV KSOL trong phòng và hỗ trợ điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7