[Bật mí] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không?
Nội dung bài viết
Người bệnh ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không là vấn đề gây tranh cãi trong thời gian gần đây. Có rất nhiều luồng ý kiến xung quanh câu hỏi này. Vậy để biết chính xác bệnh nhân ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không, hãy cùng GHV KSol tìm hiểu nhé!
XEM THÊM:
- Chia sẻ của người con trai có mẹ ung thư đại tràng
- Giải mã: Ung thư tuyến giáp có uống được tam thất không?
- [Hỏi đáp] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không?
1. Ung thư tuyến giáp là bệnh gì?
Ung thư tuyến giáp còn được gọi u tuyến giáp ác tính. Đây là một căn bệnh ác tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ tới 90% số bệnh nhân ung thư tuyến nội tiết và chiếm khoảng 1% các loại ung thư.
Ung thư tuyến giáp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn cả là trong độ tuổi từ 30 đến 50. Trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc cao hơn nam giới từ 2 đến 4 lần. Số người mắc ung thư tuyến giáp đang ngày càng gia tăng trong vài thập kỷ trở lại đây. Và Việt Nam hiện đang là quốc gia nằm trong nhóm các nước có tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng nhận biết ung thư tuyến giáp thường rất ít, đa số người mắc bệnh đến khám vì có khối u ở vùng cổ. Nhiều trường hợp xuất huyết trong u gây ra tình trạng đau cấp tính và to nhanh có thể sốt. Ở giai đoạn muộn, khối u có kích thước lớn chèn ép cơ quan lân cận khiến người bệnh thường có biểu hiện nuốt vướng, khó thở và khàn tiếng.
Các khối u tuyến giáp ác tính thường có các đặc điểm như cứng, bờ rõ, bề mặt nhẵn hay gồ ghề, di động theo nhịp nuốt đồng thời xuất hiện hạch cổ ở cùng bên hoặc đối bên (rắn, di động và không đau).
2. Người bị ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không
“Bị ung thư tuyến giáp có kiêng đám ma không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người trong thời gian vừa qua. Theo quan niệm dân gian cho rằng, hơi lạnh tỏa ra từ người chết sẽ “nhiễm” vào những người tham gia đám ma và gây bệnh nếu cơ thể không đủ khả năng chống đỡ.
Chính vì vậy, dân gian cho rằng những người có sức đề kháng kém như mắc ung thư tuyến giáp thì không nên đi đám ma. Bởi vì việc nhiễm hơi lạnh từ người đã mất sẽ khiến cho tình trạng trầm trọng hơn hoặc bệnh có thể tái phát mặc dù đã được chữa khỏi.
Giải đáp cho câu hỏi này, các chuyên gia khẳng định đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, không hề có mối liên quan nào giữa đám tang và ung thư tuyến giáp cũng như sự tiến triển hay tái phát lại của bệnh.
Mặc dù ung thư tuyến giáp được coi là căn bệnh ung thư “dễ chịu” nhất trong số các loại bệnh ung thư. Nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm và có phương pháp điều trị đúng đắn thì bệnh có thể khỏi hẳn. Nhưng ngược lại nếu phát hiện muộn, tế bào u ác tính đã di căn sang các cơ quan khác thì rất khó để loại bỏ triệt để. Do đó, một số bệnh nhân sau khi điều trị vẫn còn những tế bào mang bệnh và sau đó sẽ tái phát. Và thời điểm phát hiện bệnh tái phát là vô tình trùng hợp vào lúc người bệnh đi đám ma, do đó đám ma sẽ bị coi là nguyên nhân mặc dù sự thực không phải vậy.
Mặt khác, ung thư tuyến giáp mặc dù đã được chữa khỏi nhưng nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và biện pháp phòng ngừa đúng đắn thì bệnh vẫn có thể tái phát. Vì vậy, không thể đổ lỗi cho việc đi đám ma sẽ khiến cho ung thư tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn hoặc tái phát như nhiều lời đồn trong dân gian.
Cũng theo các chuyên gia, sở dĩ việc đi đám ma về mà tình trạng bệnh của họ ngày càng trầm trọng hơn có thể là do bị ảnh hưởng trực tiếp của cảm xúc buồn rầu, đau thương của những người có trong đám ma tới tâm lý của những người bệnh.
Chính sự ảnh hưởng này đã gây tác động lớn tới cảm xúc, tâm trạng của người bệnh và làm cho họ có những suy nghĩ tiêu cực. Ví dụ như họ có thể tự tưởng tượng ngày chính bản thân rời xa cõi đời, hay họ lo lắng cho con cái, gia đình họ sẽ sống thế nào sau khi họ qua đời.
Chính những cảm xúc tiêu cực này đã khiến sức khỏe của người bệnh ngày càng yếu đi, đồng thời ảnh hưởng tới thể trạng. Từ đó, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư có cơ hội phát triển và di căn mạnh mẽ. Cho tới khi người bệnh hốt hoảng khi nhận thấy mức độ bệnh tật ngày càng phức tạp hơn sau thời điểm tham dự đám tang.
Do đó, nếu người bệnh ung thư tuyến giáp có sức khỏe ổn định, tinh thần kiên cường thì vẫn có thể tham gia đám ma được. Ngược lại, nếu người bệnh có tâm lý bất ổn và tình trạng sức khỏe vẫn còn yếu, chưa hồi phục hoàn toàn thì cũng nên hạn chế đi đám ma.
XEM THÊM >>> Ung thư tuyến giáp có uống được nước dừa không? Đọc ngay!
3. Khi bệnh nhân ung thư tuyến giáp đi đám ma cần chú ý những gì?
Khi bệnh nhân ung thư tuyến giáp muốn đi đám ma để làm tròn nghĩa vụ và thể hiện tấm lòng thì người bệnh và gia đình có thể tham khảo những gợi ý sau đây để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe của nhé:
Cần chuẩn bị một tâm lý tốt và vững vàng
Có thể người đã khuất có vị trí và tình cảm rất sâu nặng với người bệnh. Sự ra đi của họ sẽ để lại cảm giác trống rỗng, đau đớn, thì lúc này hãy tự an ủi mình rằng, họ ra đi để đến được những nơi tốt đẹp hơn.
Và khi bạn càng đau khổ thì những bạn yêu thương càng khó siêu thoát hơn. Do vậy, hãy cố gắng đón nhận sự việc một cách thanh thản, nhẹ nhàng nhất và chuẩn bị tinh thần thật vững vàng nhé.
Hãy đảm bảo chắc chắn rằng sức khỏe của bạn ổn định
Nếu muốn dự đám tang của ai đó, tốt nhất người bệnh ung thư tuyến giáp hãy đảm bảo rằng sức khỏe của bản thân ổn định và không đang mắc tình trạng nào nghiêm trọng.
Vì bạn có biết không, khi sức khỏe cũng như sức đề kháng của cơ thể suy yếu thì cũng là thời điểm có nguy cơ cao mắc thêm nhiều bệnh khác (đặc biệt là các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn), đặc biệt là khi bạn đi đám ma.
XEM THÊM >>> [GÓC GIẢI ĐÁP] Xét nghiệm máu có biết ung thư tuyến giáp không?
Củng cố sức khỏe trước khi tham dự đám ma
Việc giữ gìn và nâng cao sức khỏe tổng thể bao giờ cũng là điều rất quan trọng, đặc biệt đối với người bệnh ung thư tuyến giáp muốn đi dự đám ma. Có nhiều cách giúp người bệnh nâng cao sức khỏe trước khi đi đám ma như:
- Tuân thủ nghiêm ngặt theo phương pháp điều trị của bác sĩ.
- Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nghỉ ngơi và vận động hợp lý.
4. Bị ung thư tuyến giáp điều trị như thế nào?
Bệnh ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Đặc biệt là với bệnh nhân dưới 45 tuổi, phát hiện bệnh khi khối u có kích thước nhỏ, chưa xảy ra di căn thì sẽ có cơ hội chữa khỏi cao hơn (có thể lên tới 90 – 97%).
Mặc dù phẫu thuật loại bỏ khối u ác tính là phương án điều trị ung thư tuyến giáp hàng đầu, nhưng phương pháp này cũng gây nên không ít ảnh hưởng, đặc biệt là tình trạng suy giáp hậu phẫu thuật và người bệnh sẽ phải dùng thuốc hormone suốt đời.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng phương pháp kết hợp như xạ trị bằng iod phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Tuy nhiên, nhiều tế bào của cơ quan khác ở trong cơ thể cũng sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tác động của dược chất phóng xạ này. Nếu sử dụng iod phóng xạ liều cao thì cũng có nguy cơ gây ra các bệnh lý ung thư khác nhưng với tỷ lệ là vô vùng thấp.
Một số trường hợp có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc nhằm thay thế hormone kích thích tuyến giáp TSH – là một loại hormone của tuyến yên có tác dụng ức chế và kìm hãm sự phát triển của cả tế bào ác tính ở tuyến giáp. Nhờ đó mà giảm tỷ lệ bệnh tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cần cân nhắc một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trên hệ tim mạch, xương khớp, nhất là ở người lớn tuổi.
Có thể thấy rằng, ngoài biến chứng suy giáp hậu phẫu, người bệnh còn gặp phải rất nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau khi điều trị ung thư tuyến giáp. Đáng lo ngại hơn đó là căn bệnh này vẫn có thể tái phát sau một khoảng thời gian điều trị với tỷ lệ có thể lên tới 30%. Vậy nên, phải làm sao phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp tái phát là một vấn đề khá nhức nhối hiện nay.
Như vậy, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tinh thần mà câu trả lời cho thắc mắc bệnh nhân ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không sẽ có sự khác nhau. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng