[Mách bạn] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?

Khi bị ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không trong khi đây là một trong những loại hạt quen thuộc trong cuộc sống. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ giải đáp câu hỏi bệnh nhân ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không nhé!

XEM THÊM:

1. Giá trị dinh dưỡng từ hạt lạc

Trước khi đến với đáp án của câu hỏi bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được lạc không thì cần nắm rõ các thông tin về giá trị dinh dưỡng mà trong thành phần của hạt lạc cung cấp. 

Lạc hay còn có tên gọi khác đó là đậu phộng, là một loại cây thuộc họ đậu, bắt nguồn từ Nam Mỹ. Thành phần dinh dưỡng mà hạt lạc cung cấp vô cùng phong phú, bao gồm là:

  • Chất béo: Hạt lạc là một trong những loại hạt có chứa hàm lượng chất béo khá là dồi dào. Theo các nghiên cứu, trong 100g lạc có khoảng 49,2g chất béo lành mạnh. Chính vì thế, hạt lạc cũng là một loại hạt được lựa chọn để ép lấy dầu. Chất béo có trong hạt lạc đa phần là loại chất béo không bão hòa, được cấu tạo chủ yếu từ hai loại axit oleic và linoleic. Bên cạnh đó, trong lạc còn có một lượng nhỏ acid béo Omega 6 và chất béo bão hòa.
  • Protein: Đây là loại hạt cung cấp nguồn protein thực vật dồi dào cho người sử dụng, 100g lạc có chứa tới khoảng 25,6g protein. Các loại protein có trong hạt lạc cũng tương đối đa dạng, ví dụ như là arachin và conarachin. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý đó là đây là loại protein có nguy cơ gây ra dị ứng khá cao, có thể đe dọa đến tính mạng người dùng nếu mức độ dị ứng nặng.
  • Trong thành phần của lạc còn chứa hàm lượng carbohydrate rất thấp, chỉ chiếm khoảng từ 13% đến 16% tổng trọng lượng. Vì thế, sử dụng lạc trong thực đơn ăn uống sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến độ đường huyết trong máu. Do đó, những người bị tiểu đường vẫn có thể sử dụng lạc để kiểm soát các chỉ số đường huyết tốt hơn.
  • Các loại vitamin và khoáng chất: Lạc cung cấp nguồn vitamin khá phong phú bao gồm các loại vitamin như Biotin, vitamin B3, vitamin B8, vitamin E. Cùng với đó, lạc cũng cung cấp cho cơ thể nhiều loại khoáng chất như photpho, magie, mangan. Đây đều là những vi chất rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cơ thể.

Ngoài ra, trong thành phần của hạt lạc còn chứa rất nhiều hợp chất có khả năng chống lại quá trình oxy hóa diễn ra trong tế bào và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như là Acid p-Coumaric, Resveratrol, Acid phytic hay Phytosterol.

ung-thu-tuyen-giap-co-duoc-an-lac-khong
Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?

2. Giải đáp: Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được lạc không?

Từ những thông tin đã đề cập ở phần trên, có thể thấy các thành phần dinh dưỡng có trong hạt lạc cung cấp đều rất có lợi cho sức khỏe.

Cho tới hiện nay, cũng chưa có nghiên cứu hay bài bào nào được đưa ra có chống chỉ định là người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn lạc. Chính vì vậy, câu trả lời cho thắc mắc người bệnh ung thư tuyến giáp có ăn được lạc không là có thể có bạn nhé.

Việc sử dụng lạc (đậu phộng) đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp như là:

2.1. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Bệnh ung thư tuyến giáp thường gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ tim mạch như tim đập nhanh, loạn nhịp, hồi hộp, đánh trống ngực. Sử dụng lạc có chứa hàm lượng chất béo thực vật sẽ rất tốt cho hệ tim mạch, giúp cho người bệnh hạn chế được các biến chứng nguy hiểm khác lên hệ cơ quan này.

Bên cạnh thành phần là chất béo thực vật tốt cho tim mạch, trong đậu phộng còn có chứa nhiều vitamin E, folate, protein và mangan giúp cho duy trì được một trái tim khỏe mạnh đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh động mạch và tình trạng béo phì.

2.2. Giảm tình trạng rụng tóc ở người bệnh ung thư tuyến giáp

Người bệnh ung thư tuyến giáp thường hay gặp phải tình trạng rụng tóc. Nguyên nhân là do tình trạng rối loạn sản xuất các hormone tuyến giáp như T3, T4 và TSH gây ra. Đồng thời, trong quá trình điều trị cũng sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như: Người bệnh thường bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, thiếu các vi chất làm cho tóc dễ bị xơ yếu và gãy rụng hơn.

Hạt lạc trong thành phần chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp cho cơ thể được nuôi dưỡng mái tóc tốt hơn. Đồng thời lạc còn chứa Biotin, là chất có vai trò rất quan trọng đối với mái tóc khỏe mạnh.

2.3. Tăng cường chức năng của trí não

Trong hạt lạc có chứa hợp chất resveratrol, là chất giúp tăng cường hoạt động tuần hoàn não, kết hợp cùng với vitamin B3 giúp tăng cường được chức năng của não bộ. Do đó, sử dụng lạc trong bữa ăn sẽ giúp người bệnh tăng cường trí nhớ, tập trung trí não tốt hơn. Ngoài ra, hạt lạc còn có chứa thành phần acid amin tryptophan, có thể giúp cho cơ thể kích thích quá trình sản sinh serotonin. Điều này mang lại nhiều lợi ích rất tốt cho người bị bệnh ung thư tuyến giáp, đặc biệt là phòng ngừa chứng bệnh trầm cảm trong điều trị.

2.4. Giảm nguy cơ bị sỏi mật

Nếu mắc thêm bệnh lý về sỏi mật, sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Bổ sung lạc sẽ giúp cho người bệnh phòng ngừa được các nguy cơ mắc sỏi mật ở cả nam và nữ giới.

3. Một số lưu ý về việc sử dụng lạc trong chế độ ăn cho người bệnh ung thư tuyến giáp

3.1. Một số tác động không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng lạc

Khi sử dụng lạc, người bệnh cần lưu ý một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra như là:

  • Ngộ độc với aflatoxin: Khi sử dụng phải lạc bị nấm mốc có thể dẫn đến tình trạng bị ngộ độc. Một số triệu chứng khi bị ngộ độc mà người bệnh cần lưu ý như là chán ăn, vàng da, vùng gan bị đau tức. Nếu gặp phải những triệu chứng này sau khi ăn lạc thì người bệnh cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
  • Chất kháng dinh dưỡng: Acid phytic là một trong những thành phần thường xuất hiện trong các loại họ đậu, bao gồm có cả lạc. Và hợp chất này có thể làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. Trong khi đó, việc ăn uống cân bằng đầy đủ các loại chất dinh dưỡng và tránh sử dụng hợp chất acid phytic sẽ có vai trò rất quan trọng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp.
  • Dị ứng: Thành phần protein ở trong hạt lạc sẽ có nguy cơ gây dị ứng. Mặc dù tỷ lệ dị ứng khi ăn lạc là rất thấp, nhưng nếu phản ứng dị ứng xảy ra rất nguy hiểm, có thể gây đe dọa đến tính mạng. Nếu sử dụng lạc mà có những phản ứng như nổi mẩn đỏ, tê môi, tê ở đầu lưỡi, ho, khó thở, tiêu chảy,… thì cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

3.2. Hướng dẫn cách sử dụng lạc đúng

  • Nên lưu ý là không ăn lạc vào thời điểm bụng đói, vì trong thành phần của lạc có chứa nhiều chất béo. Nếu sử dụng lạc vào lúc bụng đói sẽ gây ra một số phản ứng như đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng và gây khó chịu cho người bệnh.
  • Phụ nữ mắc ung thư tuyến giáp trong thời gian mang thai không nên dùng quá nhiều lạc, vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị dị ứng.
  • Một số trường hợp mắc một số bệnh lý như là mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, gout thì chỉ nên ăn lạc ở mức vừa phải, không nên ăn quá nhiều vì sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Khi mua lạc, cần quan sát và lựa chọn một cách kỹ càng để tránh mua phải lạc bị ẩm mốc, kém chất lượng và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư khác như là ung thư gan, ung thư dạ dày mà cũng có thể gây ngộ độc. 
  • Bảo quản lạc ở nơi khô thoáng, có thể để vào trong hộp có nắp kín hoặc cho vào túi bóng buộc kín để tránh tình trạng sinh ra nấm mốc ở lạc.

4. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm nào?

4.1. Chế độ ăn kiêng trước khi thực hiện điều trị iod phóng xạ

Như những thông tin đã trình bày ở phần trên thì người bệnh ung thư tuyến giáp không cần phải kiêng sử dụng lạc. Vậy trong chế độ ăn, người bệnh cần lưu ý kiêng những loại thực phẩm gì. Người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi vào thời gian điều trị iod phóng xạ cần phải tuân thủ theo chế độ ăn rất nghiêm ngặt. Cụ thể những thực phẩm người bệnh ung thư tuyến giáp cần kiêng trước khi vào điều trị phóng xạ đó là:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa đều có chứa một lượng iod nhất định, nên người bệnh trước khi vào phóng xạ cần kiêng những loại thực phẩm này như sữa chua, phô mai, kem, bơ.
  • Các loại gia vị như muối ăn, bột canh, bột nêm có chứa iod.
  • Lòng đỏ trứng và các loại đồ ăn trong thành phần có chứa lòng đỏ trứng như là bánh gato,bánh quy bơ, bánh bao có trứng,…
  • Các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành như là đậu hũ, sữa đậu nành.
  • Các loại thực phẩm, gia vị có chứa nhiều đường, bơ.
  • Rau, củ, hoa quả sấy khô.
ung-thu-tuyen-giap-co-duoc-an-lac-khong-1
Tránh sử dụng các loại rau cải

4.2. Chế độ ăn kiêng khuyến cáo dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi điều trị xong

Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, thời kỳ phải ăn kiêng nghiêm ngặt nhất là trước khi điều trị iod phóng xạ. Sau thời kỳ này, người bệnh có thể ăn uống như bình thường, chỉ cần hạn chế một số loại thực phẩm như sau:

  • Không nên ăn quá nhiều các loại rau họ cải như cải chíp, cải thảo, cải ngọt, bông cải xanh. Bởi vì trong các loại rau cải có chứa isothiocyanate, là chất có thể làm cản trở quá trình hấp thu iod, không tốt đối với sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp. Vì thế, người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể ăn rau cải nhưng không nên ăn quá nhiều. Nếu ăn thì nên nấu rau cải chín kỹ để hợp chất isothiocyanate bị phân hủy và người bệnh lưu ý đặc biệt không được ăn rau cải sống.
  • Những loại chế phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone do đó có thể gây ra sự cản trở quá trình hấp thu iod hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Vì thế, người bệnh không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này hoặc nếu ăn thì nên sử dụng cách thời điểm uống thuốc hormone tuyến giáp ít nhất khoảng 4 tiếng.
  • Hạn chế ăn các loại nội tạng động vật. Bởi vì trong các loại thực phẩm này có chứa nhiều axit béo và axit lipoic. Nếu cơ thể người bệnh dung nạp quá nhiều các loại hợp chất này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp cũng như ảnh hưởng đến việc hấp thụ của một số loại thuốc điều trị.
  • Thực phẩm có chứa nhiều đường nếu sử dụng nhiều sẽ làm gia tăng các nguy cơ về các bệnh lý tim mạch, tiểu đường không tốt cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Vì thế, người bệnh nên hạn chế sử dụng đường hóa học, ăn tăng cường các loại hoa quả để bổ sung đường từ trái cây tự nhiên.

Như vậy, có là câu trả lời cho thắc mắc bệnh nhân ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không? Bên cạnh đó, người bệnh cần phải chú ý đến một số thực phẩm nên tránh đã được đề cập trong bài viết.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7