Giải đáp cho người bệnh Ung thư tuyến giáp có được uống sữa không?
Nội dung bài viết
Người bệnh ung thư tuyến giáp có được uống sữa không là thắc mắc của không ít bệnh nhân và người nhà. Nhiều quan niệm cho rằng, bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên uống sữa vì có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn. Vậy hãy cùng GHV KSol giải đáp thắc mắc ung thư tuyến giáp có được uống sữa không qua bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- Giải đáp cho câu hỏi: Ung thư tuyến giáp có được ăn thịt bò không?
- Tìm hiểu các phương pháp điều trị sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp
1. Những lợi ích của sữa đối với bệnh nhân ung thư
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa có thể đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh ung thư, chẳng hạn như:
1.1. Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Trong sữa có hàm lượng vitamin và khoáng chất khá cao nên sữa có thể giúp bạn có thể cải thiện tâm trạng, cảm xúc một cách tích cực hơn. Sau một ngày dài trải qua việc điều trị ung thư, thì việc bạn có thể thư giãn bằng cách nhâm nhi một ly sữa ấm để giảm sự căng thẳng, mệt mỏi mà bạn đang phải đối mặt là rất hiệu quả.
1.2. Giúp xương và răng chắc khỏe
Một số bệnh nhân ung thư có thể sẽ phải trải qua những tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư, nhất là các vấn đề về răng miệng như: chảy máu chân răng, sâu răng hoặc làm yếu xương… Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa là một trong những nguồn cung cấp canxi rất tốt cho cơ thể, giúp xương chắc khỏe, đồng thời hạn chế các vấn đề về răng miệng.
1.3. Giảm đau nhức cơ bắp
Thành phần protein có trong sữa rất tốt trong việc cải thiện sự phát triển cơ bắp. Bên cạnh đó, sữa còn giúp giảm đau nhức cơ bắp và bổ sung thêm chất lỏng cho cơ thể người bệnh.
1.4. Cung cấp năng lượng cho người bệnh
Sữa cũng là nguồn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, có thể kể đến như: lipid, protein, carbohydrate, natri, kali, các vitamin (vitamin A, vitamin D, vitamin B12, vitamin C, vitamin B6), khoáng chất… Chính vì vậy, bổ sung lượng sữa phù hợp cũng là một trong những cách đảm bảo cho người bệnh được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
1.5. Làm chậm sự phát triển ung thư
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, sữa có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, làm chậm quá trình di căn, lan rộng của các tế bào đến những cơ quan khác trong cơ thể. Tuy tác dụng này chưa có chứng minh khoa học chính xác, nhưng chúng ta cũng sẽ tin tưởng rằng sữa sẽ giúp ích cho sức khỏe của người bệnh ung thư.
2. Người bệnh ung thư tuyến giáp có được uống sữa không?
Đối với người bệnh ung thư tuyến giáp, sau quá trình điều trị thường gặp một số triệu chứng như khó nuốt, đau họng, đau cổ, mệt mỏi, viêm nhiễm… Bởi vậy, người bệnh thường chán ăn, ăn không ngon, mất vị giác dẫn tới không cung cấp đủ năng lượng và các dưỡng chất cho cơ thể khiến cho sức khỏe suy yếu, lâu hồi phục, kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị.
Sữa là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như: protein, chất béo, các vitamin và khoáng chất cùng với nhiều lợi ích cho sức khỏe như đã kể trên. Đặc biệt, đối với người bệnh bị suy nhược, hệ tiêu hóa kém, chán ăn, mệt mỏi cần nhiều chất dinh dưỡng hơn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng thì sữa thường là lựa chọn hàng đầu trong việc cung cấp chất dinh dưỡng.
Hiện nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng người bệnh ung thư nói chung và ung thư tuyến giáp nói riêng là sữa có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh hay tăng nguy cơ tái phát bệnh ung thư ở người bệnh đã điều trị. Vậy nên người bệnh ung thư tuyến giáp vẫn có thể uống sữa bình thường.
Tuy nhiên, nên loại trừ trường hợp người bệnh ung thư tuyến giáp sau khi điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc không điều trị Iot phóng xạ được bác sĩ kê đơn uống hormone tuyến giáp thay thế suốt đời. Các chuyên khoa khuyến cáo rằng, người bệnh không nên uống thuốc hormone tuyến giáp cùng với sữa bò vì sữa bò có hàm lượng canxi cao, có thể làm giảm khả năng hấp thu levothyroxine. Do đó, có thể uống sữa xa khoảng thời gian uống thuốc hormone.
3. Người bệnh ung thư tuyến giáp nên uống sữa gì?
Với người bệnh ung thư tuyến giáp, cụ thể là đối tượng không điều trị Iod, để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất thì chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sữa cho người bệnh ung thư tuyến giáp là thực phẩm phù hợp bổ sung năng lượng, vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp hỗ trợ hồi phục sức khỏe. Đồng thời, các loại sữa được tách bỏ Iod sẽ giúp người bệnh giảm đáng kể lượng Iod nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Dưới đây là một số loại sữa dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp được các chuyên gia khuyên dùng:
3.1. Sữa Prosure
Prosure là loại sữa chuyên biệt được sản xuất dành riêng cho người ung thư giúp khắc phục tình trạng sụt cân cho người bệnh. Sản phẩm này sở hữu những ưu điểm nổi bật sau:
- Sữa Prosure giàu năng lượng, giúp xây dựng khối cơ và bổ sung năng lượng tiêu hao do khối u gây ra.
- Thành phần EPA (axit béo omega 3) có nguồn gốc từ dầu cá trong sữa giúp những rối loạn chuyển hóa ở người bệnh được ổn định và bình thường.
- Được bổ sung FOS – là chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
- Lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, trong khi đó hàm lượng chất béo thấp nên tốt cho người bệnh.
3.2. Ung thư tuyến giáp có uống được sữa Ensure không?
Sữa Ensure là loại sữa phổ biến trên thị trường hiện nay và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Sữa Ensure rất tốt cho người bị ung thư tuyến giáp bởi các tác dụng tuyệt vời sau:
- Thành phần Carbohydrate trong sữa Ensure có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Trong khi đó, nguồn Glucose trong sữa giúp cơ thể người bệnh được bổ sung năng lượng giúp khỏe mạnh, phục hồi tốt hơn sau điều trị.
- Hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu trong sữa Ensure giúp cung cấp năng lượng để người bệnh ung thư tuyến giáp duy trì cân nặng bình thường. Đồng thời, khắc phục tình trạng tổn thương ở mô cơ xương trong quá trình thực hiện các phương pháp điều trị.
- Ngoài ra, sữa Ensure còn bổ sung lượng lớn protein và EPA cho cơ thể mà không chứa lactose và gluten. Vì thế, sau khi uống sữa, cơ thể sẽ được cung cấp năng lượng và hỗ trợ đào thải độc tố.
3.3. Sữa Lean Pro Thyro
Đây là loại sữa dành cho người bị suy giảm chức năng tuyến giáp, do đó sữa Lean Pro Thyro thích hợp dùng sau khi người bệnh thực hiện phẫu thuật, xạ trị cắt một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Các thành phần dinh dưỡng trong sữa này giúp tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh và tăng cường chức năng, hỗ trợ người bệnh sớm phục hồi sức khỏe.
Những lợi ích khi người ung thư tuyến giáp sử dụng sữa Lean Pro Thyro đó là:
- Sữa Lean Pro Thyro có sự tính toán kỹ lưỡng về lượng selen và i-ốt. Thành phần trong sữa còn có sự kết hợp hài hòa giữa DHA, EPA và tinh chất Nano Curcumin giúp điều hòa hoạt động tuyến giáp, chống viêm và chống oxy hóa.
- Lượng canxi cao cùng với vitamin D, magie, phot pho cân đối nên tốt cho xương và phòng ngừa loãng xương. Trong sữa Lean Pro Thyro chứa chất béo không no PUFA, MUFA giúp kiểm soát chỉ số huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và tốt cho sức khỏe tim mạch.
- Lean Pro Thyro cung cấp nguồn đạm dinh dưỡng từ yến mạch, hạnh nhân, bột đường ăn kiêng nên giúp người bệnh kiểm soát tăng cân, giảm căng thẳng, mệt mỏi và có giấc ngủ tốt.
- Lượng chất xơ hòa tan trong sữa giúp người bệnh dễ hấp thu và dễ tiêu hóa.
- Lượng sắt và axit folic trong sữa giúp người bệnh giảm tình trạng thiếu máu sau phẫu thuật, hỗ trợ quá trình tái tạo máu được tốt hơn.
3.4. Sữa Forticare Nutricia dạng nước
Sữa Forticare Nutricia cung cấp dưỡng chất hoàn chỉnh nhằm đảm bảo bệnh nhân ung thư tuyến giáp duy trì các hoạt động hàng ngày. Các dưỡng chất đó là đạm, chất xơ, EPA, vitamin và khoáng chất. Không những vậy, sữa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể chống lại sự suy mòn do ung thư.
Forticare Nutricia ở dạng nước nên cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn. Đặc biệt, những người ung thư bị suy kiệt cơ thể, khó nuốt, khó nhai sau quá trình điều trị thì sữa dạng nước rất tiện khi sử dụng.
Sữa được đóng thành các chai có thể tích nhỏ nên phù hợp liều lượng sử dụng cho người bệnh. Đặc biệt, sữa mang hương vị thơm ngon, kích thích vị giác của người bệnh.
3.5. Một số loại sữa khác
Ngoài các loại sữa trên, người bệnh ung thư tuyến giáp cũng có thể cân nhắc lựa chọn thêm các loại sữa sau đây để sử dụng:
- Sữa bột Enaz Whey Protein.
- Sữa Supportan Drink dạng nước.
- Sữa Peptamen.
- Sữa Delical.
- Sữa Oral Impact Powder.
4. Những lưu ý khi cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp uống sữa
Việc dùng sữa không đúng cách được ví như là “con dao 2 lưỡi” bởi chúng có thể ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe của người bệnh ung thư. Chính vì vậy, hãy ghi nhớ kỹ những điều dưới đây sẽ giúp người bệnh ung thư sử dụng sữa an toàn và hiệu quả:
4.1. Không lạm dụng uống quá nhiều sữa
Sữa vị thơm ngon, mùi hương hấp dẫn nên chắc chắn bạn sẽ bị thu hút bởi loại đồ uống bổ dưỡng này. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng việc uống sữa quá nhiều, bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh ung thư mỗi ngày nên sử dụng khoảng 150 – 200 ml sữa.
Nếu uống quá nhiều sữa thì bạn có thể đối mặt với hàng loạt nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe như: rối loạn chuyển hóa đường máu hoặc rối loạn chức năng tim mạch, thừa cân, béo phì…
4.2. Uống sữa vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Uống sữa vào thời điểm thích hợp sẽ giúp người bệnh ung thư tuyến giáp duy trì được sự chuyển hóa trong cơ thể tốt và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Vậy người bệnh nên sử dụng sữa vào lúc nào là tốt nhất?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian uống sữa trong ngày còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng sữa của bạn, cụ thể như sau:
- Để cải thiện chức năng hệ tiêu hóa: Thời điểm thích hợp nhất mà bạn có thể dùng sữa để tăng cường chức năng hệ tiêu hóa đó là sau bữa ăn sáng hoặc sau bữa ăn trưa.
- Để tăng cường sức khỏe cho phần cơ bắp của bệnh nhân ung thư: Sau khi bạn tập luyện, vận động nhẹ nhàng ngoài trời thì bạn có thể uống một ly sữa để giúp hỗ trợ tăng cường cơ bắp và sức khỏe.
4.3. Những ai nên hạn chế hoặc không được sử dụng sữa?
Một số người bệnh ung thư tuyến giáp nên tránh không sử dụng sữa đó chính là những người bị ứng với sữa hoặc không dung nạp với sữa. Với những trường hợp không dung nạp sữa thì trong cơ thể người bệnh không có khả năng tiêu hóa được đường lactose. Do đó, nếu bệnh nhân uống sữa thì có thể dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy hơi hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, với những bệnh nhân ung thư bị kèm theo bệnh tiểu đường hoặc người bệnh có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém thì nên hạn chế sử dụng các loại sữa có hàm lượng ngọt cao. Trong trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thay thế sữa từ thực vật như: hạt điều, hạnh nhân, đậu nành…
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc người bệnh ung thư tuyến giáp có được uống sữa không. Nếu cần hỗ trợ thêm về sức khỏe ung bướu, bạn hãy vui lòng liên hệ tới tổng đài miễn cước 18006808 để được các Dược sĩ của GHV KSol tư vấn miễn phí.
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư