Ung thư tuyến giáp có lây không? Cách phòng bệnh hiệu quả

Ung thư tuyến giáp có lây không và nếu có thì lây qua đường nào là câu hỏi của rất nhiều người. Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ngày càng gia tăng khiến không ít người hoang mang và lo lắng. Hãy cùng chuyên gia của GHV KSol tìm hiểu ung thư tuyến giáp có lây không cũng như cách phòng bệnh hiệu quả nhé!

XEM THÊM:

1. Một số thông tin chung về ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là tuyến nội tiết có hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ và đóng vai trò sản xuất ra các hormone giúp cơ thể điều hòa quá trình trao đổi chất. 

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi có sự bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp. Các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở vùng tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 dạng: ung thư thể nhú, ung thư thể nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa. Trong các dạng này thì ung thư không biệt hóa là loại nguy hiểm nhất và khó điều trị nhất.Còn thể nhú chiếm tỉ lệ cao nhất và có tiên lượng tốt nhất.

Ung thư tuyến giáp có gây nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính chiếm 1-2% trong tất cả các loại ung thư nhưng chiếm tỉ lệ khoảng 90% trong nhóm ung thư tuyến nội tiết. Tuy nhiên, một điều được cho là may mắn hơn cả đó là căn bệnh ung thư tuyến giáp có tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%. Đây được cho là bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nhất so với tất cả các loại ung thư khác nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Cách chẩn đoán bệnh ung thư tuyến giáp

Để chẩn đoán xác định có mắc ung thư tuyến giáp không cần phải kết hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán, cụ thể:

  • Xét nghiệm máu.
  • Siêu âm màu tuyến giáp.
  • Phương pháp xạ hình tuyến giáp.
  • Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
  • Chụp cắt lớp.
ung-thu-tuyen-giap-co-lay-khong-2
Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 dạng: ung thư thể nhú, ung thư thể nang, thể tủy và ung thư không biệt hóa

Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như tuổi tác và giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người như:

  • Phẫu thuật cắt tuyến giáp
  • Xạ trị với iod phóng xạ
  • Nội tiết trị liệu
  • Xạ trị từ bên ngoài
  • Hóa trị
  • Điều trị đích (Đây là phương pháp thường được chỉ định khi bệnh đã ở giai đoạn muộn)

2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh ung thư tuyến giáp

Nhận biết dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp càng sớm sẽ giúp ích cho việc điều trị kịp thời từ đó tăng cao tỷ lệ sống cho người bệnh. Dấu hiệu của ung thư có thể xuất hiện từ từ và tăng dần. Các dấu hiệu bao gồm:

  • Bị khàn giọng: Khi các tế bào ung thư tuyến giáp chèn ép lên thanh quản sẽ làm thay đổi giọng nói. Nhiều người thường chủ quan mà bỏ qua triệu chứng này vì nghĩ có thể nó liên quan đến bệnh của đường hô hấp.
  • Ho mãn tính: Tình trạng ho kéo dài, ho liên tục mà không liên quan đến các bệnh lý khác. Trong trường hợp ho không kèm theo sốt, nôn mửa, viêm hay chứa đờm bạn cần hết sức lưu ý.
  • Khó nuốt, khó thở: Khi khối u chèn ép lên khí quản sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Đồng thời khối u cũng gây cảm giác vướng, khó nuốt khi tiêu hóa thức ăn.
  • Nổi hạch to ở cổ: Khi các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển với kích thước bé chưa thể phát hiện qua nhìn bằng mắt thường hay sờ trực tiếp. Người bệnh có thể gặp triệu chứng hạch ở cổ. Các khối hạch này sẽ di động và đôi khi gây khó nuốt cho bạn.
  • Đau họng hoặc đau trong cổ: Chủ yếu là do khối u kích thước lớn và kích thích đám rối thần kinh ở cổ. Khi đó sẽ gây đau đớn, căng tức cho người bệnh.

3. Nguyên nhân và các yếu tô nguy cơ gây ung thư tuyến giáp

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác nguyên nhân gây nên bệnh ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ung thư tuyến giáp có liên quan mật thiết đến các yếu tố:

  • Hệ miễn dịch suy giảm:

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến quá trình sinh ra và chết đi của tế bào bị rối loạn. Các tế bào tăng sinh vô đối và không thể kiểm soát được dẫn đến loạn sản, dị sản và sản sinh ra các khối u, trong đó có u tuyến giáp.

Mặt khác, có thể nói sự suy giảm của hệ miễn dịch đã tạo cơ hội cho các vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm.

ung-thu-tuyen-giap-co-lay-khong
Hệ miễn dịch suy giảm tạo cơ hội cho các vi khuẩn và virus tấn công vào cơ thể và có khả năng gây ra ung thư tuyến giáp
  • Yếu tố di truyền:

Khoảng 70% người mắc bệnh ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình là bố, mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc căn bệnh này.

  • Yếu tố giới tính và tuổi tác:

Tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở nữ giới trong độ tuổi 30-50 cao gấp từ 2 đến 5 lần so với nam giới. Đó là do sự thay đổi hormone nữ giới trong quá trình sinh sản và thời kỳ mãn kinh làm kích thích quá trình hình thành bướu và hạch tuyến giáp.

  • Chế độ ăn thiếu iot:

Iod là nguyên tố vi lượng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng iot cần thiết, tuyến giáp sẽ tự động lấy iod có trong máu để tổng hợp lượng hormone còn thiếu cho cơ thể. Theo đó, tuyến giáp sẽ tự động phình to ra để lưu giữ được lượng iot nhiều nhất có thể. Từ đó dẫn đến bị ung thư tuyến giáp.

  • Yếu tố môi trường:

Những người sống trong môi trường bị rò rỉ chất phóng xạ hoặc phơi nhiễm phóng xạ do điều trị chiếu xạ vùng cổ đều có nguy có mắc ung thư tuyến giáp cao hơn so với người bình thường.

  • Yếu tố bệnh lý:

Những người có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp như viêm tuyến giáp, bướu tuyến giáp,  hội chứng basedow hoặc suy tuyến giáp… đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn người khác.

  • Thay đổi hormone cơ thể:

Tuyến giáp có chức năng chính là sản sinh hormone triiodothyronine (T3) và  thyroxin (T4) giúp điều tiết các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, khi chức năng của hormone T3 và T4 bị rối loạn sẽ gây ra ảnh hưởng xấu tới hoạt động chung của tuyến giáp. Đây là một trong những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư tuyến giáp.

4. Ung thư tuyến giáp có lây không?

Từ việc tìm hiểu các nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp có thể có được một phần đáp án cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có lây không? Có thể thấy rằng, nguyên nhân gây u tuyến giáp không có mối liên quan nào đến vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Theo các chuyên gia, u tuyến giáp là căn bệnh thuộc nhóm bệnh không lây nhiễm và không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường.

Trên thực tế, từng có nhiều người hiểu sai về căn bệnh này dẫn đến tính trạng kỳ thị hay kinh miệt không đáng có đối với những người bệnh, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của họ.

Hiện tượng người thân cận huyết có tiền sử mắc bệnh u tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho những người còn lại là do yếu tố di truyền, hoàn toàn không phải do lây qua các con đường như ăn uống hay sinh hoạt…. Vì vậy, nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư tuyến giáp thì các thành viên khác trong gia đình cũng nên kiểm tra sức khỏe tuyến giáp định kỳ để phát hiện nhanh chóng và ngăn chặn kịp thời nếu có nguy cơ mắc bệnh.

5. Cách phòng ngừa bệnh u tuyến giáp hiệu quả

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh rất dễ mắc phải nhưng chúng ta vẫn có cách để phòng ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây, những cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp mà bạn không nên bỏ qua:

Bổ sung đầy đủ lượng iot cần thiết cho tuyến giáp

Để tuyến giáp hoạt động ổn định thì bạn cần cung cấp đủ lượng iot cần thiết cho cơ thể. Bởi iot là chất quan trọng đối với tuyến giáp và giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho cơ quan này như bướu cổ hay bệnh ung thư tuyến giáp.

Ngoài cách dùng muối thì bạn có thể lựa chọn các thực phẩm giàu iod như cá, ốc, sò… để bổ sung thêm cho cơ thể. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể lựa chọn các thực phẩm chức năng bổ sung iod nhưng cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Chế độ ăn uống khoa học

Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không được cân bằng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể dễ bị tác nhân xấu tấn công.

Như vậy, mỗi người cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp như: Bổ sung thêm nhiều rau xanh, các loại trái cây và chất xơ, từ đó cung cấp vitamin tốt cho sức khỏe. 

Cùng với đó, bạn cần tránh sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn vì trong những loại thực phẩm này có chứa rất nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.

ung-thu-tuyen-giap-co-lay-khong-1
Cần bổ sung thêm lượng iod vừa đủ vào mỗi bữa ăn để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Tránh tiếp xúc với bức xạ 

Cần cẩn thận và tránh sống cũng như làm việc trong môi trường có tia bức xạ. Trong trường hợp phải làm việc trong môi trường không đảm bảo bạn cần phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn.

Không sử dụng chất kích thích

Rượu bia, chất kích thích là nguyên nhân chính gây ra nhiều bệnh lý ung thư, trong đó có bệnh ung thư tuyến giáp.

Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng những chất kích thích để bảo vệ sức khỏe cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

Phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ nên thận trọng

Phụ nữ trong giai đoạn mang thai và sinh con sẽ bị rối loạn nội tiết tố trầm trọng. Chính vì sự thay đổi này khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng, trong đó có tuyến giáp. Vì vậy, trong giai đoạn mang thai và sau sinh, các chị em phụ nữ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như khó nuốt, khàn tiếng, sưng hạch bạch huyết,… cần hết sức lưu ý.

Tầm soát ung thư định kỳ

Để bảo vệ cơ thể và tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp, bạn cần có chế độ ăn uống khoa học, giữ gìn thói quen sống lành mạnh. Tập thể dục, yoga, chạy bộ,… để có một cơ thể khỏe mạnh là tất cả những gì bạn nên làm. Bạn nên kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

Qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trên, thắc mắc về ung thư tuyến giáp có lây không của đọc giả chắc hẳn đã được giải đáp. Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm thông tin về bệnh ung thư tuyến giáp hay những bệnh ung thư khác, hãy liên hệ qua hotline 18006808 để được Dược sĩ tư vấn.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7