Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không? Chuyên gia mách bạn

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không là vấn đề gây ra nhiều hoang mang cho người bệnh cùng gia đình. Trong bài viết này, GHV KSol sẽ cùng các chuyên gia giải đáp thắc mắc bị ung thư tuyến giáp có nên mổ không?

XEM THÊM:

1. Người bị bệnh ung thư tuyến giáp có nên mổ không?

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính, xảy ra khi các tế bào tuyến giáp. Nhu mô tuyến giáp bao gồm hai loại tế bào chính, và theo hai loại tế bào này phân chia thành các loại ung thư chính:

  • Tế bào nang giáp gây ra bệnh ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (DTC).
  • Tế bào cận nang hoặc tế bào C làm phát sinh ra ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy (MTC).

Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bao gồm các bệnh ung thư tuyến giáp thể nhú (PTC), ung thư tuyến giáp thể nang (FTC) và ung thư tế bào Hurthle. Đây là loại ung thư chiếm 90-95% số ca mắc ung thư tuyến giáp.

Trong khi đó, ung thư biểu mô tuyến giáp thể tủy chiếm khoảng 1-2% trong số bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp và ung thư biểu mô tuyến giáp bất sản chiếm tỷ lệ ít hơn chỉ khoảng 1%.

Nếu so với các loại bệnh ung thư khác thì mức độ nguy hiểm của ung thư tuyến giáp là tương đối thấp và có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Dù khác nhau về đặc điểm nhưng phương pháp điều trị được ưu tiên của các loại ung thư tuyến giáp sẽ là phương pháp mổ ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại ung thư tuyến giáp và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ phù hợp nhất. 

Trên thực tế, việc ung thư tuyến giáp có nên mổ hay không sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào chỉ định của bác sĩ và nhiều yếu tố khác như sức khỏe và mong muốn của người bệnh. Mục đích chính của phương pháp mổ ung thư tuyến giáp đó là là loại bỏ một cách tối đa các tế bào ung thư tuyến giáp ra khỏi cơ thể để phòng ngừa các tế bào này di căn sang gây bệnh ở các bộ phận khác.

Do đó, nếu như các bác sĩ đã chỉ định thực hiện mổ thì đây là phương pháp điều trị này là cần thiết. Áp dụng phương pháp này có thể giúp người bệnh kéo dài được thời gian sống lâu hơn và hạn chế được những tác động xấu của tế bào ung thư tuyến giáp đối với sức khỏe.

ung-thu-tuyen-giap-co-nen-mo-khong
Ung thư tuyến giáp có nên mổ không?

2. Các phương pháp mổ tuyến giáp chính là gì?

Những phương pháp mổ tuyến giáp chính được áp dụng hiện nay đó là:

2.1. Phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp hay cắt thùy tuyến giáp

Đối với phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp này thì chỉ có phần thùy tuyến giáp có chứa tế bào ung thư bị loại bỏ. Thông thường, các bác sĩ cũng sẽ thực hiện cắt bỏ luôn phần eo tuyến giáp (một phần nhỏ của tuyến giáp đóng vai trò như cầu nối giữa hai thùy trái và thùy phải).

Phẫu thuật cắt một phần của tuyến giáp thường được các bác sĩ chỉ định trong những trường hợp người bệnh bị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước khối u từ nhỏ đến trung bình (không quá 4cm) và chưa có dấu hiệu lan rộng hay di căn ra ngoài tuyến giáp.

Trong một số trường hợp, phương pháp phẫu thuật này cũng có thể được áp dụng để chẩn đoán loại ung thư tuyến giáp nếu như kết quả sinh thiết không được rõ ràng.

Ưu điểm của phương pháp mổ ung thư tuyến giáp này là sau quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể không cần phải sử dụng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp. Bên cạnh đó, phương pháp mổ này cũng ít có nguy cơ xảy ra tình trạng suy tuyến cận giáp, làm ảnh hưởng đến nồng độ của canxi trong máu.

Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, phần tuyến giáp còn lại có thể gây ra nhiều trở ngại trong việc thực hiện một số xét nghiệm tầm soát xem ung thư tái phát hay không, chẳng hạn như là xét nghiệm thyroglobulin.

2.2. Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp

Đây là là phương pháp phẫu thuật ung thư tuyến giáp được sử dụng phổ biến nhất. Đối với phương pháp điều trị này, toàn bộ tuyến giáp (bao gồm cả các phần thùy và eo tuyến giáp) sẽ được loại bỏ thông qua một vết rạch nhỏ khoảng 2,5cm ở phía trước cổ.

Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ ung thư tuyến giáp này thường được chỉ định trong trường hợp như là:

  • Bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang có kích thước lớn khối u lớn hơn 4cm.
  • Các tế bào ung thư đã có dấu hiệu lan rộng ra bên ngoài bề mặt của tuyến giáp
  • Các tế bào ung thư đã di căn ra các hạch bạch huyết ở bên dưới tuyến giáp, các hạch dọc theo hai bên cổ hoặc đã di căn đến một số bộ phận khác trong cơ thể như là phổi, xương hoặc gan.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp, người bệnh sẽ cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp (levothyroxine) mỗi ngày. Tuy nhiên, ưu điểm của phương pháp phẫu thuật này là có thể loại bỏ được tối đa các tế bào ung thư ở giai đoạn sớm và có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng bệnh ung thư tái phát bằng cách thực hiện quét phóng xạ và xét nghiệm thyroglobulin.

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cũng có thể tiến hành loại bỏ cách hạch bạch huyết ở gần đó nếu như kết quả xét nghiệm cho thấy các tế bào ung thư đã lan ra đến các bộ phận này. Điều này rất quan trọng trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không gây biệt hóa.

Đối với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể nhú hoặc thể nang, đa phần chỉ có những hạch bạch huyết to hoặc các hạch bạch huyết gần tuyến giáp có chứa tế bào ung thư thì mới bị loại bỏ. Còn đối với những hạch nhỏ có tế bào ung thư còn sót lại thì có thể được điều trị tiếp sau đó bằng I-ốt phóng xạ.

3. Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm hay không?

Nói đến mổ ung thư thì rất nhiều bệnh nhân sợ hãi vì lo sợ sẽ gặp nguy hiểm trong và sau khi phẫu thuật. Chính vì vậy, rất nhiều người chẳng may mắc căn bệnh này cảm thấy rất băn khoăn không biết ung thư tuyến giáp có nên mổ hay không và mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm hay không?

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là một phương pháp điều trị được đánh giá là có độ an toàn tương đối cao. Tuy nhiên, cho dù như vậy thì phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro hiếm gặp có thể xảy ra như là:

  • Bị khàn giọng hoặc mất giọng tạm thời, thậm chí là vĩnh viễn do dây thần kinh thanh quản (hoặc là dây thanh âm) bị tổn thương trong quá trình thực hiện phẫu thuật.
  • Tổn thương tuyến cận giáp (đó là tuyến nhỏ phía sau tuyến giáp có chức năng điều chỉnh nồng độ canxi của cơ thể). Từ đó khiến cho hàm lượng canxi trong máu thấp, có thể gây ra tình trạng co thắt cơ và cảm giác tê, ngứa ran.
  • Chảy máu quá nhiều trong phẫu thuật hoặc bị tụ máu ở vết mổ, ở cổ.
  • Nhiễm trùng sau khi mổ.

4. Các phương pháp chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp như thế nào?

4.1. Khắc phục một số ảnh hưởng tới sức khỏe

Phẫu thuật ung thư tuyến giáp là một cuộc phẫu thuật lớn và người bệnh có thể cần khoảng 1 – 2 tuần hoặc mất nhiều thời gian lâu hơn để có thể hồi phục. Trong thời gian này, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề và một số thay đổi như là:

Cổ bị đau, cứng, tê và khó chịu do vết mổ:

Nếu người bệnh gặp tình trạng này, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau để kiểm soát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thử áp dụng các phương pháp massage cổ, tập các bài tập vật lý trị liệu để giúp thư giãn các cơ ở cổ. Đồng thời, nên tránh nâng vác vật trong khoảng 2 tuần kể từ khi phẫu thuật.

Thay đổi giọng nói

Người bệnh có thể gặp phải các tình trạng giọng nói khàn, hơi khác so với bình thường và khó phát ra âm thanh ở âm vực cao do dây thanh âm bị tổn thương trong quá trình thực hiện phẫu thuật. Tình trạng này có thể diễn ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, việc mất giọng hoàn toàn thì rất hiếm gặp.

Thông thường thì các hiện tượng này sẽ cải thiện nếu như bệnh nhân có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Trong đó, điều quan trọng nhất đó là luyện tập dây thanh và điều chỉnh phục hồi lại giọng nói.

Theo đó, các bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách thở, cách nói giúp cho dây thanh quản của bệnh nhân hoạt động một cách nhịp nhàng mà không bị căng thẳng. Bên cạnh đó là hướng dẫn cách ăn, nhai, nuốt sao cho đường hô hấp không bị tác động và tổn thương.

4.2. Về chế độ dinh dưỡng

Người bệnh có thể ăn uống nhẹ nhàng trở lại sau khi phẫu thuật tuyến giáp vài tiếng. Người bệnh nên ăn những món ở dạng mềm, loãng và dễ nuốt. Khi chế biến, nên ninh lâu hoặc thái nhỏ, xay nhuyễn đồ ăn để người bệnh dễ nuốt hơn. Đặc biệt cần chú ý duy trì chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, cân bằng và ít dầu mỡ cho người bệnh.

ung-thu-tuyen-giap-co-nen-mo-khong-1
Nên sử dụng các món ăn mềm, bổ dưỡng, dễ tiêu sau khi mổ

4.3. Chăm soc vết mổ và sẹo sau phẫu thuật

Để tránh vết mổ bị nhiễm trùng, người bệnh không được tự ý tháo băng che vết mổ khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Đồng thời, cần chú ý giữ vết mổ được sạch sẽ và khô thoáng. Khi đã được tháo băng theo chỉ định của bác sĩ, nên để cho vết mổ tiếp xúc nhiều với không khí nhưng cần tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.

Khi vết mổ đã lành nhưng có thể để lại sẹo dài khoảng 5 – 7 cm, ban đầu sẹo có màu đỏ nhưng sẽ mờ dần. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc hoặc phương pháp can thiệp giúp làm mờ sẹo.

4.4. Chế độ tập luyện

Người bệnh sau khi mổ ung thư tuyến giáp nên duy trì chế độ tập luyện nhẹ nhàng, tránh các hoạt động, vận động mạnh, xoay vặn cổ nhiều. Và tránh đi bơi trong 2 tuần đầu kể từ khi phẫu thuật.

4.5. Sử dụng hormone tuyến giáp

Nếu người bệnh thực hiện phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì sẽ cần uống thuốc bổ sung hormone tuyến giáp hàng ngày. Người bệnh có thể phải thực hiện xét nghiệm máu thường xuyên để kiểm tra, đánh giá nồng độ của hormone tuyến giáp trong máu.

Còn với trường hợp chỉ cắt một phần tuyến giáp thì người bệnh có thể không cần dùng thuốc hormone.

Ngoài ra, tình trạng thay đổi hormone tuyến giáp sau khi phẫu thuật cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người bệnh. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy lo lắng, hoảng sợ thì cần đi khám ngay.

Nồng độ canxi trong máu sau khi phẫu thuật có thể thấp hơn bình thường, dẫn đến các tình trạng đau đầu, ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, ở môi và bị chuột rút. Để khắc phục, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi và vitamin D.

Trên đây là toàn bộ bài viết với chủ đề bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên mổ không? Việc quyết định nên mổ hay không sẽ phụ thuộc vào ý kiến của bác sĩ, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số biến chứng có thể xảy ra và chế độ chăm sóc sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7