[Thắc mắc] Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không?

Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân và người nhà của họ. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Bệnh ung thư tuyến giáp là gì?

Trước khi tìm hiểu ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không thì cần biết thế nào là ung thư tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể, có chức năng bài tiết hormon tuyến giáp như thyroxin, triiod-thyroxin và các tế bào cạnh nang giáp bài tiết calcitonin. Tuyến giáp nằm ở phía trước khí quản cổ, hình bướm, gồm 2 thùy trái và thùy phải, nối với nhau bởi một eo giáp.

Ung thư tuyến giáp là tình trạng tăng sinh bất thường các tế bào tuyến giáp. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp nhất trong số các ung thư tuyến nội tiết.

ung-thu-tuyen-giap-co-phai-xa-tri-khong
Tìm hiểu về bệnh ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư nhưng được nhận định là có tiên lượng tốt và có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu. Khi tuyến giáp xuất hiện khối u sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến người bệnh đau, khó nuốt, khó thở và ho nhiều… 

2. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp hiện chưa được xác định chính xác, tuy nhiên một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thường gặp như:

  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình có bố mẹ, hoặc người thân mắc bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2-4 lần so với nam giới. Thường do liên quan yếu tố hormon ở phụ nữ kích thích quá trình hình thành nhân ở tuyến giáp, các bướu nhân này có thể phát triển thành ung thư.
  • Bệnh tuyến giáp: Người bị bệnh bướu nhân tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bướu cổ basedow, suy giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: Cơ thể người có thể bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, qua đường hô hấp cũng gây ảnh hưởng đến tuyến giáp.
  • Một số yếu tố nguy cơ khác: Tình trạng thiếu hoặc thừa i ốt, thường xuyên uống rượu, béo phì, thừa cân…

Xem thêm >>> [Đọc ngay] Phụ nữ bị ung thư tuyến giáp có sinh con được không?

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp cũng giống như các loại ung thư khác, không có dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn sớm. Thương phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi theo dõi các bệnh lý khác của tuyến giáp.

Có thể xuất hiện một số biểu hiện của tình trạng bệnh lý bướu giáp như:

  • Xuất hiện bướu giáp trạng: Khối u có thể thấy bằng mắt thường, cứng, bờ rõ và di động theo nhịp nuốt.
  • Có thể xuất hiện hạch vùng cổ bất thường. Hạch thường nhỏ, mềm, di động và cùng bên với khối u.

Một số triệu chứng bệnh khi ở giai đoạn muộn:

  • Bệnh nhân có thể giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Khối u to, mật độ chắc, di động theo nhịp nuốt.
  • Khi khối u to chèn ép gây khàn tiếng, có thể khó thở, khó nuốt, nuốt vướng.
  • Hạch cổ nổi.
  • Da vùng cổ có thể bị thâm nhiễm hoặc sùi loét chảy máu.

Xem thêm >>> [Bật mí] Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có phải kiêng đám ma không?

4. Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không?

Ung thư tuyến giáp là bệnh lý có tiên lượng khá tốt, so với các loại ung thư khác. Do tính chất bệnh ung thư tuyến giáp thương tiến triển chậm và tỷ lệ khả năng khỏi hoàn toàn cao nếu được phát hiện, điều trị ở những giai đoạn đầu. Do đó, ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không thì câu trả lời là nếu các phương pháp khác không phát huy hiệu quả thì có phải xạ trị và nếu phát hiện ở giai đoạn nặng thì xạ trị là phương pháp mang lại nhiều cơ hội nhất.

  • Nếu điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn I và II khi khối u còn nằm ở tuyến giáp, chưa di căn ra các vị trí khác của cơ thể thì khả năng sống sau 5 năm là gần 100%, tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%.
  • Nếu điều trị ở giai đoạn III khi khối u lớn hơn 4cm, đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp và có thể lan tới các hạch bạch huyết vùng cổ. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 80%.
  • Giai đoạn IV là khối u đã vượt ra khỏi tuyến giáp và có thể đã di căn xa sang các cơ quan khác. Thì tỷ lệ sống sau 5 năm ở giai đoạn này là dưới 50%, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, tùy thuộc vào từng loại ung thư mà tỷ lệ khỏi bệnh khác nhau như ung thư tuyến giáp thể nhú tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 95% và sau 10 năm là trên 90%. Ung thư tuyến giáp thể nang tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 90% và sau 10 năm là trên 70%. Ung thư dạng tủy tỷ lệ sống sau 5 năm là 90% và và 10 năm là trên 86%. Riêng đối với ung thư không biệt hóa tỷ lệ gặp thấp nhất và tiên lượng nặng nhất, thường phát hiện khi di căn, tỷ lệ sống là thường dưới 1 năm.

ung-thu-tuyen-giap-co-phai-xa-tri-khong-1
Ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không?

Nói chung, bệnh ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện sớm. Người bệnh khi có các dấu hiệu bất thường nên thăm khám để phát hiện sớm. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh lý tại tuyến giáp cần kiểm tra định kỳ, những người có người trong gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp.

5. Tìm hiểu về xạ trị ung thư tuyến giáp

5.1. Xạ trị ung thư tuyến giáp là gì?

Xạ trị ung thư tuyến giáp cũng tương tự như phương pháp xạ trị của các căn bệnh ung thư khác đó là sử dụng tia xạ trị có năng lượng lớn có khả năng bắn phá các tế bào ung thư, trong xạ trị ung thư tuyến giáp có thể dùng chất phóng xạ iod, được biết đến là I-13. Vì thế khi nói đến xạ trị iod 131 tức là nói đến xạ trị ung thư tuyến giáp.

Tùy thuộc vào giai đoạn của ung thư tuyến giáp mà bác sĩ sẽ có chỉ định khác nhau trong đó phổ biến nhất là sử dụng xạ trị bằng iod phóng xạ hoặc xạ trị bên ngoài cũng như có thể kết hợp đồng thời hai biện pháp này.

Phương pháp xạ trị iod 131 còn được sử dụng để xạ hình tuyến giáp trong các trường hợp cần chẩn đoán các bệnh liên quan đến tuyến giáp có nghi ngờ ung thư, đánh giá bệnh nhân ung thư tuyến giáp trước và sau phẫu thuật.

5.2. Vai trò của xạ trị ung thư tuyến giáp

Khi đã biết ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không thì bạn cần biêt vai trò của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến giáp. Xạ trị là phương pháp hiện đại, có chi phí cao nhưng lại có hiệu quả điều trị khá tốt và an toàn, ít ảnh hưởng đến người bệnh so với những phương pháp khác.

Xem thêm >>> Ung thư tuyến giáp có uống được nước dừa không? Đọc ngay!

5.3. Mục đích và thời điểm tiến hành xạ trị?

Điều trị bằng biện pháp sử dụng iod phóng xạ thường được áp dụng phổ biến trong xạ trị ung thư tuyến giáp.

Nếu bạn có một nhú hoặc ung thư tuyến giáp thể nang thì có thể sử dụng một loại xạ trị nhắm mục tiêu sau khi phẫu thuật hoặc đối với trường hợp ung thư đã lan rộng.

  • Sau phẫu thuật: Mục đích của sử dụng phương pháp điều trị bằng iod phóng xạ sau phẫu thuật nhằm giảm khả năng ung thư có thể tái phát trở lại. Nhú và ung thư tuyến giáp thể nang tế bào hấp thụ iod từ máu, lưu thông khắp cơ thể giúp ngăn chặn sự tái phát ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật. Trong bệnh ung thư tuyến giáp, I-131 liều cao sẽ được sử dụng để diệt hết các tế bào tuyến giáp còn sót lại sau mổ.
  • Khi ung thư đã lan rộng hoặc tái phát: có thể tiến hành điều trị bằng iod phóng xạ 131 hoặc xạ trị bên ngoài. I-131 được sử dụng để diệt bớt mô tuyến giáp đang hoạt động quá mạnh hoặc làm giảm kích thước tuyến giáp quá to. 

Bên cạnh đó, xạ trị bằng liệu pháp iod phóng xạ giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp dạng nhú hoặc nang đã lan đến cổ hoặc các bộ phận cơ thể khác

5.5. Lưu ý trong quá trình xạ trị ung thư tuyến giáp 

Nhìn chung, xạ trị là phương pháp an toàn và có hiệu quả cao, tuy nhiên người bệnh cần lưu ý về việc cách ly và chống chỉ định của phương pháp này:

  • Do I-131 có khả năng phóng xạ nên tránh tiếp xúc tia xạ này với người khác đặc biệt phụ nữ và trẻ nhỏ
  • Bệnh nhân điều trị bằng I-131 liều cao cần cách ly từ 3-7 ngày và chỉ có thể về nhà sau khi đã được đánh giá là an toàn
  • Phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được sử dụng iod phóng xạ dù là loại 123 hay 131 để chẩn đoán hay điều trị
  • Phụ nữ sau xạ trị muốn có con phải đợi ít nhất 6-12 tháng sau điều trị I-131, vì buồng trứng cũng có nguy cơ tiếp xúc với phóng xạ
  • Nam giới điều trị bằng iod phóng xạ có thể bị giảm số lượng tinh trùng cũng như hiện tượng vô sinh tạm thời khoảng 2 năm, do đó bệnh nhân điều trị iod nhiều đợt nên gửi tinh trùng vào ngân hàng tinh trùng để bảo quản nguồn tinh trùng của mình trước khi thực hiện xạ trị.

5.6. Tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến giáp

Mặc dù là biện pháp tương đối an toàn tuy nhiên xạ trị ung thư tuyến giáp vẫn đem đến khá nhiều tác dụng phụ không mong muốn đến người bệnh như sau. Tùy thuộc vào liều chất phóng xạ iod và cơ địa người bệnh mà mức độ nặng hay nhẹ của tác dụng phụ xạ trị ung thư tuyến giáp có thể khác nhau.

5.7. Cách giảm tác dụng phụ của xạ trị ung thư tuyến giáp

  • Dùng các loại kem dưỡng phù hợp để tránh kích ứng da, giúp phục hồi vùng da bị tổn thương
  • Sử dụng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa để thức ăn dễ hấp thu hơn, hạn chế tình trạng khó nuốt
  • Sử dụng hormone tuyến giáp thay thế.
  • Giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ cũng là giải pháp giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, giảm những ảnh hưởng xấu mà xạ trị có thể gây ra
  • Tuân thủ tuyệt đối những chỉ định của bác sĩ trong điều trị, chú ý theo dõi những biến đổi của cơ thể để có những xử lý kịp thời
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng nhằm tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh kết hợp với những thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị ung thư, giúp quá trình xạ trị ung thư hiệu quả hơn, giảm những tác dụng phụ của xạ trị ung thư có thể mang đến, điển hình như fucoidan Nhật Bản. 

Xem thêm >>> Giải mã: Người bệnh ung thư tuyến giáp có uống được vitamin E không?

5.8. Chuẩn bị gì cho các đợt xạ trị ung thư tuyến giáp?

Giữ gìn sức khỏe chính là chìa khóa quan trong xạ trị ung thư tuyến giáp, để có thể đảm bảo được sức khỏe người bệnh

  • Chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của xạ trị. Vậy bệnh nhân ung thư tuyến giáp xạ trị cần ăn gì? Khi đó bệnh nhân nên ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu trái cây, ngũ cốc, rau xanh… cũng như các loại chất đạm, calo cho cơ thể. 
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi phù hợp, ngủ đủ giấc, không làm việc quá sức để hạn chế stress.
  • Tập luyện các bài thể dục thường xuyên phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Người bệnh cũng nên lưu ý trong quá trình tiến hành xạ trị ung thư tuyến giáp và sau khi tiến hành xạ trị người bệnh cần được cách ly với người khác đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ để tránh những phóng xạ này ảnh hưởng xấu đến người khác.

Theo dõi sau xạ trị ung thư tuyến giáp cũng vô cùng quan trọng để có thể kịp thời phát hiện những biến chuyển cơ thể hoặc sự tái phát có thể xảy ra, bao gồm khám lâm sàng, X-quang cũng như các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là các thông tin về ung thư tuyến giáp có phải xạ trị không? Đừng quên theo dõi thêm nhiều bài viết về sức khoẻ hữu ích qua website GHV KSol để có kiến thức trong việc chăm sóc bản thân và gia đình nhé!

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GHV khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao-min

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

Xem thêm video: BÍ QUYẾT GIÚP NGƯỜI ĐÀN ÔNG SỐNG KHỎE CÙNG CĂN BỆNH UNG THƯ TRỰC TRÀNG

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7