[HỎI ĐÁP] Ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không?

Bạn đang thắc mắc người mắc ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không? Nấm linh chi được coi là một vị thuốc quý, thường được dùng để nâng cao đề kháng, miễn dịch, tăng cường, bổ trợ sức khỏe. Vấn đề người mắc ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không và liều dùng thế nào sẽ được giải đáp ở bài viết dưới đây. Cùng GHV KSol tìm hiểu ngay nhé!

XEM THÊM:

1. Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi xuất hiện những biến đổi bất thường của các tế bào tuyến giáp, sự phát triển không theo kiểm soát của cơ thể. Nói cách khác, đây chính là sự tăng sinh các tế bào ung thư tạo thành khối u ác tính ở tuyến giáp.

Hiểu cụ thể hơn, tuyến giáp là tuyến nội tiết ở cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng, giúp sản sinh hormon, điều tiết quá trình phát triển của cơ thể.

Ung thư tuyến giáp gồm nhiều loại khác nhau, được chia làm 4 dạng chính:

  • Ung thư tuyến giáp thể nhú: chiếm đến 80% các loại ung thư tuyến giáp khác, xảy ra ở nữ gấp 3 lần nam giới. Đa phần các bệnh nhân thường ở độ tuổi dao động từ 30-60 tuổi. Khối u lan truyền qua hạch lympho và có thể di căn sang phổi. Đặc biệt, với những bệnh nhân dưới 55 tuổi, khối u nhỏ khu trú tại tuyến giáp có tiên lượng điều trị tốt hơn.
  • Ung thư tuyến giáp thể nang: loại này chiếm khoảng 10% các ung thư tuyến giáp khác, bao gồm biến thể của các tế bào Hurthle. Trường hợp này ác tính hơn so với thể nhú, có khả năng lây lan theo đường máu, di căn tới các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt bệnh này thường gặp ở những người cao tuổi và những đối tượng thường thiếu iod.
  • Ung thư tuyến giáp thể tủy: chiếm 4% các loại ung thư tuyến giáp. Là các tế bào cận nang, các tế bào này thường tồn tại độc lập, gây ra do quá trình đột biến của ret tiền ung thư tuyến giáp.
  • Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.

Trong 4 loại trên, ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa là loại tiên lượng xấu và khó điều trị nhất.

ung-thu-tuyen-giap-co-uong-duoc-nuoc-linh-chi-khong-1
ng thư tuyến giáp là bệnh xảy ra khi xuất hiện những biến đổi bất thường của các tế bào tuyến giáp

2. Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp

Hiện nay, vẫn chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, theo một số nhà khoa học, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do rối loạn miễn dịch. Hiển nhiên rằng, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể suy yếu, các tế bào trong cơ thể tăng sinh một cách bất ngờ, không thể kiểm soát.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư tuyến giáp:

  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Đây được coi là nguyên nhân đầu tiên và có thể trực tiếp gây bệnh này. Những người trưởng thành có hệ miễn dịch tốt, hệ miễn dịch tác động làm cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể, giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên, virus,… xâm nhập vào cơ thể từ môi trường xung quanh. Khi hệ miễn dịch rối loạn, các chức năng của cơ thể bị ảnh hưởng, tạo cơ hội cho các virus, vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Do vậy, đây cũng được coi là nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp.
  • Nhiễm phóng xạ: có nhiều người bị nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp gây ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Đặc biệt là với trẻ em, đây là đối tượng vô cùng nhạy cảm, ba mẹ nên tránh để các con tiếp xúc với nguồn tia phóng xạ để đảm bảo sức khỏe.
  • Yếu tố di truyền: Khảo sát cho thấy, hơn 70 % bệnh nhân ung thư tuyến giáp có người thân trong gia đình từng mắc bệnh.
  • Yếu tố tuổi tác, hormon: trong giai đoạn bệnh từ 30-50 tuổi, nữ giới có nguy cơ mắc phải cao hơn 2-4 lần so với nam giới.
  • Yếu tố mắc bệnh tuyến giáp khác như môi trường sống,…

3. Dấu hiệu nhận biết ung thư tuyến giáp

Một số dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đã mắc ung thư tuyến giáp:

  •  Xuất hiện khối u ở cổ: Đây thường được coi là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo. Thông thường, đàn ông nhận biết được việc này thông qua cạo râu hàng ngày, còn phụ nữ sẽ phát hiện khi trang điểm. Khối u xuất hiện ngay dưới cổ, trên yết hầu là dấu hiệu mắc ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, 90% các khối u ở cổ là lành tính, nên bạn cũng có thể yên tâm phần nào. Ngoài ra, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết khi chúng di chuyển lên xuống theo cuống họng khi chúng ta nuốt nước bọt.
  • Khàn giọng: bệnh nhân có thể nhầm lẫn triệu chứng của ung thư tuyến giáp với viêm họng. Nếu hiện tượng này liên tục kéo dài thì bạn nên trực tiếp đi kiểm tra chính xác tình hình bệnh.
  • Ho mãn tính.
  • Nuốt khó: khối u dần phát triển to theo thời gian, làm cho khí quản bị thu hẹp, dẫn tới khó nuốt thức ăn.

XEM THÊM >>> [Gỡ rối điều thầm kín] Ung thư tuyến giáp có quan hệ được không?

4. Những xét nghiệm nào cần có để chẩn đoán ung thư tuyến giáp

Để đánh giá và kiểm tra xem mình có mắc ung thư tuyến giáp hay không thông qua một số xét nghiệm như sau:

  • Khám sàng lọc lâm sàng.
  • Xét nghiệm hormon tuyến giáp: đo nồng độ TSH, FT3, FT4 trong máu, giúp đánh giá chức năng tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp: giúp xác định kích thước, vị trí, cấu trúc của khối u tuyến giáp.
  • Chọc hút kim nhỏ tuyến giáp: đây là phương pháp các bác sĩ sử dụng để chẩn đoán có phải khối u hay không.

5. Các phương pháp điều trị cho người mắc ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý nguy hiểm, gần như không thể sử dụng một phương pháp riêng lẻ mà cần sự phối hợp điều trị của nhiều phương pháp khác nhau và dựa trên nhiều yếu tố để lựa chọn như

  • Loại ung thư mắc phải, giai đoạn tiến triển.
  • Đánh giá xem các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.
  • Ý kiến của gia đình.

Một số phương pháp được sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp như:

  • Phương pháp phẫu thuật: Đây là phương pháp gần như tiên quyết trong điều trị, giúp loại bỏ hoàn toàn khối u và 1 phần của tuyến giáp. Tùy thuộc vào kích thước của khối ư, bác sĩ có thể chỉ định lựa chọn phẫu thuật như cắt bỏ một bên thùy tuyến giáp, cắt phần lớn tuyến giáp hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp.
  • Phương pháp điều trị bằng hormon: Những bệnh nhân sau phẫu thuật, thường được các bác sĩ điều trị bằng liệu pháp hormon thay thế bằng việc sử dụng thay thế các tế nào hormon sẵn có của cơ thể là T3 và T4. Việc thay thế này còn giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
  • Phương pháp điều trị bằng phóng xạ-iod: Phương pháp này thường được chỉ định cho các trường hợp mắc ung thư tuyến giáp thể nang, nhú, và ung thư thể bào Hurthle hoặc sử dụng cho những người đã bị di căn đến hạch bạch huyết và cơ quan khác của cơ thể.
  • Phương pháp xạ trị: Bằng cách sử dụng tia X có năng lượng cao chiếu vào vùng chứa các tế bào ung thư, tiêu diệt trực tiếp các tế bào này. Phương pháp này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đã đến giai đoạn cuối, khi tế bào ung thư đã di căn khắp các cơ quan. Có rất nhiều tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp như buồn nôn, mệt mỏi, da đỏ,…
  • Phương pháp hóa trị: Là phương pháp sử dụng các thuốc hóa học để tiêu diệt trực tiếp các tế bào ung thư, thông qua việc kìm hãm sự phát triển, nhân lên của các tế bào ác tính, phương pháp này có rất nhiều tác dụng phụ như nôn, rụng tóc, khô da,…
ung-thu-tuyen-giap-co-uong-duoc-nuoc-linh-chi-khong
Ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không?

6. Liệu ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không

Nám linh chi luôn được coi là một loại thảo dược quý, được ứng dụng trong điều trị bệnh từ hàng ngàn năm trước. Người mắc bệnh ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng được. Nấm linh chi chứa rất nhiều thành phần tuyệt vời có lợi cho sức khỏe:

  • Các Polysaccharide: giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giải độc, tăng cường tổng hợp ADN, ngoài ra, trong nấm linh chi còn chứa beta- glucan có khả năng ức chế mạnh mẽ tế bào ung thư tuyến giáp.
  • Các Adenosine có tác dụng hạ Cholesterol máu, bảo vệ tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu não, an thần, tăng cường chức năng của các cơ quan khác.
  • Protein, Polysaccharide giúp ức chế hoạt động của tế bào ung thư, giảm kích thước của khối u.
  • Acid Ganoderic: hỗ trợ giải độc gan, ngăn ngừa tình trạng tăng sinh của tế bào ung thư trong cơ thể.
  • Cellulose, Triterpenoid giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Các khoáng chất khác như Phospho, Kẽm, Kali, Canxi, Sắt, Đồng,…giúp bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tăng cường đề kháng, chống lại các tế bào ung thư.

XEM THÊM>>> [Giải mã] Ung thư tuyến giáp nên ăn quả gì?

7. Tác dụng của nấm linh chi đối với bệnh lý tuyến giáp

Thông qua những thông tin về tác dụng của nấm linh chi, bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không?”. Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tuyệt vời, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các tế bào ung thư, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa,…

Giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, góp phần thu nhỏ các khối u

  • Với thành phần chủ yếu là Polysaccharide Beta-glucan và Triterpenoid, giúp ức chế sự xâm lân, nhân lên và di căn của các tế bào ung thư.
  • Khởi động và kích hoạt khả năng tiêu diệt tự nhiên của tế bào, hỗ trợ tăng cường hoạt động của các tế bào giết tự nhiên, đồng thời làm thu nhỏ khối u.
  • Hơn nữa, sử dụng nấm linh chi giúp giảm một số tác dụng phụ khi hóa trị, xạ trị như nôn, buồn nôn, tăng hiệu quả điều trị.

Nấm linh chi có nhiều tác dụng tốt, tuy nhiên, chỉ là biện pháp hỗ trợ, người bệnh không nên lạm dùng mà nên kết hợp và tuân theo phương pháp điều trị truyền thống của bác sĩ tại bệnh viện.

Giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch

Sử dụng nấm linh chi giúp tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua việc kích thích tăng cường chức năng và số lượng bạch cầu, nâng cao chức năng của các tế bào lympho, diệt ung thư và nhiễm trùng.

Ngăn ngừa mệt mỏi, cải thiện tinh thần

Một điều được cải thiện đáng kể ở bệnh nhân sử dụng nấm linh chi đó chính là giảm mệt mỏi, cải thiện chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngoài những người có vấn đề bệnh lý liên quan đến ung thư tuyến giáp thì những người thường xuyên căng thẳng, stress, lo âu, hay cáu kỉnh cũng có thể sử dụng nấm linh chi như một liệu pháp bổ sung.

Hơn thế nữa, nấm linh chi có tác dụng quan trọng khác đối với cơ thể như:

  • Cải thiện hệ thống tim mạch: Giúp cơ thể tăng cường HDL Cholesterol, giảm LDL Cholesterol trong máu.
  • Chống oxy hóa mạnh mẽ.
  • Kiểm soát đường huyết.

Như vậy, xem đến đây, các bạn đã có câu trả lời rất rõ ràng về ung thư tuyến giáp có uống được nấm linh chi không rồi nhỉ? Chúc bạn đọc và gia đình luôn hạnh phúc và vui vẻ.

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL
GHV KSOL hỗ trợ điều trị ung bướu

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang

XEM VIDEO: TS Nguyễn Duy Nhứt chia sẻ về GHV KSOL trong hỗ trợ phòng và điều trị ung thư

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7