Ung thư tuyến giáp di căn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu nếu được phát hiện kịp thời khả năng điều trị thành công là rất cao đạt gần 100%. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vậy ung thư tuyến giáp di căn giai đoạn cuối sống được bao lâu? Mời bạn đọc của GHV KSOL theo dõi bài viết dưới đây.
XEM THÊM:
- Bản lĩnh người lính của cụ ông ung thư tuyến yên
- Tầm soát ung thư tuyến giáp
- Chăm sóc bệnh nhân sau điều trị ung thư tuyến giáp
1. Ung thư tuyến giáp di căn nguy hiểm như thế nào?
Ung thư tuyến giáp là bệnh ác tính bắt nguồn từ tuyến giáp, chiếm khoảng 1% các loại ung thư, chia thành 4 loại chính: Ung thư tuyến giáp dạng nhú, ung thư tuyến giáp dạng nang, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp không biệt hóa, tỷ lệ nữ giới mắc ung thư tuyến giáp cao hơn nam giới gấp 3 lần.
Nếu ở giai đoạn đầu, triệu chứng ung thư tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ ràng và thường nhầm lẫn các bệnh lý khác thì ở giai đoạn cuối, khi khối u phát triển bệnh có thể di căn đến các cơ quan trong cơ thể, trong đó di căn phổi chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là xương, hạch bạch huyết và một tỷ lệ nhỏ di căn tới não, gan …
2. Những triệu chứng ung thư tuyến giáp di căn
Ung thư tuyến giáp di căn đến các cơ quan trên cơ thể, người bệnh có những triệu chứng như:
2.1. Di căn não
Não bộ là cơ quan trung ương quan trọng của cơ thể nên bất kì tổn thương nào xảy ra ở não bộ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Khi khối u di căn đến não, người bệnh gặp phải những triệu chứng như: buồn nôn, mất ngủ, đau đầu, suy giảm trí nhớ…
2.2. Di căn gan
Khi khối u di căn gan, người bệnh có những triệu chứng như: Đau khi nuốt nước bọt, đau tức ngực, đau khi ăn, kể cả thức ăn mềm lỏng, tiết nước bọt nhiều, nôn, ho ra máu thường xuyên, gan to, phù bàn chân, bàn tay, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt, mệt mỏi, gầy yếu, sụt cân nhanh, da khô, không kiểm soát được tâm lý, dễ cáu gắt, trầm cảm… Đau, sưng vùng bụng và xuất hiện nhiều khối u. K tuyến giáp di căn gan khá nguy hiểm bởi tỷ lệ điều trị thành công thấp.
2.3. Di căn phổi
Phổi là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người, chịu trách nhiệm về hô hấp, khi khối u tuyến giáp di căn đến phổi, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như: ho, ho ra máu, tràn dịch màng phổi, khó thở…
2.4. Di căn xương
Xương đóng vai trò quan trọng giúp nâng đỡ các cơ quan bên trong cơ thể. Bệnh nhân mắc K tuyến giáp di căn xương sẽ gặp phải các triệu chứng như xương giòn, dễ gãy, đau nhức xương khớp…
2.5. Di căn hạch cổ
Di căn hạch cổ thường xảy ra đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp biệt hóa (dạng nang và dạng nhú). Người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: đau vùng cổ, hạch nổi lên hai bên vùng cổ, sưng to, ho liên tục, giọng nói thay đổi, mất tiếng, cảm giác vướng tức ở vùng cổ.
3. Ung thư tuyến giáp di căn giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Theo các chuyên gia cho biết, hiện nay rất khó có thể đưa ra con số chính xác về thời gian sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp di căn bởi còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần và phương pháp điều trị. Đồng thời, đồng nghĩa với việc K tuyến giáp di căn chữa khỏi là không thể. Bởi giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác của cơ thể như não, xương, phổi, hạch… Theo đó, tỷ lệ sống sau 5 năm cho ung thư tuyến giáp dạng nhú là 51%, ung thư tuyến giáp dạng thể nang là 50%, ung thư tuyến giáp thể tủy là 28%, ung thư tuyến giáp không biệt hóa chỉ đạt khoảng 7% và thời gian sống sau khi được chẩn đoán bệnh chỉ trên dưới 1 năm.
Cũng giống như cơ sở để khẳng định bệnh K tuyến giáp di căn giai đoạn cuối có chữa khỏi không, điều trị cho bệnh nhân như thế nào cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, theo từng dạng có những phương pháp điều trị bệnh khác nhau. Các phương pháp điều trị bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, phóng xạ I-131.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị trúng đích nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài sự sống và duy trì chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Dựa trên nguyên lý điều trị trúng đích bác sĩ đưa trực tiếp thuốc vào trong tuyến giáp với nồng độ cao, nhanh chóng tác động vào các tế bào tuyến giáp làm mất đi tính hoạt hóa của tế bào, thu nhỏ kích thước tế bào ung thư, ức chế quá trình phát triển của chúng.
4. Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm ở đường nội tiết, để phòng ngừa mắc ung thư tuyến giáp, mọi người cần phải thực hiện các thói quen sau:
4.1. Thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo
Việc tiêu thụ nhiều chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp. Do đó, nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, chế biến sẵn, chứa chất quản quản. Thêm vào đó, nên bổ sung rau xanh, trái cây trong mỗi bữa ăn hàng ngày.
4.2. Duy trì cân nặng hợp lý
Ung thư tuyến giáp có mối liên hệ chặt chẽ giữa yếu tố cân nặng và thể chất, do đó bạn cần giữ thói quen ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và tầm soát nguy cơ mắc bệnh.
4.3. Nắm bắt các nguy cơ mắc bệnh
Ung thư tuyến giáp là một bệnh có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư tuyến giáp, những người xung quanh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm bệnh.
4.4. Tránh tiếp xúc bức xạ
Việc tiếp xúc nhiều với các tia bức xạ ảnh hưởng lớn sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi, do đó để ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cần tránh xa những nơi nhiễm phóng xạ, đối với những người làm việc trong môi trường phóng xạ, cần mặc quần áo bảo hộ lao động và trang bị phòng hộ khác bằng việc đeo khẩu trang, bao găng tay cao su pha chì, mặc quần áo không thấm nước và tắm giặt sau giờ làm việc. Khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần, chú ý xét nghiệm máu để phát hiện sớm các biểu hiện bệnh lý do phóng xạ.
4.5. Tập luyện thể thao hàng ngày
Việc lựa chọn những bài tập thể dục, chơi những môn thể thao phù hợp với thể trạng sẽ góp phần tăng cường sức khỏe, duy trì cân nặng hợp lý, giảm stress, phòng chống các loại bệnh.
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường, có tác dụng:
- Giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị, thuốc kháng sinh, hóa chất độc hại.
- Giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch hỗ trợ phục hồi sức khỏe, thể lực.
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do, dự phòng ung bướu
- Hỗ trợ điều trị các vấn đề về viêm loét dạ dày, tá tràng
- Hạ mỡ máu
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim, mạch
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
- Người mắc các bệnh lý dạ dày viêm loét dạ dày, tá tràng
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: Thời sự VTV1 19h 16/05/2017: SX thành công Phức hệ Nano Extra XFGC phòng và hỗ trợ điều trị ung thư
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng