Ung thư tuyến giáp khi mang thai – Những điều cần biết

Ung thư tuyến giáp khi mang thai tương đối hiếm gặp, chiếm khoảng 10% các ca ung thư tuyến giáp xảy ra trong độ tuổi sinh sản. Vậy có được sử dụng hormone tuyến giáp khi mang thai không? Có di truyền sang con không? Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu kỹ hơn vấn đề ung thư tuyến giáp khi mang thai qua bài viết này nhé!

XEM THÊM:

1. Tìm hiểu về ung thư tuyến giáp khi mang thai

Tuyến giáp là cơ quan nội tiết quan trọng trong cơ thể người. Khi bộ phận này bị ảnh hưởng, việc sinh con và các hormone nội tiết của người phụ nữ cũng sẽ suy giảm. Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư có tiên lượng sống khá tốt. Nếu được điều trị kịp thời, tiên lượng sống sau 5 năm của bệnh nhân lên đến 90 – 97%.

Tiên lượng sống ở những phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư tuyến giáp khi mang thai không có sự khác biệt nhiều so với ở phụ nữ bình thường. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp khi mang thai có thể gây ra nhiều lo lắng về thời gian tối ưu của phương pháp điều trị được đề nghị, cũng như nguy cơ mắc các bệnh ở cả người mẹ và thai nhi.

Khi các tế bào ung thư phát triển, mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như:

  •  Xuất hiện u giáp trạng, cứng, di chuyển theo nhịp nuốt hoặc u to, cố định trước cổ
  • Da vùng cổ bị thâm nhiễm, sùi loét chảy máu
  • Vùng cổ xuất hiện hạch nhỏ, mềm, di động cùng bên với khối u
  • Sưng tuyến bạch huyết và đau cổ…
ung-thu-tuyen-giap-khi-mang-thai
Ung thư tuyến giáp khi mang thai gây nhiều lo lắng cho người mẹ

2. Ung thư tuyến giáp khi mang thai có phẫu thuật không?

Mang thai là thời gian mà sự kích thích lên tuyến giáp sẽ tăng lên và những phụ nữ có tuyến tuyến giáp bình thường sẽ tăng sản xuất hormone tuyến giáp trong thai kỳ. Bởi hoạt động gia tăng này trong tuyến giáp nên nhiều nhân tuyến giáp nhỏ sẽ tăng kích thước lên và ung thư tuyến giáp thực sự có thể được chẩn đoán trong thai kỳ. 

Vì hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến giáp có tiên lượng rất tốt và xu hướng phát triển chậm. Theo khuyến cáo của Hiệp Hội Tuyến giáp Hoa Kỳ năm 2015, hầu hết các phụ nữ ung thư tuyến giáp khi mang thai có thể chờ đợi cho đến khi sinh xong rồi phẫu thuật tuyến giáp. Do vậy, mẹ bầu cần thảo luận với bác sĩ về thời gian phẫu thuật.

3. Ung thư tuyến giáp khi mang thai có di truyền sang con không?

Nhiều bệnh nhân lo lắng về khả năng lây truyền nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp sang con. Tuy nhiên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, nếu điều trị bằng iốt phóng xạ sẽ không làm tăng nguy cơ trẻ em bị ung thư tuyến giáp trong tương lai. Hơn nữa, các loại ung thư tuyến giáp thường gặp nhất là ung thư tuyến giáp nói chung cũng không di truyền.

Theo các chuyên gia, bố mẹ mắc ung thư tuyến giáp không có nguy cơ gia tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở con cái, và không có khuyến cáo sàng lọc ung thư tuyến giáp ở những đứa trẻ này. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi được khuyến cáo sàng lọc với các trường hợp như: Trong một tình trạng được gọi là multiple endocrine neoplasia – ở đó có nguy cơ nhiều tuyến nội tiết có nguy cơ ung thư. Bao gồm trong đó có loại ung thư tuyến giáp rất ít gặp là ung thư tuyến giáp thể tủy, tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.

ung-thu-tuyen-giap-khi-mang-thai-2
Ung thư tuyến giáp không có nguy cơ cao lây nhiễm sang con, tuy nhiên mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để được tư vấn kỹ hơn

4. Mẹ bầu sử dụng hormone tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi?

Thông thường, sau khi được điều trị iod 131 thì phải tránh có thai ít nhất trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, thông tin về việc sử dụng hormone trong lúc mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi là không chính xác. 

Điều mẹ bầu cần làm là đi khám khi mang thai để bác sĩ có thể tư vấn việc sử dụng hormone tuyến giáp như thế nào cho tốt nhất. Khi thai nhi phát triển thì các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều hormone, thậm chí là có thể còn phải dùng liều cao hơn, tương ứng với quá trình phát triển của thai nhi so với khi chưa mang thai.

Do đó, trong những tháng đầu thai kỳ, bạn nên đến gặp bác sĩ điều trị mỗi tháng một lần để được theo dõi và điều chỉnh hàm lượng thuốc vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ, cũng như sự phát triển tốt và an toàn cho thai nhi.

5. Bị ung thư tuyến giáp khi mang thai nên ăn gì?

Ung thư tuyến giáp khi mang thai là một tình huống đặc biệt mà chúng ta cần phải kiểm soát hai cơ thể cùng một lúc. Do đó, mẹ bầu nên ăn gì lúc này là điều rất nhiều người quan tâm.

Ung thư tuyến giáp khi mang thai nên ăn hạnh nhân

Hạnh nhân là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie, tốt cho tuyến giáp; cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru. Với hàm lượng Protein cao có trong hạt hạnh nhân rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các dưỡng chất này còn giúp mẹ có đủ năng lượng và sức khỏe để vượt qua giai đoạn mang thai. Hàm lượng chất xơ có trong hạnh nhân tốt cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.

Một số món ngon từ hạnh nhân tốt cho bà bầu: sữa hạnh nhân, bánh quy hạnh nhân, kẹo hạnh nhân…

Tuy nhiên, mẹ bầu nên lưu ý hạnh nhân là một loại hạt lành tính, tốt cho sức khỏe không chỉ mẹ bầu mà với tất cả mọi người nhưng cần ăn hạnh nhân nên ăn điều độ và hợp lý. Tránh ăn hạnh nhân vào gần bữa chính, bởi chất béo của hạnh nhân khiến mẹ ăn không ngon miệng.

Ung thư tuyến giáp khi mang thai nên ăn quả bơ

Bơ là một loại trái cây chứa rất nhiều vitamin bổ dưỡng, có thể kể đến như: vitamin A, vitamin C, vitamin B6, và vitamin E – là các chất chống oxy hóa rất hiệu quả, giúp loại bỏ những tổn thương ở tuyến giáp. Bên cạnh đó, quả bơ còn được xếp vào danh sách thực phẩm giàu nguồn axit béo Omega 3 nhất – là axit béo không no giúp não bộ của thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, Vitamin K có trong loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý về thần kinh ở trẻ nhỏ sau khi chào đời.

Món ngon từ bơ tốt cho bà bầu như: sinh tố bơ chuối, trứng gà lòng bơ xanh, salad…

Lưu ý: Nếu mẹ bầu trong tình trạng thừa cân thì nên hạn chế ăn thực phẩm này, bởi lượng calo trong quả bơ có thể làm mẹ tăng cân nhanh hơn. Đồng thời, nếu bị dị ứng với latex mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn bơ, vì các thực phẩm như bơ và chuối đều có thể làm tình trạng dị ứng thêm nghiêm trọng hơn.

ung-thu-tuyen-giap-khi-mang-thai-3
Bơ là một trong những loại trái cây rất tốt cho phụ nữ bị ung thư tuyến giáp khi mang thai

Ung thư tuyến giáp khi mang thai nên ăn quả óc chó

Óc chó được biết đến là một loại quả rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa một lượng lớn các axit béo omega-3 có chức năng rất quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng thể. Các dưỡng chất có trong óc chó giúp chức năng tuyến giáp hoạt động tốt hơn và bảo vệ các tế bào nhạy cảm với hormone tuyến giáp. Hàm lượng chất béo thực vật trong quả óc chó được coi là một nguồn chất béo tốt, không cholesterol giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện não bộ của thai nhi.

Món ăn ngọt từ hạt óc chó cho mẹ bầu như: sữa óc chó hạnh nhân đậu đen, cháo yến mạch với quả óc chó, hạt óc chó rang muối, quả óc chó rang bơ, dùng với sữa tươi, trộn với kem hoặc sữa để làm bánh, hay pha chế trực tiếp vào sinh tố trái cây.

Lưu ý: Khi ăn nên dùng kìm kẹp quả óc chó, sau đó ăn trực tiếp phần nhân phần vẩy ở giữa bỏ. Ăn óc chó ngon hơn khi bỏ óc chó vào lò vi sóng với nhiệt độ 160 độ rồi lấy ra bóc ăn, bạn sẽ thấy vị thơm và bùi hơn, tạo thêm hương vị và đa dạng trong ăn uống cho bà bầu.

6. Lưu ý cho mẹ bầu bị ung thư tuyến giáp

Bị ung thư tuyến giáp khi mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi. Đồng thời, cần được nghỉ ngơi và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt, nên tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn một cách khoa học hơn.

Mẹ bầu ung thư tuyến giáp cần kiêng một số món ăn như:

  • Tránh ăn đồ ăn cay nóng nhiều gia vị.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa.
  • Không uống rượu bia và chất kích thích.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật.
  • Không nên ăn thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.

Bên cạnh đó mẹ bầu cũng cần:

  • Đảm bảo uống đủ lượng nước theo khuyến cáo ít nhất 2 lít/ngày
  • Xây dựng một lối sống tích cực, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Luyện tập các bài tập thể dục dành cho bà bầu.

Qua những thông tin GHV KSol đã tổng hợp, hy vọng các phụ nữ bị ung thư tuyến giáp khi mang thai đã có thêm những kiến thức để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Nếu cần hỗ trợ thêm về sức khỏe ung bướu, hãy liên hệ tới tổng đài 18006808 (miễn cước) để được các Dược sĩ tư vấn. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.

XEM VIDEO: Bản tin VOV giao thông: Công bố nghiên cứu và sản xuất thành công GHV KSOL phức hệ Nano Extra XFGC