Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối đã lan đến các hạch bạch huyết, các bộ phận khác và các cơ quan ở xa. Không giống như các giai đoạn trước đó, ung thư giai đoạn này có biểu hiện phức tạp và điều trị cho tiên lượng kém hơn rất nhiều. Hãy cùng GHV KSol tìm hiểu rõ hơn về ung thư tuyến tiên liệt giai đoạn cuối qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
- ung thư tuyến tiền liệt di căn xương sống được bao lâu
- ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì
1. Tìm hiểu chung về ung thư tuyến tiền liệt
Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ trong khung chậu của nam giới, nằm giữa dương vật và bàng quang, bao quanh niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là hỗ trợ sản xuất tinh dịch.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý ác tính xuất phát từ tế bào tuyến bên trong tuyến tiền liệt. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, và khả năng xử trí khỏi bệnh là rất tốt nếu phát hiện sớm.
1.2. Những yếu tố tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
Độ tuổi
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư tuyến tiền liệt ít khi được chẩn đoán ở nam giới dưới 40 tuổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng nhanh ở độ tuổi ngoài 50. Có đến khoảng 65% bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện ở nam giới ngoài 65 tuổi.
Chủng tộc
Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến ở những người Mỹ gốc Phi hơn so với người da trắng. Ung thư tuyến tiền liệt ít gặp hơn ở những nam giới gốc da đỏ và người châu Á.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Ung thư tuyến tiền liệt không di truyền nhưng một số gen đột biến có khả năng gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người có anh, em trai hay bố mắc ung thư tuyến tiền liệt sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp khoảng 2 lần so với những người bình thường.
Chế độ ăn thiếu khoa học
Nam giới có chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
Béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng những người đàn ông thừa cân, béo phì và có hàm lượng insulin cao trong máu thường dễ tử vong do mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Hút thuốc lá
Các nhà nghiên cứu trường Đại học Y khoa Vienna (Áo) cho biết hút thuốc lá gây ra tác động tiêu cực đối với bệnh nhân mắc ung thư tuyến tiền liệt và cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này ở những người chưa mắc bệnh.
Phơi nhiễm hóa chất độc hại
Lính cứu hỏa là một trong những nghề chịu nhiều rủi ro nhất. Họ không chỉ gặp nguy hiểm khi tiếp xúc với lửa mà còn có nguy cơ cao bị ung thư khi phải thường xuyên tiếp xúc với các chất như benzene, chloroform, NaOH, styren và formaldehyde. Nhiều nghiên cứu cho biết những người làm nghề lính cứu hỏa có nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn khoảng 28% so với những người bình thường.
Thực tế, ung thư tuyến tiền liệt được đánh giá là bệnh ung thư cho tiên lượng sống tốt, có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Vì vậy, khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kì có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh phát hiện bệnh rất sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện.
Những người trong nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến tiền liệt cần chủ động làm xét nghiệm càng sớm càng tốt.
1.2. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Các xét nghiệm ung thư tuyến tiền liệt sẽ giúp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Phát hiện sớm bệnh sẽ làm tăng cơ hội chữa khỏi.
Để phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt người bệnh cần đến trực tiếp bệnh viện có khoa Ung bướu để được bác sĩ thăm khám và chỉ định làm các xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể.
- Bác sĩ sẽ thăm khám trực tràng bằng tay nhằm phát hiện sớm khối u.
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư PSA. Đây là một loại chất chỉ điểm ung thư có giá trị cao trong việc chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt.
Chỉ số PSA trong máu cao có thể bạn đã mắc ung thư tuyến tiền liệt. Cụ thể: Nếu chỉ số PSA nhỏ hơn 4 ng/ml thì khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt là 15%. Nếu PSA cao hơn 10 ng/ml thì khả năng mắc bệnh là 67%. Nếu chỉ số PSA hơn 40 ng/ml có thể khẳng định ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể.
Ngoài xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư PSA, để chẩn đoán giai đoạn bệnh cụ thể, người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, kiểm tra khác như :
- Siêu âm tuyến tiền liệt: Siêu âm giúp quan sát đúng hình ảnh và vị trí, kích thước của khối u trong tuyến tiền liệt.
- Sinh thiết: Giúp bác sĩ đánh giá mức độ bệnh và tiên lượng ung thư tuyến tiền liệt.
- Chụp X-quang đường tiết niệu, chụp CT ổ bụng và khung chậu… giúp xác định mức độ di căn của bệnh sang các vị trí khác trong cơ thể.
2. Biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư rất phổ biến ở các nước phương Tây, chỉ đứng sau ung thư phổi. Ở nước ta, tỷ lệ nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn nhưng cũng đang có xu hướng gia tăng dần.
Một số biểu hiện ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối có thể gặp là:
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt tiểu đêm
- Đau bụng, đi ngoài không tự chủ, phân có dính máu
- Rối loạn chức năng cương dương
- Cơ thể sút cân nhanh, thể trạng yếu
Ung thư di căn xương khiến xương yếu, giòn, dễ gãy, làm bệnh nhân đi lại khó khăn và nguy cơ tàn phế cao
Ung thư di căn phổi khiến dịch tích tụ quanh phổi, bệnh nhân có cảm giác đau tức ngực, khó thở, ho dai dẳng
Ung thư di căn gan làm xuất hiện chứng vàng da, vàng mắt, sưng phù bụng, chân tay…
3. Điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối như thế nào?
Ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, điều trị cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối như thế nào còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, bao gồm cả tình trạng sức khỏe, mong muốn điều trị người bệnh…
Không giống như ung thư giai đoạn sớm với tỷ lệ chữa khỏi là rất cao, điều trị ung thư ở giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân trong thời gian còn lại.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị khác nhau như:
- Điều trị nội tiết: có đến khoảng 80% ung thư tuyến tiền liệt phụ thuộc vào nội tiết. Điều trị nội tiết nhằm làm giảm nội tiết tố nam trong máu được lựa chọn trong giai đoạn này có thể bao gồm cắt tinh hoàn, thuốc kháng nội tiết tố nam, thuốc nội tiết tố nữ
- Điều trị xạ trị vào ổ di căn nhằm giảm đau cho người bệnh
- Cắt u qua niệu đạo chống bít tắc niệu đạo
- Hóa trị: có thể được chỉ định cho người bệnh có khối u lan rộng và không đáp ứng điều trị nội tiết…
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị
Hy vọng bài viết “Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối” trên đây giúp cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Để gặp chuyên gia tư vấn về bệnh cũng như giải pháp cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt, bệnh nhân và người nhà vui lòng liên hệ tổng đài 18006808 – hotline 0962686808.
Chiến binh truyền cảm hứng chiến thắng ung thư – Trần Xuân Chín
https://youtu.be/JEAhsx5Y_A0?list=PLzaq5LmgeXCmy8N-jBQzCskbSsQz0tgrk
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng