Bị mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì là tốt nhất?
Nội dung bài viết
Ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì để tăng sức đề kháng tăng cường miễn dịch để chiến đấu với ung thư? hãy cùng GHV KSOL đi tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt qua bài viết sau đây.
XEM THÊM:
- Giọng hát của người đàn ông sau hành trình chiến thắng ung thư vòm họng
- Gói tầm soát ung thư tuyến tiền liệt và những thông tin cần biết
- Tìm hiểu: Bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
1. Chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến sự phát triển ung thư tuyến tiền liệt không?
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt là do sự phát triển không kiểm soát được của một số tế bào của tuyến nhỏ hình quả óc chó xung quanh lỗ bàng quang ở nam giới. Ở một số bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sẽ phát triển chậm và không gây ra vấn đề, nhưng cũng có những trường hợp khác phát triển nhanh hơn và có thể đe dọa đến tính mạng.
Tỷ lệ bị ung thư tuyến tiền liệt ở các nước khác nhau có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm lối sống và chế độ dinh dưỡng. Một chế độ ăn uống tốt có thể giúp giảm nguy cơ bị bệnh cũng như hỗ trợ kiểm soát tốc độ phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp tăng mức năng lượng, tạo điều kiện cho quá trình phục hồi cũng như nâng cao hệ thống miễn dịch.
2. Giải đáp bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì?
2.1. Các loại đậu
Các chuyên gia cho rằng bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không nên bỏ qua các loại đậu trong bữa ăn hàng ngày như: Đậu xanh, đậu phộng, đậu nành, đậu đen,… Bởi vì trong các loại đậu này có chứa hoạt chất sinh học Phytoestrogen, là chất có khả năng chống ung thư cũng như ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ, việc nam giới tiêu thụ đậu nành với lượng vừa đủ sẽ đem lại tác dụng giúp giảm mức kháng nguyên đặc hiệu PSA ở tuyến tiền liệt. Đồng thời nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, nếu người bệnh nên ăn đậu nành kèm với những thực phẩm chống ung thư khác thì có thể đạt được hiệu quả chống ung thư tối đa.
Vì vậy, người bị ung thư tuyến tiền liệt nên bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn ít nhất 1 lần/tuần. Ngoài ra sử dụng protein từ các loại đậu thay thế cho protein trong thịt cũng giúp phòng ngừa được một số bệnh lý khác như ung thư ở đường tiêu hóa.
2.2. Tỏi
Tỏi là gia vị hết sức quen thuộc và thường được dùng trong các bữa ăn hàng ngày của người dân Việt Nam. Tỏi có khả năng giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất enzyme diễn ra mạnh mẽ nhằm loại bỏ các tế bào ung thư ác tính.
Không những vậy, hợp chất Selenua trong tỏi còn có khả năng chống oxy hóa mạnh, nhờ đó giúp tiêu diệt tế bào xấu, vô cùng hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
2.3. Trà xanh
Trà xanh là một loại thức uống chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và được các chuyên gia khuyên dùng với các trường hợp đang có vấn đề về tuyến tiền liệt, ví dụ như ung thư. Theo đó chất chống oxy hóa polyphenol có trong trà xanh sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, đồng thời tiêu diệt các tế bào này một cách hiệu quả.
Do vậy nếu như đang băn khoăn không biết ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì để tốt cho sức khỏe thì hãy uống trà xanh đều đặn mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố được hiệu quả hơn. Từ đó tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh.
2.4. Quả óc chó
Trong thành phần của quả óc chó chứa rất nhiều acid béo không no omega 3. Đây là một chất béo không bão hòa, chất chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể người bệnh cũng như hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa và Phytosterols trong quả óc chó có khả năng kìm hãm và ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư.
Do đó người bệnh nên ăn từ 7-9 quả óc chó mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên loại bỏ lớp vỏ màu nâu của quả óc chó vì đây là nơi có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt.
2.5. Vỏ táo, nho đỏ, nghệ
Trong những thực phẩm này có chứa rất nhiều hợp chất tự nhiên có thể đem lại khả năng “bỏ đói” khối u ung thư tuyến tiền liệt, thu nhỏ diện tích của chúng.
Trong quả nhỏ đỏ và một số loại quả mọng có chứa hợp chất Resveratrol – một thành phần có khả năng “bỏ đói” các tế bào ung thư, từ đó gây ra quá trình chết từ từ của các tế bào ung thư này.
Acid ursolic có trong thành phần của vỏ táo mang đến tác dụng làm yếu cũng như tiêu diệt các tế bào ung thư. Vì vậy khi ăn táo, người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên ăn cả vỏ để cơ thể hấp thu tối đa các dưỡng chất tốt.
Trong thành phần của nghệ chứa rất nhiều hợp chất Curcumin có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời hỗ trợ làm lành các tổn thương trong cơ thể. Vì thế người bệnh ung thư tuyến tiền liệt có thể bổ sung nghệ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày của mình.
2.6. Cá hồi, cá nước lạnh
Cá luôn là một loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình là các acid béo không no omega 3, omega 6… Đây là những chất có khả năng chống oxy hóa tự nhiên mà cơ thể cần được bổ sung để có thể chống lại nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.
Theo kết quả của một số nghiên cứu, các chuyên gia đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn cá và mức độ giảm nguy cơ tử vong do bệnh ung thư tuyến tiền liệt gây ra. Do vậy, đối với nam giới nếu mắc phải căn bệnh này thì nên ăn nhiều cá giàu axit béo không no, điển hình như là cá hồi, cá thu, cá trích.
2.7. Súp lơ xanh
Súp lơ xanh chính là gợi ý tiếp theo cho câu hỏi ung thư tuyến tiền liệt nên ăn gì. Trong súp lơ xanh có chứa nhiều chất có khả năng chống lại các tế bào ung thư.
Kết quả của một số cuộc nghiên cứu cho thấy,nếu tiêu thụ một lượng súp lơ xanh vừa đủ sẽ giúp giảm nguy cơ bị bệnh ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra bên trong thành phần của súp lơ xanh còn chứa hoạt chất Sulforaphane giúp tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây ra những tổn hại đến tế bào khỏe mạnh xung quanh.
Súp lơ xanh có thể được chế biến theo nhiều cách như luộc, hấp, xào, làm salad… Mặc dù vậy, không nên chế biến loại thực phẩm này ở nhiệt độ quá cao vì sẽ khiến hoạt chất Sulforaphane bị biến đổi.
2.8. Cà chua
Cà chua có hàm lượng Beta carotene và lycopene dồi dào, được ví như một hàng rào kiên cố bảo vệ cơ thể tránh khỏi những yếu tố gây ung thư tuyến tiền liệt.
Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, chính hàm lượng lycopene trong cà chua có thể giúp tăng khả năng chống và ngừa tế bào ung thư phát triển mạnh. Nếu nam giới ăn 10 quả cà chua mỗi tuần thì sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt lên tới 45%.
Có thể ăn sống cà chua hoặc chế biến thành các món ăn chín để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Một số món ăn từ cà chua như là: Nước ép cà chua, salad, canh cà chua…
2.9. Quả lựu
Lựu là một loại quả thơm ngon, được rất nhiều người yêu thích bởi có vị ngọt cũng như tác dụng nó mang lại cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt.
Cụ thể, theo một nghiên cứu ở Anh, nước ép lựu có thể kìm hãm các tế bào ung thư phát triển mạnh. Bởi trong thành phần của lựu có chứa chất kháng nguyên đặc hiệu PSA, từ đó làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh ung thư gây ra.
Các chuyên gia khuyên rằng, người bệnh nên uống mỗi ngày 1 cốc nước ép lựu để ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.
2.10. Rau xanh và hoa quả tươi
Các thành phần vitamin, chất xơ và khoáng chất có trong rau xanh và trái xây tươi là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Các chất này có thể giúp cơ thể của bạn chống lại sự lây lan của tế bào ung thư.
Đặc biệt, trong một số loại quả như táo, cam, mơ có chứa pectin giúp làm giảm 40% nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Bên cạnh đó, như một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nam giới ăn nhiều rau xanh sẽ làm cho các tế bào ung thư không được nuôi sống mà từ từ chết đi. Do vậy để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả, nam giới nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi.
2.11. Nấm linh chi
Đây là một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh nguy hiểm, bao gồm cả ung thư và phì đại ở tuyến tiền liệt. Theo đó, phân tử Ganoderma lucidum tìm thấy trong nấm linh chi có khả năng ngăn chặn sự phát triển của khối u tuyến tiền liệt.Không chỉ vậy, hợp chất này cũng nâng cao khả năng miễn dịch, làm chậm thời gian di căn của tế bào ung thư và giúp kéo dài sự sống.
Vì vậy, người bệnh bị ung thư tuyến tiền liệt nên sử dụng nấm linh chi để chế biến thành món cháo hoặc sắc nước uống. Thế nhưng, cần chú ý liều lượng sử dụng. Đối với người bị huyết áp thấp, suy thận thì không nên dùng nấm linh chi.
2.12. Dưa hấu
Dưa hấu có khả năng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư tuyến tiền liệt, đây là kết quả của cuộc nghiên cứu do 2 nhà khoa học thuộc trường University Illinois College of Pharmacy thực hiện.
Nghiên cứu này cũng chứng minh công dụng tuyệt vời của dưa hấu với những bệnh nhân đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Tác dụng của dưa hấu không hề thua kém so với cà chua cũng như nhiều loại thực phẩm chứa chất chống oxy hóa khác.
2.13. Quả ớt
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng trong thành phần của ớt chứa nhiều Capsaicin, ;là chất mang đến tác dụng tiêu diệt ty lạp thể – một yếu tố có thể làm biến đổi tế bào khỏe mạnh thành tế bào ung thư. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung ớt vào khẩu phần ăn với một lượng vừa đủ.
3. Bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng ăn gì?
Bên cạnh quan tâm vấn đề nên ăn gì, người bệnh cũng nên chú ý đến các thực phẩm cần kiêng để ngăn ngừa ung thư chuyển biến xấu và gây hại cho sức khỏe. Những thực phẩm mà người bệnh nên kiêng đó là:
3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa
Việc thường xuyên sử dụng sữa cũng như những chế phẩm từ sữa sẽ làm gia tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến. Bởi vì các hormone trong sữa có thể kích thích sự phát triển của các khối u nhạy cảm. Vậy nên sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi tổn thương tiền ung thư hoặc các tế bào đột biến thành ung thư.
Do vậy các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người bệnh ung thư tuyến tiền liệt nên kiêng uống sữa và ăn những chế phẩm từ sữa như kem, bơ, phô mai, sữa nguyên kem,…
3.2. Kiêng chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa được tìm thấy nhiều trong thành phần của bơ, sữa, thịt… Theo các chuyên gia, những người thường xuyên ăn chất béo bão hòa có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với người bình thường.
Do vậy người bệnh cần kiêng tuyệt đối việc dung nạp các chất béo bão hòa vào cơ thể. Thay vào đó nên ăn chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe.
3.3. Thịt đỏ và các đồ ăn chế biến sẵn
Thịt đỏ và những đồ ăn chế biến sẵn có thể làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư nếu sử dụng quá thường xuyên. Các loại amin dị vòng có trong thành phần của thịt đỏ nếu được chế biến ở nhiệt độ cao, kết hợp với các chất bảo quản sẽ là tác nhân tiềm ẩn gây ra bệnh lý ung thư.
Vì vậy, người bệnh nên kiêng ăn các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, đồng thời hạn chế dung nạp các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp,…
3.4. Thực phẩm chứa nhiều muối và canxi
Một chế độ ăn chứa nhiều muối sẽ gây hại đối với thận cũng như tuyến tiền liệt của nam giới. Không những vậy, thói quen ăn muối thường xuyên cũng gây rối loạn tiểu tiện, khiến bệnh ung thư cũng như viêm tuyến tiền liệt chuyển biến xấu với những biểu hiện khó chịu như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu đau, tiểu đêm,…
Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu canxi cũng cần hạn chế nếu đang bị ung thư tuyến tiền liệt, bởi nó sẽ kích thích khối u phát triển mạnh.
3.5. Các loại đồ uống có đường
Người bệnh nên hạn chế ăn uống những đồ uống cũng như thực phẩm nhiều đường để cơ thể tăng khả năng trao đổi chất và đào thải độc tố gây ung thư ra khỏi cơ thể.
4. Gợi ý một số món ăn dành cho người ung thư tuyến tiền liệt
Sau đây là một số món ăn gợi ý cho người bệnh ung thư tuyến tiền liệt mà bạn có thể tham khảo thêm vào trong thực đơn của mình:
4.1. Bông cải xanh sốt dầu giấm
Các nguyên liệu cần có để chế biến món bông cải xanh sốt dầu giấm đó là:
- Bông cải xanh 200g.
- Dầu giấm.
Cách thực hiện món ăn này là:
- Đầu tiên đem bông cải xanh đi rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Cũng có thể ngâm bông cải xanh qua nước muối loãng để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn…
- Tiếp đến, đem bông cải xanh trần qua với nước sôi sau đó vớt ra để lên trên đĩa.
- Cuối cùng, tưới nước sốt dầu giấm đã chuẩn bị lên trên bông cải xanh và thưởng thức luôn để đảm bảo hương vị.
4.2. Canh cà chua nấu cùng với thịt nạc và đậu phụ
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món canh cà chua thịt nạc đậu phụ đó là:
- Thịt nạc đã được xay nhuyễn: 100g.
- Cà chua chín 4 quả.
- Đậu phụ 3 bìa.
- Một số loại gia vị như muối, dầu ăn, bột ngọt, hành…
Cách chế biến như sau:
- Cá chua rửa sạch, để ráo, cắt thành miếng nhỏ.
- Đậu phụ cũng cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Ướp thịt lợn cùng với một số loại gia vị như bột nêm, tiêu, hành băm nhuyễn, nước mắm và đường trong vòng 20 phút.
- Đun nóng nồi, thêm dầu ăn và phi thơm hành sau đó cho phần thịt đã ướp vào đảo đều.
- Khi thịt đã săn lại thì cho một lượng nước vừa đủ vào và đun đến khi sôi.
- Tiếp sau đó cho cà chua, đậu phụ vào đun thêm 3 phút, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
- Cuối cùng múc canh ra bát và thưởng thức ngay khi canh còn nóng.
5 Một số lưu ý trong quá trình điều trị ung thư tuyến tiền liệt
Hiện nay, các phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt được sử dụng phổ biến đó là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Các phương pháp này đều tiềm ẩn nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn nôn hoặc chán ăn. Lúc này việc duy trì lối sống lành mạnh, tích cực tuy khá khó khăn nhưng lại rất quan trọng. Vậy nên, người bệnh cần lưu ý một vài điều như sau:
- Duy trì cân nặng phù hợp, không nên ăn quá nhiều để cân nặng lên nhanh. Vì béo phì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe.
- Bỏ thói quen hút thuốc lá (nếu có) hoàn toàn vì nó có thể tác động không tích cực đến sức khỏe của người bệnh.
- Không nên quá lo lắng, hãy giữ tinh thần thoải mái và suy nghĩ tích cực. Việc lo lắng chỉ làm cho người bệnh căng thẳng và làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng thêm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Đặt mua GHV KSOL tại đây >>> https://ksol.vn/dat-hang
XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng