[Sự thật] Ung thư vú có ăn được đậu phụ không? – Tìm hiểu ngay

Nhiều bệnh nhân vẫn thắc mắc Ung thư vú có ăn được đậu phụ không? Câu hỏi này đang có khá nhiều tranh cãi. Hãy cùng GHV KSol đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Người bị ung thư có nên ăn đậu phụ không?

Đậu phụ là một trong những thực phẩm quen thuộc với hầu hết mọi người cũng như đậu phụ chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều quan điểm cho răng ung thư không ăn được đậu phụ do nó kích thích phát triển khối u. 

Theo Bà Stephanie Meyers, Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp của Viện Ung thư Dana Farber, Mỹ cho biết: “Việc tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày…”

Chính vì vậy, bệnh nhân ung thư không cần phải loại bỏ tất cả các thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành như sữa hay đậu phụ khỏi chế độ ăn uống của mình.

2. Ung thư vú có ăn được đậu phụ không?

2.1. Ung thư vú có ăn được đậu phụ không?

Nhiều chị em phụ nữ rất quan tâm đến sản phẩm làm từ đậu nành vì đây là thực phẩm khá phổ biến, có thể chế biến nhiều món ngon miệng. Các sản phẩm từ đậu nành và đậu nói chung có chứa một chất có hoạt tính gần giống với hormone của nữ giới, do đó nhiều người cho rằng nếu bị ung thư vú phải kiêng các thực phẩm này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy quan điểm đó là không khoa học. Việc sử dụng ở mức độ trung bình từ 2-3 đơn vị còn mang lại lợi ích cho một số bệnh ung thư. Bởi vậy, để trả lời cho câu hỏi ung thư vú có ăn được đậu phụ không thì bệnh nhân ung thư vú hoàn toàn không phải kiêng các thực phẩm này mà nên lựa chọn để chế độ ăn của mình đa dạng, phong phú hơn.

ung-thu-vu-co-an-duoc-dau-phu-khong
Ung thư vú có ăn được đậu phụ không?

2.2. Tác dụng mà đậu phụ mang lại cho người bệnh ung thư

Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật (phytoestrogen) có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó đã từng có tin đồn cho rằng ăn đậu đậu làm từ đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định đặc biệt là ung thư vú vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.

Gần đây nhất, một nghiên cứu mới được công bố vừa qua trên tạp chí Cancer, một lần nữa khẳng định, đậu nành không những không gây bất lợi cho bệnh nhân ung thư vú mà thậm chí còn mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân này. 

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát mối liên hệ giữa lượng isoflavone trong khẩu phần ăn và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong một quần thể đa sắc tộc gồm 6235 phụ nữ châu Mỹ Latinh và châu Úc có ung thư vú. Họ đã sử dụng dữ liệu thu thập về các phụ nữ và chế độ ăn uống trong vòng 5 năm cả trước và sau khi được theo dõi bệnh ung thư vú.

Xem thêm >>> Điều trị ung thư vú và những điều cần biết

Cụ thể, sau thời gian theo dõi trung bình 9,4 năm, ghi nhận có tất cả 1224 ca tử vong. Phụ nữ có tỷ lệ phần trăm isoflavone trong chế độ ăn kiêng cao nhất (≥1.5 mg/ngày) có tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân giảm 21% so với phụ nữ có tỷ lệ thấp nhất (<0.3 mg/ngày). Phân tích sâu hơn cho thấy, nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn giàu isoflavone chỉ có ý nghĩa thống kê trên những phụ nữ ung thư vú âm tính với thụ thể hormone (estrogen và progesterone), và đối với phụ nữ không được điều trị bằng liệu pháp hormone trong quá trình điều trị ung thư vú. Không tìm thấy mối liên hệ tương tự ở những phụ nữ dương tính với thụ thể hormone (estrogen và progesterone) và những người được điều trị bằng nội tiết tố. 

Trong một thông cáo báo chí của mình, Tiến sĩ Zhang phát biểu: “Dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi không thấy tác động bất lợi của việc ăn đậu phụ trên những phụ nữ ung thư vú”, như một lần nữa khẳng định câu trả lời cho câu hỏi ung thư vú có ăn được đậu phụ không. Ngoài ra, Tiến sĩ Zhang cũng cho biết thêm rằng việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

3. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú

Bạn cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư vú như sau:

  • Đảm bảo đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn cho người bệnh để cơ thể được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng thực phẩm tươi đã được làm sạch và bảo quản trong điều kiện lạnh, tránh sử dụng thực phẩm ướp muối mặn, thực phẩm qua chế biến ở nhiệt độ cao, thực phẩm qua xào rán dầu mỡ nhiều lần.
  • Ăn uống phải điều độ, không nên ăn quá nhiều hoặc ăn kiêng dẫn đến ăn quá ít.
  • Tăng cường chất dinh dưỡng cao trong khẩu phần, vitamin, dinh dưỡng. Đặc biệt là nhóm chất xơ, chất chống oxy hóa cần được cung cấp nhiều trước và sau các đợt điều trị nhằm giảm thiểu việc làm giảm tác dụng phụ của các đợt truyền hóa chất, xạ trị…
  • Lựa chọn thực phẩm dành cho người mắc ung thư vú cần chọn các loại thực phẩm tươi sạch, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Tránh uống các nước uống có chứa cồn như rượu, bia và chất kích thích

Xem thêm >>> Mách bạn: Ung thư vú có uống được nấm linh chi không

4. Hướng dẫn cách ăn đậu phụ đúng cách

4.1. Các cách sử dụng đậu phụ

Khi đã biết câu trả lời cho câu hỏi “Ung thư vú có nên ăn đậu phụ không?” thì hãy cùng tìm hiểu thêm cách ăn đậu phụ đúng và hiệu quả ngay sau đây. 

Mặc dù là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe của người bệnh ung thư, nhưng không thể vì thế mà bạn có thể lạm dụng loại thực phẩm này. Người bệnh cần tìm cho mình cách sử dụng đậu phụ phù hợp để có thể giúp tăng cường sức khỏe mà không gây nên bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào. Sau đây là một số cách chế biến đậu phụ mà người bệnh ung thư vú có thể tham khảo sử dụng để có thêm cách chế biến mới.

ung-thu-vu-co-an-duoc-dau-phu-khong-1
Các món ăn từ đậu phụ

Cách 1: Kết hợp giữa đậu phụ và củ cải 

Việc kết hợp đậu phụ cùng củ cải có thể làm giảm tình trạng khó tiêu, do đậu phụ là một loại thực phẩm chứa các protein thực vật, khi ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu cho người dùng mà khả năng tiêu hóa của củ cải rất tốt. Chính vì vậy, sự kết hợp hai thực phẩm này với nhau không chỉ giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của đậu phụ, mà còn hạn chế được tình trạng khó tiêu. 

Cách 2: Kết hợp giữa đậu phụ và tảo bẹ 

Kết hợp đậu phụ với tảo bẹ, không chỉ giúp cơ thể bổ sung được nhiều canxi, mà còn bổ sung một lượng lớn muối I-ốt. Vì tảo bẹ là thực phẩm rất giàu i-ốt, vì vậy, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này đặc biệt là khi chế biến thành các món canh, hương vị vô cùng thơm ngon, vừa bổ dưỡng vừa an toàn cho sức khỏe.

Cách 3: Kết hợp giữa đậu phụ và thịt hoặc trứng 

Ngoài hai loại thực phẩm đã nêu trên thì thịt và trứng cũng là 2 loại thực phẩm mà người bệnh ung thư có thể kết hợp cùng đậu phụ để làm tăng tác dụng của đậu phụ bởi trứng và thịt có thể cải thiện việc sử dụng protein trong đậu phụ của cơ thể lên gấp đôi.

Như chúng ta đã biết đậu phụ có chứa rất nhiều protein, nhưng lại thiếu methionine, do đó, nếu chỉ ăn đậu phụ thì tỷ lệ sử dụng protein của cơ thể sẽ rất thấp, vì thế cần kết hợp đậu phụ với các thực phẩm như thịt và trứng để có thể cải thiện việc sử dụng protein.

Xem thêm >>> Dấu hiệu bệnh ung thư vú giai đoạn đầu cực quan trọng cho chị em!

4.2. Một số lưu ý khi ăn đậu phụ

Để sử dụng đậu phụ được hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, cần hạn chế các tác dụng không mong muốn cũng như những ảnh hưởng của nó đến cơ thể thì không chỉ người bệnh ung thư mà các đối tượng khác cũng cần lưu ý những điểm sau khi muốn thêm đậu phụ vào chế độ ăn hằng ngày của mình. 

• Lựa chọn nơi cung cấp đậu phụ đảm bảo, sạch sẽ, để đảm bảo an toàn bạn nên mua đậu phụ tại các siêu thị uy tín, và cần kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua sản phẩm. 

• Khi sử dụng không hết cần cho đậu phụ vào hộp kín, và cho vào tủ lạnh để bảo quản. 

• Sử dụng với liều lượng vừa phải vì đậu phụ có acid phytic, chất này có thể kết hợp cùng với các khoáng chất có trong cơ thể như đồng, kẽm, canxi, magie làm ngăn ngừa sự hấp thu dinh dưỡng của cơ thể. 

• Vì là thực phẩm được làm từ đậu nành nên đối với những người có thể trạng dị ứng với các loại đậu thì không nên sử dụng thực phẩm này. 

• Không sử dụng đậu phụ thay rau vì nó không chứa chất xơ, do đó, cần ăn uống và bổ sung rau xanh đầy đủ. 

• Không kết hợp cùng các thực phẩm như: mật ong, sữa bò, rau bina, quả hồng, hành tây, măng… vì có thể gây một số ảnh hưởng đến sức khỏe.

4.3. Các trường hợp không nên ăn đậu phụ

Mặc dù đậu phụ là thực phẩm tốt cho hầu hết tất cả mọi người nhưng trong đó cũng có những đối tượng không nên sử dụng đậu phụ vì các chất có trong đậu phụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những đối tượng đó, như:

Bệnh nhân bị bệnh gout (gút) hoặc những người có acid uric cao 

Bệnh nhân bị bệnh gout hoặc những người có acid uric cao không nên sử dụng đậu phụ vì trong đậu phụ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn chuyển hóa của purin trong cơ thể người bệnh gout, từ đó làm tăng nồng độ acid uric, khiến người bệnh dễ tái phát các cơn đau. Tuy nhiên, nhưng người bệnh gout cũng có thể sử dụng được đậu phụ nhưng chỉ sử dụng với hàm lượng vừa phải. 

Người bị thận yếu

Đối với những đối tượng đang có các vấn đề về thận, thì cũng không nên sử dụng nhiều đậu phụ vì chúng có hàm lượng protein cao sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Đặc biệt, các đối tượng là người cao tuổi đang có các vấn đề về tiêu hóa hoặc thận thì tốt nhất không nên sử dụng quá nhiều đậu phụ trong chế độ ăn hằng ngày. Bởi tuy chúng là loại thực phầm mềm và dễ ăn nhưng lại không phù hợp cho sức khỏe người già, vì nó vừa khiến hệ tiêu hóa của người cao tuổi hoạt động trì trệ hơn do quá tải, vừa làm cho thận bị suy yếu do chất thải của nitơ dư thừa bên trong thận. 

Người dễ bị đầy hơi và tiêu chảy

Như chúng ta đã biết đậu phụ có chứa hàm lượng cao protein thực vật, do đó khi lạm dụng tiêu thụ quá nhiều đậu phụ cùng một lúc thì nó không chỉ làm cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể mà bên cạnh đó, nó còn kích thích làm dạ dày tăng tiết acid dạ dày và gây nên tình trạng đầy hơi ở ruột. • Bên cạnh đó, những người đang có các bệnh về tiêu hóa khi ăn đậu phụ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng và từ đó dẫn đến các chứng như: khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy cùng một số triệu chứng về đường tiêu hóa khác.

Trên đây là tất cả nội dung về Ung thư vú có ăn được đậu phụ không. Hy vọng qua bài viết sẽ phần nào giúp bạn đọc có được câu trả lời và tự lên cho mình được thực đơn dinh dưỡng đúng đắn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA PGS. TS TRẦN ĐÁNG VỀ SẢN PHẨM GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7