Ung thư vú có nên ăn thịt bò và những điều cần biết

Ung thư vú có nên ăn thịt bò là điều mà nhiều người thắc mắc. Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc này. Hãy để GHV KSol cho bạn câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Xem thêm:

1. Ung thư vú có nên ăn thịt bò không? 

Đã có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy sử dụng các loại thịt đỏ có thể khiến cho bệnh ung thư vú trở nên trầm trọng hơn. Một trong số các loại thịt đỏ đó là thịt bò. Tuy nhiên trên thực tế, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức cảnh báo chứ chưa có một kết luận cụ thể nào với vấn đề thịt bò và người bị ung thư. Bên cạnh đó, ăn thịt bò đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như:

1.1. Tăng trưởng phát triển cơ bắp

Trong chế độ ăn tăng cường cơ bắp, thịt bò là thực phẩm không thể thiếu do hàm lượng protein nhiều, ngoài ra còn chứa chất Carnitine. Chất này tham gia vào quá trình trao đổi chất béo để tạo thành 1 loại acid amin có tác dụng tăng trưởng cơ bắp, đặc biệt quan trọng với vận động viên thể hình.

1.2. Tăng cường miễn dịch

Không chỉ giàu protein, trong thịt bò có chứa rất nhiều loại khoáng chất, Vitamin thiết yếu với cơ thể con người. Nhất là hàm lượng Vitamin B6, Vitamin B12 cao có tác dụng củng cố, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.

1.3. Góp phần ngăn ngừa ung thư

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nói chung đều có tác dụng tốt với sức khỏe, đặc biệt ngăn ngừa gốc tự do gây bệnh, nguy cơ phát triển thành ung thư. Còn trong thịt bò có chứa chất acid linoleic, có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy phục hồi mô sau tổn thương hiệu quả. Ngoài ra còn có acid palmitic giúp cơ thể chống chọi lại ung thư cùng các bệnh do virus tốt hơn.

ung-thu-vu-co-nen-an-thit-bo
Ung thư vú có nên ăn thịt bò?

Do đó, với câu hỏi ung thư vú có nên ăn thịt bò không thì câu trả lời là vẫn có thể ăn và không cần xem như là một loại thức ăn kiêng kỵ. Tuy nhiên cần đảm bảo vừa đủ và không nên ăn quá nhiều. Nếu muốn thay đổi chế độ ăn và sử dụng thịt bò trong thực đơn hằng ngày thì bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng để nhận được sự tư vấn. Ung thư vú có nên ăn thịt bò đúng là câu hỏi có nhiều tranh cãi nhưng nếu vì thế mà bỏ qua thực phẩm bổ dưỡng như vậy và chỉ áp dụng chế độ dinh dưỡng sai lầm khi đang trong quá trình chống chọi với bệnh cũng là vấn đề nguy hiểm không kém.

2. Bệnh nhân ung thư vú nên kiêng ăn gì?

Sau khi trả lời được câu hỏi ung thư vú có nên ăn thịt bò thì bệnh nhân cần biết để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh cũng như nâng cao sức khỏe thì bệnh nhân ung thư vú tốt nhất nên tránh xa các loại thực phẩm sau đây:

2.1. Các loại thức uống có chứa cồn

Việc lạm dụng các loại đồ uống có cồn trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe kể cả đối với người bình thường, mang lại các hệ lụy xấu cho sức khỏe sau này. Đặc biệt là với những bệnh nhân đang mắc ung thư vú, chỉ cần sử dụng một ít các thực phẩm có chứa cồn thì mức độ nguy hiểm cũng cao hơn so với người bình thường gấp rất nhiều lần.

Xem thêm >>> [ Tìm hiểu] Ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không?

Qua nhiều cuộc khảo sát trên nhiều người có thói quen sử dụng rượu, bia thường xuyên thì các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định rằng: Tỷ lệ dung nạp lượng thức uống có cồn càng nhiều thì mối tương quan với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao. Cụ thể, đồ uống có chứa cồn chính là nguyên nhân làm gia tăng nồng độ estrogen, phá hủy các đoạn DNA của các tế bào bình thường. Từ đó tạo điều kiện cho các tế bào ung thư tấn công nhanh hơn.

Đồ uống có cồn còn làm gia tăng nguy cơ thoái hóa tiểu cầu não, tàn phá các nơron thần kinh, dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tình trạng này có các biểu hiện như: Run rẩy tay chân, rung giật nhãn cầu, xuất hiện nhiều cơn co giật bất thường.

Đồng thời, rượu bia và các loại thực phẩm chứa cồn cũng là nguyên nhân làm cho tinh thần của người bệnh suy giảm tột độ và có thể dẫn tới nhiều hệ quả xấu như: Trở nên mất kiểm soát về hành động, tuyệt vọng khi đang trong thời gian chữa trị bệnh, trầm cảm nặng.

2.2. Thực phẩm có chứa nhiều đường

Các loại thức ăn và nước uống có chứa nhiều đường là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân ung thư vú nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này. Bởi vì trong quá trình sử dụng các loại hóa chất để điều trị ung thư vú, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng rất lớn và có thể xuất hiện một vài triệu chứng do tác dụng phụ của thuốc như là nôn tháo, mệt lả, tiêu chảy, đặc biệt là ảnh hưởng đến vị giác của người bệnh.

ung-thu-vu-co-nen-an-thit-bo-1
Ung thư vú không nên ăn thực phẩm gì?

Chính vì thế, việc cung cấp một lượng nhỏ hực phẩm nhưng có giá trị dinh dưỡng cao cũng là việc làm tất yếu. Trong khi đó, thực phẩm có chứa nhiều đường chỉ bổ sung năng lượng rỗng cho cơ thể chứ không chứa nhiều dưỡng chất. Mặt khác còn gây ra tình trạng người bệnh bị chán ăn. Việc hạn chế các loại đồ ăn có nhiều đường trong thành phần cho bệnh nhân ung thư vú là điều cần phải làm để tập trung cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.

2.3. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Không phải tất cả các loại chất béo đều gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. Ví dụ như là chất béo có nguồn gốc từ thực vật được xem là nguồn chất béo rất tốt cho cơ thể. Loại chất béo này có thể giúp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.

Tuy nhiên, đối với loại chất béo cho nguồn gốc từ động vật thì lại có khả năng đẩy nhân sự di căn và tăng trưởng của các tế bào ung thư vú.

Xem thêm >>> Thực hiện xạ trị ung thư vú có rụng tóc không?

Theo các bác sĩ dinh dưỡng, chất béo trans fatty acid là một loại chất béo chuyển hóa được tìm thấy trong thành phần của các loại thực phẩm được chế biến theo các phương thức chiên, rán ngập trong dầu mỡ. Các món ăn dạng này được nhiều người ưa chuộng sử dụng vì tạo ra độ ngon miệng. Nhưng lại có mối liên quan đến sự phát triển của các tế bào ung thư vú. Do vậy, người bệnh ung thư vú cần hạn chế tới mức tối đa loại các chất béo này trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh.

2.4. Đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, thức ăn nhanh

Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh cũng là các loại thực phẩm nên tránh xa đối với người bệnh ung thư vú. 

Ví dụ như thịt hun khói là món ăn đem lại hương vị đặc trưng cho người ăn. Nhưng đằng sau mỗi lát thịt xông khói lại chứa tới 192 mg sodium, 1g chất béo trans fatty acid.

Bên cạnh đó, hai hợp chất nitrit và nitrat có tác dụng làm tăng hương vị. Nhưng nếu sử dụng các loại hợp chất này trong thời gian dài sẽ có nguy cơ gây xơ cứng động mạch, tiểu đường và bệnh ung thư vú.

Xem thêm >>> [Mách nhỏ] Bệnh nhân bị ung thư vú có uống được collagen không?

Thức ăn đóng hộp là lựa chọn được sử dụng nhiều trong các khẩu phần ăn hàng ngày trong thời đại bận rộn hiện nay. Bởi vì nó mang lại tính tiện dụng. tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, các loại chất bảo quản trong đồ ăn đóng hộp có thể trở thành tác nhân thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

3. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc ung thư vú

Một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư vú đó là:

  • Nên duy trì tinh thần lạc quan, thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ, kết hợp với thực đơn ăn uống hàng ngày có chứa đầy đủ các dưỡng chất để đảm bảo có được một sức khỏe tốt, nâng cao hiệu quả của quá trình điều trị bệnh.
  • Đảm bảo sự đa dạng về các loại thực phẩm trong khẩu phần ăn của người bệnh ung thư vú để tránh tình trạng bị thiếu hụt về dinh dưỡng.
  • Hạn chế việc sử dụng các loại đồ ăn tẩm ướp quá nhiều gia vị, quá mặn hoặc đồ ăn chiên rán với nhiều dầu…
  • Thường xuyên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm giàu chất xơ và các chất chống oxy hóa như: súp lơ xanh, cải xoăn, rau chân vịt; các loại hoa quả mọng nước như cam, quýt, bưởi, ổi; trà xanh; các loại thực phẩm có màu đỏ như cà chua, cà rốt, bí đỏ rất tốt cho người mắc bệnh ung thư vú. Bởi vì những loại thực phẩm này không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất mà chúng còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ức chế quá trình tăng trưởng, di căn của tế bào ung thư vú.
  • Khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất béo tốt (là loại chất béo không bão hòa) như: Bơ, cá loại hạt ngũ cốc, quả hạch, ô liu… 
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày: Cần cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cho người bệnh chỉ với ba bữa ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi các tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị hóa chất, xạ trị khiến cho người bệnh sẽ có phần mệt mỏi, chán ăn. Vì thế, nên chia nhỏ khẩu phần ăn để người bệnh ung thư vú có thể dùng khoảng 5 – 6 bữa ăn/ngày nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Trên đây là một số kiến thức về câu hỏi bệnh nhân ung thư vú có nên ăn thịt bò không? Bên cạnh đó, bài viết cũng đã cung cấp cho bạn đọc về một số loại thực phẩm mà người bệnh ung thư vú nên tránh. Đừng quên truy cập trang web GHV KSol để trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.

GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

Xem thêm video: VTV2 HÀNH TRÌNH CÙNG BẠN SỐ 13: CÔ NGUYỄN THỊ QUANG-ĐÔI CHÂN CÔ ĐỘC CHIẾN ĐẤU VỚI BỆNH UNG THƯ (GHV)

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7