[ Tìm hiểu] Ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không?
Nội dung bài viết
Ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến ung thư vú và đậu nành hay các sản phẩm làm từ đậu nành. Hãy để GHV KSol cho bạn câu trả lời ở bài viết dưới đây!
Xem thêm:
- [Sự thật] Ung thư vú có ăn được đậu phụ không? – Tìm hiểu ngay
- Ung thư vú nên ăn gì? – Trọn bộ thông tin cần biết
- Ung thư – xin đừng buông xuôi
1. Đậu nành có làm tăng nguy cơ bị ung thư vú?
Sở dĩ có hiểu lầm về việc đậu nành hay tất cả các loại thực phẩm từ đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú, vì các nhà nghiên cứu phát hiện rằng một số thức ăn có chứa hợp chất isoflavone – là hợp chất phổ biến có trong đậu nành, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cao.
Nguyên nhân khiến isoflavone được cho là làm tăng cao khả năng bị ung thư vú vì chúng hoạt động như estrogen trong cơ thể và estrogen được biết đến là thúc đẩy ung thư vú hình thành và phát triển. Những phụ nữ mắc bệnh ung thư vú được tìm thấy là rất nhạy cảm với estrogen.
Hiện nay, nghiên cứu khẳng định đậu nành làm tăng nguy cơ bị ung thư vú là chưa có. Ngược lại, các nghiên cứu được thực hiện còn cho thấy uống đậu nành hay ăn nhiều các chế phẩm nguồn gốc từ đậu nành còn giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trên thế giới, phụ nữ châu Á tiêu thụ đậu nành nhiều nhất dưới nhiều dạng thực phẩm khác nhau như đậu phụ, nước tương, sữa, … Những nghiên cứu được thực hiện cho thấy tỷ lệ bị ung thư vú là rất thấp đối với phụ nữ các nước châu Á. Thậm chí, các chuyên gia còn cho rằng, đậu nành là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Mặc dù chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ một lượng lớn đậu nành sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ một loại thực phẩm nào, nếu ăn hoặc uống quá nhiều đều có thể gây ra một vài vấn đề đối với sức khỏe, và đậu nành cũng vậy.
Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ đậu nành một lượng vừa phải để làm giảm nguy cơ ung thư vú. 1 – 2 khẩu phần thức ăn được chế biến từ đậu nành như đậu phụ, sữa đậu nành nên được tiêu thụ mỗi ngày, vì chúng cung cấp protein cho cơ thể.
Xem thêm >>> Giải mã ung thư vú có ăn được thịt gà không?
2. Ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không?
Khi đã trả lời được câu hỏi sử dụng đậu nành có làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú không thì với câu hỏi ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không thì câu trả lời là hoàn toàn có thể uống.
Hạt đậu nành chứa: 8% nước, 5% chất vô cơ, 15-25% glucose, 15-20% chất béo, 35-45% chất đạm với đủ các loại amino acid cần thiết (isoleucin, lysin, metionin, pheny lalanin, tryptophan, valin) và nhiều sinh tố, khoáng chất, Ca, Fe, Mg, P, K, Na, S, các vitamin A, B1, B2, D, E, F, các enzyme, sáp, nhựa, cellulose. Vì có nhiều chất đạm nên đậu nành đã được coi như “thịt không xương” ở nhiều quốc gia Á Châu. Đạm rất tốt để thay thế cho thịt động vật vì có ít mỡ và cholesterol. Đậu nành có nhiều đạm hơn thịt, nhiều calcium hơn sữa bò, nhiều lecithin hơn trứng. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành. Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu thành có nhiều điểm tương tự với sữa bò. Sữa đậu nành có lượng protein cao gần bằng sữa bò, nhưng nhiều calcium hơn sữa bò. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người bị dễ bị đau bụng do lactose. Sữa đậu nành cũng chứa ít chất béo bão hòa hơn sữa bò, có thể có lợi cho tim mạch hơn.
Tiêu thụ vừa phải đậu nành không những làm giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp ngăn ngừa ung thư vú tái phát. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để cơ thể hấp thu tốt và không gây hại hay giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Xem thêm >>> Phương pháp 4T giúp tôi chiến thắng ung thư
3. Có phải đậu nành liên quan đến loại ung thư vú nhạy cảm với estrogen?
Mặc dù đã trả lời được câu hỏi ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không nhưng có nhiều loại ung thư vú và isoflavone có trong đậu nành là tác nhân quan trọng gây ra loại ung thư vú nhạy cảm với estrogen. Một số nghiên cứu ban đầu cho thấy đậu nành làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư vú khác.
Vì còn nhiều tranh cãi xoay quanh đậu nành và nguy cơ ung thư vú, các chuyên gia cho rằng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn để đi đến kết luận và khẳng định. Thậm chí, nếu một người phụ nữ ăn, uống đậu nành nhiều nhưng có lối sống lành mạnh thì khả năng mắc bệnh không bị ảnh hưởng.
Cho đến khi có nhiều nghiên cứu hơn khẳng định đậu nành làm tăng nguy cơ ung thư vú, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ nên đưa đậu nành vào chế độ ăn uống lành mạnh của mình với một lượng vừa phải để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.
Khi đã hiểu rõ về vấn đề ăn, uống đậu nành và mối liên quan đến ung thư vú, bạn có thể tự cân nhắc và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp và đảm bảo tốt nhất sức khỏe.
Hiện nay, ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ mắc cao, do đó việc duy trì một chế độ ăn lành mạnh và thực hiện việc khám sức khỏe định kỳ là điều vô cùng cần thiết.
Để sớm phát hiện ra căn bệnh ung thư vú, bạn nên tầm soát ung thư vú thường xuyên, nhất là nhóm đối tượng trên 40 tuổi, có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Do đó, bạn cần tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thực hiện các thủ thuật nhằm sớm phát hiện ra căn bệnh ung thư nguy hiểm này ngay cả khi không có triệu chứng. Một số cách tầm soát ung thư vú bạn có thể tham khảo là:
- Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa ung bướu.
- Tầm soát ung thư vú bằng siêu âm tuyến vú 2 bên và chụp Xquang tuyến vú.
4. Các cách uống sữa đậu nành đúng cách
Khi đã trả lời được câu hỏi ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không thì bạn nên có cho mình một phương thức uống sao cho đúng cách. Bạn có thể tham khảo một vài cách dưới đây:
- Uống sữa sau buổi sáng thức dậy, bạn nên dùng cùng lúc với bữa sáng. Vì lúc này cơ thể còn người càng dễ dàng hấp thu các dưỡng chất trong sữa, còn giúp thuận lợi hơn cho việc tiểu tiện, đại tiện vào sáng sớm.
- Buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, vào thời điểm này cơ thể dễ hấp thu Isoflavones trong sữa đậu nành, ngoài ra nó còn kiểm soát tốt sự tái tạo mỡ vào ban đêm, hỗ trợ cho người muốn giảm cân.
5. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành
Bạn không nên uống sữa đậu nành khi đói. Vì khi đói, cơ thể bạn sẽ làm cho các protein và dinh dưỡng trong sữa không được hấp thu triệt để. Khi uống nên kết hợp với một chút điểm tâm như bánh ngọt, bánh mì, bánh bao… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột sẽ làm cho các dịch vị được tiết ra giúp các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được hấp thu và tiêu hóa tốt hơn.
- Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml/ngày, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết.
- Hạn chế sử dụng sữa đậu nành với người suy giảm chức năng thận, sỏi thận, những người bị viêm dạ dày, bệnh gout vì dễ gây ra những tác dụng ngược không mong muốn.
- Không dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú và những phụ nữ mang thai cũng không nên uống nhiều quá.
- Nếu bạn tự chế biến sữa đậu nành tại nhà bạn cần phải nhớ sữa bột đậu nành cần được đun sôi trước khi sử dụng vì các chất gây ức chế men trypsin, saponin có trong đậu nành nếu không đun có thể gây triệu chứng buồn nôn, đi ngoài… nặng hơn có thể bị ngộ độc. Hoặc bạn có thể tự chế biến từ hạt đậu nành.
Trên đây là các thông tin về ung thư vú có nên uống sữa đậu nành không. Bạn nên tìm hiểu thông tin ở những trang thông tin chính thống để không hoang mang khi sử dụng, đặc biệt là với những người đang mang bệnh hoặc đang chăm sóc người nhà bị bệnh. Đừng quên truy cập GHV KSol để tìm hiểu thêm nhiều thông tin sức khỏe bổ ích nhé!
Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường.
Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp:
- Bổ sung các chất chống oxy hóa.
- Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
- Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
Đối tượng sử dụng:
- Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
- Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
- Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
- Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.
Xem thêm video: CHIA SẺ KINH NGHIỆM ĐỂ CHIẾN THẮNG CĂN BỆNH UNG THƯ ĐÃ DI CĂN
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng