Thực hiện xạ trị ung thư vú có rụng tóc không?

Khi xạ trị ung thư vú có rụng tóc không là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh và gia đình bệnh nhân. Bởi vì vấn đề này có thể ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của bệnh nhân. Hãy cùng GHV KSol giải đáp câu hỏi xạ trị ung thư vú có rụng tóc hay không nhé!

XEM THÊM:

1. Một số thông tin chung về phương pháp xạ trị ung thư vú

Ung thư vú là một bệnh lý ác tính thường gặp, đặc biệt là ở nữ giới tại Việt Nam và các nước trên khắp thế giới. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở phái nữ hiện nay. Hiện nay, với trang thiết bị công nghệ hiện đại cùng với trình độ y học ngày càng tiến bộ đã giúp cho việc khám sàng lọc phát hiện ra nhiều bệnh nhân mắc ung thư vú ngay ở giai đoạn đầu. 

Và nếu bệnh nhân ung thư vú được điều trị can thiệp sớm bằng các phương pháp như là hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp nội tiết hay phương pháp điều trị nhắm trúng đích thì cơ hội chữa khỏi, kéo dài thời gian sống cho người bệnh đạt được sẽ tăng cao.

Trong đó, xạ trị ung thư vú là phương pháp sử dụng các nguồn hạt ion bức xạ năng lượng cao để chiếu vào các vùng có tế bào ung thư vú để giúp tiêu diệt những tế bào bất thường này.

Phương xạ trị ung thư vú có thể được chỉ định tiến hành độc lập hoặc được chỉ định phối hợp cùng với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa chất để làm gia tăng hiệu quả tiêu diệt khối u. Thời gian mỗi một đợt xạ trị của các bệnh nhân ung thư vú sẽ có sự khác nhau tùy vào tình trạng bệnh, trung bình thường kéo dài từ 5 đến 6 tuần.

Xạ trị ung thư vú bao gồm 2 loại chính bao gồm:

  • Xạ trị chiếu ngoài: Đây là phương pháp điều trị được chỉ định đối với đa số bệnh nhân ung thư vú. Nguồn phóng xạ sẽ tác động từ phía bên ngoài cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Xạ trị áp sát: Nguồn phóng xạ sẽ được đưa trực tiếp vào trong các mô vú nơi có các tế bào ung thư thông qua các ống dẫn xuyên qua mô vú. Nguồn phóng xạ sẽ phát ra năng lượng để tiêu diệt một cách trực tiếp các tế bào ung thư, hạn chế được sự ảnh hưởng các tế bào lành lân cận hơn so với các phương pháp xạ trị chiếu ngoài.
ung-thu-vu-co-rung-toc-khong-1
Xạ trị ung thư vú

2. Phương pháp xạ trị ung thư tuyến vú được chỉ định khi nào?

Tùy thuộc vào tình trạng của kích thước khối u và giai đoạn bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp với bệnh nhân. Các trường hợp có thể chỉ định phương pháp xạ trị bao gồm:

2.1. Xạ trị trước phẫu thuật

Nếu khối u vú ác tính được tiên lượng là có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ được nhưng chân khối u lại rộng thì người bệnh có thể sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xạ trị trước khi tiến hành phẫu thuật. Phương pháp xạ trị sẽ giúp thu gọn phần chân của khối u. Khi khối u được thu gọn lại sẽ hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật của bệnh nhân ung thư vú diễn ra hiệu quả hơn và an toàn hơn.

2.2. Xạ trị sau khi phẫu thuật

Xạ trị sau khi phẫu thuật là chỉ định thường gặp nhất ở các bệnh nhân ung thư vú. Tùy vào tình trạng, mức độ xâm lấn của khối u ác tính mà bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện phẫu thuật bảo tồn vú hay phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú. Kể cả trong trường hợp bệnh nhân đã thực hiện phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú thì nguy cơ các mô tế bào ung thư còn sót lại vẫn rất lớn.

Do đó, chỉ định xạ trị sau khi phẫu thuật sẽ giúp cho bệnh nhân hạn chế được nguy cơ tái phát, giảm thiểu các nguy cơ di căn về sau.

2.3. Xạ trị kết hợp với hóa trị

Ở những trường hợp các tế bào ung thư ác tính không chỉ tồn tại ở vú mà còn di căn đến những bộ phận lân cận khác, thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện hóa xạ trị kết hợp nếu sức khỏe của người bệnh cho phép. Vì phương pháp xạ trị thường chỉ chiếu được vào một vùng cơ thể. Do đó, những tế bào ung thư di căn tới các vùng khác cần sử dụng hóa trị để tiêu diệt và kìm hãm tốc độ phát triển.

2.4. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn muộn

Đối với những bệnh nhân ung thư vú đã phát hiện ra ở giai đoạn muộn, không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, chỉ định xạ trị sẽ được đưa ra nhằm mục đích làm chậm lại tốc độ phát triển của khối u, giảm sự chèn ép đồng thời hỗ trợ giảm đau và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định về thời gian tiến hành xạ trị. Thông thường đối với những bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn cuối sức khỏe yếu, thời gian điều trị xạ trị sẽ ngắn hơn so với những bệnh nhân khác.

3. Thực hiện phương pháp xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không?

Khi thực hiện xạ trị ung thư vú có bị rụng tóc không là câu hỏi nhận được rất nhiều quan tâm hiện nay. Bởi vì vấn đề rụng tóc không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều tới tâm lý của bệnh nhân.

Xạ trị ung thư vú sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ác tính nơi chiếu tia, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi làm tổn thương những tế bào lành lân cận, đặc biệt là với các tế bào có tốc độ phát triển nhanh như tế bào da và tế bào nang lông ở khu vực lân cận khối u.

Chính vì thế, nếu chỉ thực hiện chiếu tia xạ ở vùng ngực thì các tế bào nang tóc sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu người bệnh có kết hợp điều trị bằng cả phương pháp xạ trị và dùng hóa chất song song thì sẽ bị hiện tượng rụng tóc. Bên cạnh đó, tuy xạ trị vùng vú không tác động trực tiếp đến vùng nang tóc nhưng lại gây ra các vấn đề mệt mỏi, ăn uống kém cho bệnh nhân.

Vấn đề dinh dưỡng không đảm bảo chính là nguyên nhân làm cho phần dinh dưỡng nuôi tóc bị kém đi và tóc của bệnh nhân sẽ yếu và trở nên dễ gãy rụng hơn.

Do đó, trong quá trình xạ trị ung thư vú người bệnh có thể gặp phải tình trạng bị rụng tóc. Tóc rụng nhiều hay ít sẽ phụ thuộc nhiều vào phác đồ điều trị của bệnh nhân có kết hợp với hóa chất không, các vấn đề dinh dưỡng và thể trạng của bệnh nhân có được đảm bảo hay không.

ung-thu-vu-co-rung-toc-khong
Xạ trị ung thư vú có rụng tóc không?

4.Một số tác dụng không mong muốn khác của phương pháp xạ trị ung thư vú

Ngoài tác dụng phụ là có thể gây ra rụng tóc, người bệnh ung thư vú còn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khác trong quá trình điều trị ung thư vú bằng phương pháp xạ trị như sau:

4.1. Thay đổi màu sắc của da nơi chiếu xạ

Ban đầu người bệnh sẽ thường bị đỏ ửng ở vùng da ngực, sau đó vùng da chiếu xạ sẽ chuyển sang màu đen sạm giống như hiện tượng bị cháy nắng. Mức độ thay đổi màu da còn phụ thuộc vào số ngày cần điều trị và độ nhạy cảm của da ở từng người. Và sau khi kết thúc quá trình điều trị, da của người bệnh có thể tiếp tục xấu đi, sau đó lớp niêm mạc bị cháy sẽ dần bong ra và được thay bằng lớp da mới.

4.2. Đau rát hoặc ngứa ở vùng chiếu xạ

Các tế bào ở vùng da có khối u bị các bức xạ ion chiếu vào sẽ bị tiêu diệt sẽ gây ra cảm giác đau rát hoặc ngứa ở da như bị bỏng. Cảm giác khó chịu này có thể trở nên nặng hơn sau khi thực hiện xạ trị 10-14 mũi xạ. Ngoài vùng da ở vùng ngực bị đau rát, xạ trị ung thư vú còn có thể gây ra đau rát ở các vùng xương đòn, thực quản bị nóng bỏng rát, dễ bị ợ hơi, ợ chua.

4.3. Viêm sưng ở vùng vú

Mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị suy nhược do phải tiêu tốn nhiều năng lượng để chống lại tác dụng không mong muốn của các quá trình điều trị. Đồng thời, tâm lý căng thẳng trong quá trình điều trị cũng có thể làm cho người bệnh trở nên mệt mỏi hơn.

Ngoài ra, theo thời gian lâu dài thì xạ trị ung thư vú còn có thể gây ra các tác dụng phụ khác như là tổn thương phổi gây viêm phổi, làm ngực teo nhỏ lại. Bên cạnh đó, đối với người đang cho con bú thì sau khi xạ trị có thể sau này không thể cho con bú trực tiếp được nữa.

5. Các biện pháp khắc phục tác dụng phụ của phương pháp xạ trị ung thư vú

Trong quá trình xạ trị bệnh ung thư vú, bệnh nhân cần lưu ý một số phương pháp sau về chăm sóc cơ thể để giảm bớt tác dụng không mong muốn trong quá trình xạ trị. Cụ thể như sau:

  • Không bôi bất kỳ loại hóa chất, mỹ phẩm hay nước hoa nào lên vùng da bị chiếu xạ nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Nếu người bệnh đang bị bỏng rát vùng ngực thì có thể dùng thêm các loại kem, gel làm mềm ẩm da theo kê đơn, tư vấn của bác sĩ.
  • Hàng ngày, người bệnh cần vệ sinh nhẹ nhàng vùng da ngực được chiếu xạ bằng nước ấm. Không được dùng trực tiếp khăn chà sát mạnh vào vùng chiếu xạ. Nếu muốn sử dụng thêm sữa tắm làm sạch da thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Người bệnh ung thư vú trong quá trình xạ trị cần tránh sử dụng các liệu pháp nhiệt khác áp dụng trực tiếp vào vùng ngực như là miếng dán giữ nhiệt, chiếu đèn hồng ngoại, đến phòng tắm, xông hơi, hoặc dùng nước nóng hay nước lạnh để chườm.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh nên lựa chọn các loại áo ngực mềm mỏng tránh cọ sát hoặc ép ngực quá chặt gây đau đớn, khó chịu. Nếu đang bị đau rát nhiều thì người bệnh có thể lựa chọn không mặc áo ngực và mặc thêm áo khoác khi ra ngoài.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hàng ngày để giúp cân bằng đầy đủ dưỡng chất. Nên chế biến đồ ăn dưới dạng các món mềm lỏng để cơ thể có thể hấp thụ tốt và có đủ sức khỏe để chống lại các tác dụng phụ của điều trị.
  • Không nên đi bơi ở những hồ bơi có chứa clo trong suốt thời gian điều trị xạ trị ung thư vú và sau khi kết thúc xạ trị khoảng 4 tuần.
  • Không nên quá lo lắng về những phản ứng tại vùng da xạ trị. Điều đó sẽ tạo ra tâm lý lo lắng và làm cho người bệnh mệt mỏi hơn. Nếu gặp khó khăn trong việc chăm sóc vùng da sau khi chiếu xạ, người bệnh nên chia sẻ với các bác sĩ điều trị để được đưa ra lời khuyên phù hợp. Các tác dụng phụ ở da sẽ hết dần dần sau khoảng 4 tuần kết thúc điều trị.

Trên đây là bài viết về câu hỏi xạ trị ung thư vú có rụng tóc không? Hy vọng đã giải đáp được đáp án của bạn đọc và cung cấp thêm được nhiều thông tin sức khỏe hữu ích.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7