Giải mã từ chuyên gia: Uống nước dừa không nên ăn gì?
Nội dung bài viết
Nước dừa là một loại nước uống ngọt mát rất tốt cho cơ thể và là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, khi uống nước dừa bạn nên chú ý không nên kết hợp với một số loại đồ ăn để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra. Vậy khi uống nước dừa không nên ăn gì? Hãy lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia của GHV KSol nhé!
XEM THÊM:
- Nụ cười của người phụ nữ vượt qua ung thư buồng trứng
- 5 loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể và phòng chống ung thư cần biết
- [Giải đáp] Người mắc ung thư phổi ăn yến được không?
1. Một số tác dụng tuyệt vời của nước dừa
Vào những ngày thời tiết nắng nóng, nước dừa là một trong những thức uống cân bằng điện giải được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ đều yêu thích.
Trong Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình, không độc, giúp tăng cường khí lực, tươi nhuận nhan sắc, giải nhiệt và làm mát cơ thể nhanh, đồng thời cũng có tác dụng cầm máu nên rất tốt khi điều trị cảm nắng, thổ huyết, máu cam.
Còn theo y học hiện đại, nước dừa có nhiều tác dụng tuyệt vời như sau:
Nước dừa giúp ngăn ngừa sỏi thận
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, nên uống đủ nước mỗi ngày để ngăn ngừa sỏi thận. Mặc dù nước lọc là một lựa chọn tốt để ngăn ngừa sỏi thận, tuy nhiên theo một số nghiên cứu cho thấy rằng nước dừa có thể còn tốt hơn thế.
Sỏi thận được tạo ra khi canxi oxalat và các hợp chất khác kết hợp với nhau để tạo thành các tinh thể kết tủa trong nước tiểu. Những tinh thể này sau đó có thể tạo thành những viên đá nhỏ gọi là sỏi thận.
Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học vào năm 2013 trên chuột bị sỏi thận, nước dừa đã ngăn chặn các tinh thể dính vào thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu. Đồng thời, nó cũng làm giảm số lượng tinh thể hình thành trong nước tiểu.
Ở một nghiên cứu khác từ năm 2018 với sự tham gia của 8 người, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nước dừa làm tăng lượng kali, clorua và citrat trong việc tiểu tiện đối với những người không bị sỏi thận, có nghĩa là nước dừa có thể giúp đào thải và giữ cho khả năng hình thành sỏi thận của bạn ở mức thấp.
Tác dụng với hệ tim mạch
Uống nước dừa có thể giúp giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch
Theo một nghiên cứu từ năm 2008, các nhà nghiên cứu đã cho chuột ăn một chế độ ăn giàu chất béo và cholesterol. Song song với đó là cho một nhóm ăn nước dừa với liều lượng cao.
Sau 45 ngày, kết quả cho thấy nhóm uống nước dừa đã giảm mức cholesterol và chất béo trung tính tương tự như tác dụng của một loại thuốc nhóm Statin được sử dụng để giảm cholesterol ở người.
Giải thích cho điều này, lý do khiến nước dừa có thể liên quan đến việc giảm huyết áp chính là hàm lượng kali cao trong nước dừa. Trong 240ml nước dừa chứa trung bình 500mg kali. Kali có tác dụng là làm giảm huyết áp ở những người có huyết áp cao.
Bổ sung điện giải sau khi tập thể dục kéo dài
Nước dừa là một thức uống hoàn hảo để giúp bạn phục hồi quá trình hydrat hóa và bổ sung các chất điện giải bị mất trong quá trình tập luyện thể dục.
Trong nước dừa chứa hàm lượng cao các chất điện giải như kali và magie. Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nước dừa cũng có thể có lợi hơn nước để bù nước sau khi bạn tập thể dục. Vì vậy, sau khi tập thể dục với cường độ cao bạn nên uống nước dừa sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo.
Giúp làn da khỏe mạnh
Việc thiếu hydrat hóa có thể dẫn đến tình trạng da khô và thậm chí bong tróc. Vì vậy, để cải thiện làn da của mình, chị em có thể uống nước dừa để thu nạp thêm nguồn protein, hormone tăng trưởng, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi lượng thiết yếu khác. Ngoài ra, trong nước dừa còn có nhiều vitamin C, có thể kích thích tổng hợp collagen hiệu quả, giúp làn da của bạn luôn tươi trẻ.
Giảm cân, đẹp dáng
Trung bình trong mỗi quả dừa chỉ chứa khoảng 45 calo, lại chứa rất ít chất béo, giúp làm đầy dạ dày của bạn và kiềm chế cảm giác thèm ăn. Từ đó, giúp chị em phụ nữ giảm cân hiệu quả và có một vóc dáng đẹp hơn.
2. Uống nước dừa không nên ăn gì?
Mặc dù nước dừa là một loại nước rất dễ uống và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm khi kết hợp cùng với nước dừa sẽ làm giảm đi chất dinh dưỡng của nó hoặc có thể gây ra một số tác dụng phụ. Chúng ta hãy cùng chú ý và hạn chế kết hợp chung chúng với nước dừa nhé.
Sô-cô-la
Sô-cô-la là một trong những thực phẩm bạn không nên kết hợp với nước dừa. Vì trong chocolate có chứa hàm lượng axit oxalic khá cao mà trong nước dừa lại rất giàu canxi và protein. Do đó, khi kết hợp chúng với nhau nó sẽ làm giảm sự hình thành canxi oxalat không hòa tan và gây ra những cản trở hấp thụ canxi.
Không những vậy, nếu như chúng ta sử dụng thường xuyên hai loại này cơ thể rất dễ bị rơi vào tình trạng tóc khô xơ, đau bụng, tiêu chảy và đặc biệt là có thể làm chậm đi quá trình phát triển ở trẻ em.
Thuốc
Có rất nhiều người có thói quen uống thuốc cùng với nước dừa, vì vị ngọt của nước dừa sẽ giúp làm giảm đi vị đắng và khó uống của thuốc. Và đặc biệt, nhiều người nghĩ rằng nước dừa sẽ không gây ra những ảnh hưởng gì cho sức khỏe nếu như uống thuốc với nước dừa.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi uống thuốc với nước dừa thì có thể tạo ra một lớp màng bám quanh thuốc. Đồng thời canxi, magie cũng như các loại khoáng chất khác có trong thuốc sẽ làm giảm đi tác dụng của thuốc.
Tương tự, khi bạn uống sắt với nước dừa cũng là điều không nên.
Đá lạnh
Khi uống nước dừa nhiều người sẽ có thói quen cho thêm đá vào cho dễ uống và mát hơn. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen sai lầm và cần được hạn chế.
Vì đá lạnh có tính hàn và nước dừa cũng có tính hàn. Khi dùng chung với nhau sẽ khiến cho cơ thể bạn dễ gặp lạnh, có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, cơ thể ớn lạnh, sốt nhẹ và thậm chí có thể sốt cao gây ra một số ảnh hưởng tới sức khỏe của chính người dùng nó.
Hải sản
Hải sản là một trong những loại thực phẩm đại kỵ, tuyệt đối không nên kết hợp đối với nước dừa. Theo một số chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, trong hải sản và nước dừa đều chứa tính hàn. Vì vậy, khi kết hợp hai loại thực phẩm này lại với nhau nó sẽ khiến cho người dùng có cảm giác bị đầy bụng khó tiêu.
Đặc biệt đối với những trường hợp người bị bụng dạ yếu, huyết áp thấp, suy nhược cơ thể, những người mới ốm dậy hoặc những trường hợp bị cảm lạnh và thấp khớp thì tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau.
3. Một số đối tượng tuyệt đối không nên uống nước dừa
Người mắc các bệnh tiểu đường và béo phì
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đối tượng bị tiểu đường tốt nhất nên hạn chế uống nước dừa, đặc biệt không nên uống nước dừa sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết. Ngoài ra, những người có nguy cơ béo phì cũng nên hạn chế tối đa loại nước này vì nó có thể gây tình trạng thừa đường, thừa calo, dễ tăng cân…
Những người thận yếu
Nếu bạn là một người hay tiểu đêm, thận yếu thì tốt nhất bạn không nên uống món nước dừa vì đồ uống này rất lợi tiểu. Tiêu thụ nước dừa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là giảm chất lượng giấc ngủ vì phải dậy đi tiểu đêm nhiều lần.
Người có tạng thuộc âm
Những người có thể tạng thuộc âm sẽ có dấu hiệu như: Tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, bắp thịt mềm nhão và chậm chạp… thì tuyệt đối không nên uống nước dừa bởi vì nước dừa cũng thuộc âm, tính lạnh, sẽ khiến dấu hiệu tiêu chảy, tay chân lạnh càng trở nên trầm trọng.
Người bị đau bụng kinh
Chị em phụ nữ đang đau bụng kinh thì không nên uống nước dừa. Vì trong kỳ kinh nguyệt, tử cung phụ nữ cần cảm giác ấm áp để giảm bớt sự đi khó chịu, trong khi đó nước dừa lại đem lại đến cảm giác mát lạnh.
Vì vậy, việc uống nước dừa trong chu kỳ kinh sẽ khiến bụng dạ chị em trở nên khó chịu.
Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu
Tử cung của người mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ cần phải duy trì sự ấm áp để duy trì sự phát triển phôi thai. Do đó, bạn cần tránh dùng nước dừa kẻo ảnh hưởng đến thai nhi. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra việc uống nước dừa cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.
Mẹ bầu vẫn có thể uống nước dừa sau khi thai nhi đã ổn định sau 3 tháng đầu nhưng cần tuân theo lời chỉ định của bác sĩ.
Người bệnh trĩ, huyết áp thấp và cảm lạnh
Dừa xiêm có tính lạnh, có tác dụng làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Vì vậy, nếu người bị bệnh trĩ và huyết áp thấp hay nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì sẽ khiến tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm hơn.
4. Uống nước dừa sao cho hợp lý?
Sau đây là một số lưu ý khi uống nước dừa để thức uống này mang lại hiệu quả tốt nhất cho bạn.
- Uống nước dừa vào sáng sớm khi bụng đang đói
Việc uống nước dừa vào buổi sáng khi bụng đói sẽ giúp cơ thể nhận được trọn vẹn dinh dưỡng của loại nước tuyệt vời này. Trong nước dừa chứa axit lauric, giúp tăng cường hệ miễn dịch vfa khởi động quá trình trao đổi chất và giúp giảm cân. Nước dừa cũng là thức uống cung cấp năng lượng rất tốt mỗi ngày để bạn có thoải mái làm việc, vận động.
- Uống nước dừa trước hoặc sau khi tập luyện thể dục
Nước dừa là một thức uống thể thao tự nhiên tuyệt vời giúp cung cấp nước cho cơ thể và cung cấp cho bạn năng lượng trước khi tập luyện. Ngoài ra, sau khi tập luyện, nước dừa sẽ giúp bạn bổ sung các chất điện giải bị mất đi sau những buổi tập căng thẳng.
- Uống trước và sau bữa ăn
Uống một cốc nước dừa tươi trước bữa ăn sẽ giúp bạn no lâu và từ đó có thể tránh việc ăn quá nhiều. Hơn nữa, nước dừa còn có tác dụng hỗ trợ việc tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi sau bữa ăn.
- Uống khi đang cảm thấy nôn nao
Bạn có biết rằng uống một cốc nước dừa là biện pháp rất tốt để bạn khắc phục chứng nôn nao tại nhà rất tốt? Nước dừa giúp bạn phục hồi các chất điện giải bị mất, làm cho cơ thể bạn cảm thấy tốt hơn. Trong nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như kali, mangan, vitamin C, canxi và các chất xơ làm cho nó trở thành một thức uống giúp bạn bớt đi cảm giác nôn nao khó chịu trong người.
- Không nên pha thêm đường khi uống nước dừa vì trong nước dừa đã có 1 hàm lượng đường nhất định. Việc uống quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch của bạn.
- Bạn chỉ nên uống nước của từ 1 đến 2 trái dừa tươi trong 1 ngày và không nên uống quá nhiều.
- Khi đói, nếu bạn muốn uống nước dừa thì bạn nên uống từng ngụm nhỏ.
- Khi vừa đi nắng về không nên uống nước dừa
Khi bạn vừa hoạt động mạnh, ra mồ hôi nhiều hoặc đang khát, nóng do nhiệt độ ngoài trời quá cao, bạn không nên uống nước dừa vì có thể gây ra một số tình trạng như trúng gió: mệt mỏi, tay chân bủn rủn, đau bụng tiêu chảy hoặc phản xạ kém.
Lúc này, bạn hãy nghỉ ngơi một lát cho cơ thể lấy lại cân bằng rồi mới uống nước dừa nhé.
- Không nên uống nước dừa vào buổi tối quá muộn
Buổi tối là thời điểm các cơ quan nội tạng của bạn thải độc. Nước dừa lại khá lợi tiểu nên nếu uống vào thời gian này, nó sẽ tạo áp lực lên gan, thận và mật của bạn, khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn. Đồng thời, bạn cũng sẽ không được ngủ ngon vì phải thức dậy đi tiểu nhiều. Ngoài ra, uống nước dừa vào buổi tối cũng dễ khiến bạn bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh về cảm cúm và xương khớp.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã hiểu được vấn đề uống nước dừa không nên ăn gì? Nói chung, hầu hết đa số các trường hợp, nước dừa rất có lợi cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên chú ý không nên sử dụng chung với những loại thực phẩm trên để mang đến tác dụng ngược lại cho cơ thể của bạn.
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL