Giải mã bí ẩn: Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào?
Nội dung bài viết
Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào là thắc mắc của không ít người nhiễm phải loại vi khuẩn này. Đây là điều rất quan trọng khi có thể giúp ích được trong việc phòng ngừa vi khuẩn HP bằng cách tiêu diệt bằng nhiệt độ, tránh chúng lây lan gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Để giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc trên, dưới đây GHV KSol sẽ giải đáp thắc mắc vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào.
XEM THÊM:
- Chuyện người vợ tìm ra giải pháp giúp chồng thoát khỏi ung thư thực quản
- Mách bạn cách chữa vi khuẩn HP bằng nghệ vô cùng hiệu quả
- Đi tìm sự thật: Vi khuẩn HP có lây không? Lây qua đường nào?
1. Vi khuẩn HP sống được bao lâu?
Môi trường sống có tác động tới tuổi thọ của vi khuẩn HP. Thực tế, con người sẽ quyết định tuổi thọ của vi khuẩn HP. Nói một cách khác nếu chúng ta không có tác động gì đến nó thì nó vẫn sống và tăng lên, còn ngược lại khi chúng ta tiêu diệt nó, nó sẽ chết.
- Trong môi trường dạ dày: Do có khả năng miễn dịch cơ thể rất cao, do đó vi khuẩn HP sẽ không bao giờ tự chết đi. Trong môi trường niêm mạc dạ dày, loại vi khuẩn này càng sinh sôi và phát triển bởi đây là môi trường sống thuận lợi nhất đối với chúng. Chính vì vậy, để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP dạ dày, cần tới bệnh viện để có hướng điều trị phù hợp và đúng cách nhất.
- Trong môi trường đất: Tuổi thọ của vi khuẩn HP trong môi trường đất là vài giờ sau khi ra ngoài cơ thể. Vì khuẩn này có thể biến đổi cấu trúc để tồn tại được lâu hơn. Do đó, chúng vẫn có khả năng lây nhiễm cao cho người khác nếu tiếp xúc với môi trường có nguồn bệnh.
- Trong môi trường không khí: Tuy môi trường không khí không cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn HP để tồn tại, nhưng chúng vẫn có nguồn chất dinh dưỡng dự trữ tồn tại cho tới khi tìm được vật chủ khác để sinh tồn. Độ ẩm và nhiệt độ ở ngoài môi trường không khí sẽ quyết định thời gian sống của vi khuẩn HP ở ngoài môi trường. Trong không khí, thời gian sống của vi khuẩn HP sau khi đi ra khỏi cơ thể được xác định là 60 phút tới 4 giờ đồng hồ.
- Trong môi trường nước: Thời gian loại vi khuẩn này tồn tại trong nước sẽ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường nước. Khi vi khuẩn HP ở dạng cầu, chúng có thể tồn tại được khá lâu, còn trong môi trường nước như: ao hồ, kênh rạch thì vi khuẩn HP sống được lên tới hơn 1 năm.
Như vậy, dù đã ra khỏi ngoài cơ thể nhưng vi khuẩn HP vẫn có một khoảng thời gian tồn tại nhất định, do đó khả năng lây nhiễm của chúng còn rất cao khi người khác tiếp xúc. Do vậy, mọi người cần chú ý nguồn nước, thực phẩm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP.
2. Vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào?
Theo các chuyên gia, đa số các loại vi khuẩn đều không chịu được ở nhiệt độ cao và chúng thường chết với mức nhiệt trên 100 độ. Vi khuẩn HP dù được xem là loại vi khuẩn khó điều trị nhưng chúng sẽ bị tiêu diệt nếu tiếp xúc với nhiệt độ 100 độ C tương tự như những loại vi khuẩn đường ruột khác.
100 độ C được xem là nhiệt độ thích hợp nhất để tiêu diệt vi khuẩn HP. Cơ thể người thông thường có nhiệt độ khoảng 37 độ C và vi khuẩn HP tồn tại tốt nhất trong dạ dày của người. Do vậy, có thể kết luận rằng nhiệt độ tối ưu để vi khuẩn HP phát triển cũng sẽ nằm ở khoảng nhiệt độ này. Khi môi trường xung quanh tăng lên đến 100 độ C, vượt quá ngưỡng sinh trưởng tự nhiên, vi khuẩn HP sẽ bị tiêu diệt.
Xem thêm >>> Cảnh báo 5 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
3. Nguyên tắc tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc
Như đã nói ở trên, 100 độ C là nhiệt độ thuận lợi để tiêu diệt vi khuẩn HP. Tuy nhiên, không phải cứ 100 độ C thì vi khuẩn HP sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn bởi để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP, cũng cần phải phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc là bao lâu. Cụ thể như sau:
- Ở 100 độ C, bạn cần giữ thức ăn, đồ dùng ở nhiệt độ này trong vòng 5 phút để tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP.
- Nếu sử dụng nhiệt độ thấp hơn, khoảng 60 độ C thì thời gian tiếp xúc với nhiệt sẽ dao động từ 30 – 40 phút mới có thể diệt được hoàn toàn loại vi khuẩn này.
Bên cạnh yếu tố là thời gian tiếp xúc, bạn cũng cần quan tâm đến những nguyên tắc không kém phần quan trọng khác để diệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP như: không để nước tráng thức ăn, bát đũa bị nhiễm khuẩn, kiểm tra chất lượng nước…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý rằng thức ăn, đồ vật có thể tái nhiễm vi khuẩn HP trở lại sau khi đã diệt khuẩn nếu chúng được để ở môi trường ngoài quá lâu. Sau khi tráng nước sôi khoảng 2 giờ đồng hồ, thức ăn và đồ vật đã diệt khuẩn có thể sẽ bị nhiễm khuẩn HP trở lại. Chính vì vậy, bạn rất nên chú ý đến mốc thời gian, để cân nhắc thời điểm tráng nước sôi, sử dụng sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.
4. Cách phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP có khả năng xâm nhập vào mọi ngóc ngách trong dạ dày và làm rối loạn các chức năng ở dạ dày. Trong thời gian dài, vi khuẩn HP sẽ có khả năng gây ra những căn bệnh nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, viêm hang vị… Bởi vậy, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa loại vi khuẩn này như sau:
- Ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm tái sống không đảm bảo nguồn gốc.
- Cần tránh sử dụng chung: Những vật dụng cá nhân như chén, bát, đũa, bàn chải… và tránh chấm chung bát nước chấm, gắp thức ăn cho nhau để hạn chế lây lan vi khuẩn HP.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm qua nhiều con đường khác nhau. Bởi vậy, nên chủ động giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cũng như rửa tay bằng xà phòng thường xuyên nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, đồng thời chủ động vệ sinh các dụng cụ sinh hoạt hàng ngày thường xuyên.
- Sử dụng nguồn nước sạch
- Trường hợp nếu người nhiễm vi khuẩn HP có các dấu hiệu như đau rát vùng thượng vị, chán ăn, buồn nôn, nôn, người suy nhược, sụt cân không rõ nguyên do… hãy đến bệnh viện thăm khám và thực hiện các biện pháp xét nghiệm ngay để xem mình có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.
- Nếu có kết luận nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần phải tuân thủ theo các chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ, để tiêu diệt nhanh chóng loại vi khuẩn này, hạn chế tối đa những nguy cơ gây thêm các căn bệnh nguy hiểm khác.
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết được vi khuẩn HP chết ở nhiệt độ nào để có những biện pháp phòng ngừa loại vi khuẩn này một cách hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó, cần chú ý đến những dấu hiệu bất thường của mình và người thân để phát hiện sớm nếu nghi ngờ sức khoẻ đang bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn HP nhé!
Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp tăng sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa xạ trị hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị.
XEM VIDEO: Bản tin HTV9 16/05/2017: Công bố Phức hệ Nano Extra XFGC trong phòng và hỗ trợ điều trị ung bướu
Thông tin liên hệ
*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:
Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà
- Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
- Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
- Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng