[Hỏi đáp] Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không?

Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Không phải trường hợp này bị nhiễm vi khuẩn HP cũng mắc bệnh ung thư dạ dày. Do đó, bài viết này được các chuyên gia của GHV KSol thực hiện nhằm giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi liệu vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không?

XEM THÊM:

1. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn gì?

Vi khuẩn HP (tên gọi đầy đủ là Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn sống ở trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Để làm suy yếu chức năng của lớp nhầy bảo vệ dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tiết ra chất kích thích dạ dày, khiến cho dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn, đồng thời tạo ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm ở bên dưới lớp nhầy. Sự tác động này khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch vị tiêu hóa của dạ dày. Từ đó có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng và một số bệnh lý khác.

2. Các con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP là gì?

Một số con đường sau có thể là đường lây nhiễm của vi khuẩn HP đó là:

  • Lây qua đường Miệng – Miệng: Vi khuẩn HP có thể được tìm thấy trong nước bọt, cao răng, khoang miệng của bệnh nhân. Do đó, loại vi khuẩn này có thể lây từ người này qua người khác khi sử dụng chung các đồ vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, dùng chung đồ ăn uống như bát đũa, muỗng hoặc qua các hành động như hôn trực tiếp, mẹ nhai mớm cơm cho con. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm cho nhau.
  • Lây qua đường Phân – Miệng: Vi khuẩn HP có thể xuất hiện trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh tay không sạch sẽ khi đi tiêu và trước khi ăn, hoặc có thể nhiễm qua các vật thể trung gian, côn trùng như ruồi, gián, chuột.. nếu thức ăn không được đậy kín, bảo quản tốt.
  • Một số con đường khác: Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người này sang người khác do sử dụng chung các thiết bị kiểm tra y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, các dụng cụ nha khoa,… Nên việc làm vệ sinh, tiệt trùng các thiết bị y tế trước và sau mỗi lần sử dụng cho những đối tượng khác nhau là việc làm cần thiết để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP.
vi-khuan-hp-gay-ung-thu-da-day-1
Vi khuẩn HP có thể lây qua đường ăn uống

3. Một số triệu chứng khi bị nhiễm vi khuẩn HP

Phần lớn những người bị nhiễm vi khuẩn HP không có các triệu chứng rõ ràng. Ở một số ít trường hợp, vi khuẩn HP gây ra các tổn thương ở dạ dày như là viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Cùng lúc đó, người bệnh sẽ có một số triệu chứng với những mức độ khác nhau như là: 

  • Đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị. 
  • Đầy chướng ở bụng.
  • Ăn nhanh có cảm giác no.
  • Chán ăn, không muốn ăn.
  • Nôn hoặc buồn nôn.
  • Đại tiện ra phân đen do bị xuất hiện ở ổ loét dạ dày hoặc hành tá tràng hoặc từ khối u dạ dày.

4. Các phương pháp phát hiện ra nhiễm vi khuẩn HP

Một số phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện ra bị nhiễm vi khuẩn HP có thể được sử dụng đó là:

  • Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân sẽ được tiến hành nội soi dạ dày – tá tràng, để đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Đồng thời trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một mẫu mô sinh thiết để tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hoặc nuôi cấy vi khuẩn.
  • Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này sẽ giúp cho bác sĩ biết được người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải thực hiện nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách đó là: Test hơi thở, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân, xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP ở trong máu ( cách này thường ít được áp dụng).

5. Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không?

5.1. Khi nào thì vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày?

Đối với các trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính thì vi khuẩn HP được xem là một trong những yếu tố chủ yếu gây ra bệnh. Đối với căn bệnh ung thư dạ dày, loại vi khuẩn này cũng được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào nhóm các tác nhân đầu tiên gây ra bệnh. Vậy vi khuẩn HP khi nào thì gây ra bệnh ung thư dạ dày?

Không thể phủ nhận rằng vi khuẩn HP có mối liên hệ mật thiết với căn bệnh ung thư dạ dày. Vào năm 2014, tại Đức, một nhóm các nhà khoa học đã tìm thấy mối quan hệ giữa bệnh ung thư dạ dày và vi khuẩn HP. Đó là khi loại vi khuẩn này sinh sống ở lớp niêm mạc dạ dày sẽ tiết ra nhiều độc tố khiến cho ADN của tế bào niêm mạc dạ dày bị thay đổi, gây viêm teo dạ dày, loạn sản và ung thư. 

Mặt khác, từ ân tích tổng hợp gồm 12 nghiên cứu khác nhau của các nhà khoa học về mối tương quan giữa vi khuẩn HP với căn bệnh ung thư dạ dày thì kết quả cho thấy, so với người bình thường thì người bị nhiễm vi khuẩn HP sẽ có khả năng ung thư dạ dày cao gấp khoảng 6 – 10 lần. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu dịch tễ trên thế giới ở những người bị nhiễm vi khuẩn HP cũng cho thấy rằng loại vi khuẩn này có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. 

Một bằng chứng khoa học khác nữa là một nghiên cứu tại Trung Quốc trong hơn 10 năm ở nhóm người bệnh đã được điều trị và tiêu diệt vi khuẩn HP cho thấy, người bệnh có thể giảm được tới 40% nguy cơ bị ung thư dạ dày trong những năm tiếp theo của cuộc đời.

Như vậy, có thể đưa ra khẳng định vi khuẩn HP có thể là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải cứ bị nhiễm vi khuẩn HP là chắc chắn sẽ bị bệnh ung thư dạ dày.

Khi nào vi khuẩn HP gây ra bệnh ung thư dạ dày sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như là độc tính của vi khuẩn, cơ địa của mỗi người, chế độ ăn uống hàng ngày… Nghiên cứu của Bệnh viện K cho thấy có tới 200 loại vi khuẩn HP khác nhau nhưng chỉ một số loại mang gen CagA mới là loại có độc lực cao và làm tăng nguy cơ bị ung thư mà thôi. 

Không chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng nhiều loại ung thư đường ruột khác như là ung thư thực quản, ung thư ruột, ung thư hạch. Để biết loại vi khuẩn HP mắc có thuộc nhóm có độc lực mang gen CagA không thì người bệnh cần làm các xét nghiệm cần thiết. Thực tế đã cho thấy có tới 80% người trên 50 tuổi nhiễm vi khuẩn HP nhưng trong số đó không phải ai cũng bị bệnh ung thư dạ dày.

vi-khuan-hp-gay-ung-thu-da-day
Vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không?

5.2. Quá trình gây ung thư dạ dày của vi khuẩn HP

Cơ chế tác động vào dạ dày gây ra bệnh ung thư của vi khuẩn HP tương đối đa dạng. Các chủng HP có khả năng gây ung thư sẽ gây ra đột biến và những tác động trực tiếp đến việc hình thành các khối u ở trong niêm mạc dạ dày. Trường hợp các tế bào của khối u này là các tế bào đột biến ác tính thì chúng sẽ phát triển thành bệnh ung thư dạ dày. Ngoài ra, loại vi khuẩn HP mang tên EPIYA D có mang gen biến đổi thể gen A liên quan tới cytokine cũng có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày nhưng theo một cơ chế khác.

5.3. Những đối tượng nào nên làm xét nghiệm tìm vi khuẩn HP

Khi đã biết được vi khuẩn HP gây ra bệnh ung thư dạ dày hay không thì người bệnh cũng cần biết về những đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tìm loại vi khuẩn này. Các đối tượng ấy gồm:

  • Người có triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP như đã kể trên.
  • Người trong gia đình có tiền sử với bệnh ung thư dạ dày.
  • Những người có bệnh lý dạ dày HP mãn tính.
  • Người phải dùng một số loại thuốc như aspirin hoặc các thuốc chống viêm trong thời gian dài.

6. Khi nào cần thực hiện điều trị vi khuẩn HP?

Không phải tất cả các trường hợp nhiễm vi khuẩn HP là phải dùng thuốc điều trị tiêu diệt. Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP thường được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Khi vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm, loét dạ dày tá tràng, thiếu máu do bị thiếu sắt, xuất huyết gây giảm tiểu cầu hoặc ung thư dạ dày đã được điều trị. Từ đó ngăn chặn nguy cơ bị loét dạ dày dẫn đến thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá và tiến triển thành biến chứng ung thư dạ dày.
  • Ngoài ra việc điều trị vi khuẩn HP còn được chỉ định cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày như là: Người có tiền sử gia đình mắc ung thư, polyp dạ dày hoặc viêm teo niêm mạc dạ dày và người thường xuyên phải sử dụng các thuốc chống viêm giảm đau.

7. Một số phương pháp phòng ngừa vi khuẩn HP

Một số phương pháp này có thể giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP:

  • Nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP, nên tiến hành cách ly, không sử dụng chung đồ ăn, thức uống và các dụng cụ cá nhân.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày bằng cách rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đối với những người bị bệnh viêm loét dạ dày nên: Có chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn quá no, cũng không nên để cơ thể quá đói. Tập thể dục thể thao thường xuyên. Tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài. Ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya. Tránh ăn các loại thức ăn quá nóng, quá lạnh, tránh sử dụng các loại đồ ăn khó tiêu hoặc quá cứng cũng như những loại thực phẩm có độ acid quá cao, tránh uống rượu bia, không hút thuốc lá…

Hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được câu hỏi vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày hay không cho các bạn đọc. Điều cần đặc biệt lưu ý đó là vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày, nhưng không phải tất cả các trường hợp nhiễm loại vi khuẩn này đều sẽ bị ung thư dạ dày.

Phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư các chuyên gia GOLDHEALTH VIỆT NAM khuyên bệnh nhân nên dùng Fucoidan sulfate hóa cao phân tử lượng thấp được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên từ rong nâu, hiệu quả vượt trội so với Fucoidan thông thường thường. 

Fucoidan sulfate hóa cao kết hợp với xáo tam phân, tam thất, curcumin nghệ vàng giúp: 

  • Bổ sung các chất chống oxy hóa.
  • Giúp đào thải các gốc tự do, nâng cao sức đề kháng hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe.
  • Giúp giảm tác dụng phụ của hóa chất, thuốc trong quá trình điều trị.
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng.
GHV KSOL – Fucoidan Sulfate Hoa Cao

Đối tượng sử dụng:

  • Người đang và sau quá trình hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, sử dụng nhiều kháng sinh, hóa chất.
  • Người muốn giảm nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
  • Người thể trạng sức khỏe yếu, thường xuyên mệt mỏi, hay ốm vặt khi thay đổi thời tiết, cần tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Người mắc các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng…
  • Người có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị hỗ trợ điều trị ung thư.

XEM VIDEO: PGS. TSKH Ngô Quốc Bưu đánh giá về hiệu quả của GHV KSOL

Thông tin liên hệ

Phức hệ Nano Extra XFGC - Dàn hòa tấu đẩy lùi ung bướu

*Điền thông tin để đặt hàng trực tuyến:

Giao hàng miễn phí, thanh toán tại nhà

Hộp Ksol 30 viên (680.000đ/hộp)
Hộp Ksol 30 viên
  • Hỗ trợ bổ sung các chất chống oxy hóa, hạn chế gốc tự do
  • Nâng cao sức đề kháng, tăng cường sức khỏe
  • Hỗ trợ giảm tác dụng phụ của thuốc, hóa chất trong quá trình điều trị
  • Hỗ trợ giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng
Lý do khách hàng tin tưởng sản phẩm GHV Ksol
Được chuyển giao từ đề tài khoa học thuộc viện Hàn Lâm KH & CN Việt Nam. Mã số đề tài: NITRA.09.2016
Được hàng chục ngàn khách hàng tin dùng và đánh giá cao về tính an toàn và hiệu quả khi sử dụng
Được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành. GPXNCB: 31498/2016/ATTP-XNCB
Chuyên gia tư vấn 24/7